Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định xếp hạng 3 di tích quốc gia đặc biệt
Cụ thể, 3 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt này gồm:
1- Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành (huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình).
2- Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng (huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).
3- Di tích lịch sử Các địa điểm khởi nghĩa Trương Định (thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông và huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang).
Khu vực bảo vệ di tích được xác định theo Biên bản và Bản đồ các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ.
Phó Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có di tích được xếp hạng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
* Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành của huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình là những đại diện tiêu biểu về di sản Văn hoá Hoà Bình trên đất Hoà Bình nói riêng và Việt Nam nói chung. Đây còn là các di tích khảo cổ có giá trị lịch sử văn hoá hấp dẫn, độc đáo, là nguồn tài nguyên du lịch quý giá của tỉnh trong giai đoạn mở cửa, hội nhập và liên kết vùng.
Di tích hang Xóm Trại là di tích Văn hoá Hoà Bình tiêu biểu ở Việt Nam và Đông Nam Á, được phát hiện năm 1975. Hang có niên đại 21.000 năm cách ngày nay và đã được xếp hạng di tích khảo cổ học cấp Quốc gia năm 2001. Qua nhiều lần điều tra, thám sát và khai quật đã phát hiện khối tư liệu khổng lồ bao gồm vỏ nhuyễn thể, xương răng thú, di cốt người, gốm và đặt biệt là di vật đá lên đến hàng nghìn hiện vật. Cho đến nay, đây là di tích Văn hóa Hòa Bình có bộ di vật phong phú nhất về công cụ đá. Tại 4 lần khai quật (1980, 1981, 1982, 1986) số lượng công cụ được tìm thấy tại địa điểm này là không lớn lắm…
Di tích mái đá Làng Vành là di tích khảo cổ học thời đại đá tiêu biểu thuộc nền Văn hoá Hoà Bình được nhà nữ khảo cổ học người Pháp M.Colani phát hiện và khai quật từ năm 1929. Di tích mái đá làng Vành được xếp hạng di tích khảo cổ cấp quốc gia năm 2004. Hiện nay di tích còn giữ được nguyên trạng một phần tầng văn hoá gốc, trên vách mái đá còn lại khá nhiều lớp trầm tích của kỷ đệ tứ. Di tích có địa tầng rất dày, chứa tổ hợp công cụ đá, gốm, mộ táng của cư dân Văn hoá Hoà Bình niên đại từ 17.000 - 8.000 năm cách ngày nay. Thông qua cuộc khai quật phát hiện được dấu vết của một số di tích bếp lửa, các cụm xương động vật, các cụm đá tảng cuội có thể liên quan đến chỗ ngồi chế tác công cụ hay chế biến thức ăn của người tiền sử; các hố bên ngoài hang không phát hiện được các dấu vết di tích. Trong các hố khai quật và thám sát thu được một khối lượng khá lớn về di vật, chủ yếu là đồ đá, đồ xương, đồ gốm và nhuyễn thể; có thêm 7 niên đại tuyệt đối cho di tích mái đá làng Vành, sau khi có kết quả hiệu chỉnh vòng cây sẽ có niên đại tuyệt đối sớm nhất ở di tích này lên tới 25 triệu năm cách ngày nay.
Việc phát hiện những giá trị mới trong hang Xóm Trại và mái đá Làng Vành trong thời gian qua đã chứng tỏ các di chỉ văn hóa Hòa Bình tại tỉnh Hòa Bình còn rất nhiều bí ẩn để thu hút các nhà khoa học tìm đến nghiên cứu tiếp về Văn hóa Hòa Bình.
* Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng (huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, Di tích đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1992.
Tháp cổ Vĩnh Hưng được xây dựng trên một doi đất có diện tích khoảng 100m, cửa Tháp quay về hướng Tây, bình diện chân Tháp hình chữ nhật với hai cạnh là 5,6m và 6,9m. Chiều cao của Tháp là 8,2m (tính từ nền Tháp). Toàn bộ 03 mặt Đông – Nam – Bắc được xây bằng gạch. Tường của chân Tháp dày 1,8m, càng lên cao độ dày của tường càng mỏng, vách tường được dựng nghiêng dần lên phía đỉnh tạo thành vòm cuốn, có giả thiết cho rằng loại gạch dùng để xây Tháp làm bằng đất sét và bả thực vật. Các viên gạch này kết dính với nhau bằng một loại keo thực vật mà không cần đến các chất liệu xi măng hay vôi vữa như ngày nay. Điều đó thể hiện sự sáng tạo và bàn tay khéo léo của các nghệ nhân dựng Tháp xưa kia. Qua khảo sát cho thấy, Tháp được xây dựng bằng 02 loại gạch khác nhau về màu sắc, loại gạch màu đỏ dùng lát nền, xây từ chân Tháp đến độ cao 4m. Từ 4m trở lên, người ta xây bằng loại gạch màu trắng. Sự pha trộn 02 loại gạch xây Tháp cho thấy trước đây đã có dấu hiệu tu bổ Tháp.
Trước đây, ngôi Tháp được biết đến bằng tên gọi là Tháp Trà Long hay Tháp Lục Hiền. Vào đầu thế kỷ XIX, các nhà khảo cổ người Pháp đã đến Tháp để khảo sát và nghiên cứu (vào những năm 1911, 1917, 1959). Trong đó, có nhà khảo cổ Pát - măng - tri - ê đã viết bài nghiên cứu về Tháp và đưa vào tập san giảng dạy của Trường Viễn Đông Bác Cổ (Hà Nội). Đến năm 1990, Bảo tàng Minh Hải kết hợp với các nhà khảo cổ tiến hành khảo sát, khai quật thăm dò trước cửa Tháp (cách chân Tháp 2,6m) đã tìm thấy nhiều mảnh gốm vỡ, cà ràn, bàn nghiền bằng đá, các bức phù điêu bằng đất nung, tượng đá, cọc gỗ… với những tư liệu đã tìm thấy, các nhà khoa học khẳng định Tháp Vĩnh Hưng là một công trình kiến trúc có từ thời kỳ văn hóa Óc Eo.
Tháp Vĩnh Hưng là một công trình kiến trúc độc đáo, có giá trị về mặt lịch sử và cũng là một công trình Tháp còn lại duy nhất ở Nam Bộ. Với giá trị ấy, năm 1992 Tháp Vĩnh Hưng được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Trải theo dòng thời gian và bị tác động của thiên nhiên nên kiến trúc Tháp đã có sự biến dạng. Nay, khi nhìn vào Tháp chúng ta thấy cấu trúc của Tháp rất đơn giản, mộc mạc, trên Tháp không còn những chỗ lồi ra thụt vào hay những mảng phù điêu trang trí,… Để chống xuống cấp cho di tích này, năm 1993, Bộ Văn hóa – Thông tin đã đầu tư 20 triệu đồng để chống sự xuống cấp của Tháp. Để tránh sự tác động của con người, động vật… năm 1995 Bảo tàng Minh Hải xây dựng hàng rào và đào con mương xung quanh để bảo vệ Tháp. Trong quá trình đào con mương xung quanh Tháp cũng đã tìm thấy nhiều mảnh đất nung, tượng đá… đến năm 2002, để đáp ứng cho công tác lập dự án tu bổ cho Tháp Vĩnh Hưng. Bộ Văn hóa – Thông tin cho khai quật 1.000m2 xung quanh chân Tháp. Trong lần khai quật này đã làm lộ chân móng của Tháp. Móng của Tháp được làm bằng một khối gạch nhỏ trộn với một loại keo thực vật, bốn gốc của chân Tháp được kê 04 tảng đá ong có cạnh khoảng 01m. Ngạch cửa được làm bằng Sa thạch. Bình diện chân móng của Tháp có hình vuông (cạnh dài khoảng 20m). Cách chân móng Tháp khoảng 0,5m có một lớp cát trộn với keo thực vật bao xung quanh (lớp cát này có chiều sâu khoảng 0,5m, rộng 0,5m). Qua đợt khai quật, các nhà khảo cổ còn tìm thấy nhiều hiện vật bằng đá, bằng đồng… và phát hiện nơi đây đã từng tồn tại 03 thời kỳ văn hóa đó là: Thời kỳ văn hóa từ thế kỷ V đến thế kỷ IX; từ thế kỷ IX đến thể kỷ X và thời kỳ từ thế kỷ X đến nay.
Hiện nay Bảo tàng Bạc Liêu là nơi đang lưu giữ và trưng bày những cổ vật quý hiếm đã khai quật được tại tháp cổ Vĩnh Hưng, là “bộ sưu tập” hết sức quý giá với nhiều tượng đá, đồng, gốm, đá quý, ngói và cả những loại hình mảnh gốm vỡ đánh dấu một giai đoạn tồn tại và phát triển khá dài của quần thể di tích tháp cổ. Tất cả những hiện vật này đã giải mã cho nhiều vấn đề có giá trị lịch sử cao. Theo nghiên cứu thì tuổi của những hiện vật tìm thấy được trong địa tầng của tháp cổ có niên đại cách đây từ 900 năm đến hơn 1.000 năm.
* Liên quan đến cuộc kháng chiến chống Pháp của Anh hùng Dân tộc Trương Định ở đất Gò Công còn lưu lại nhiều di tích như: Lũy Pháo Đài, Đám lá tối trời, Ao Dinh, Đền thờ và Khu lăng mộ của ông…
Di tích Lũy Pháo Đài thuộc ấp Pháo Đài (xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông). Di tích nằm ngay ở sông Cửa Tiểu nên thuận lợi cho việc đến tham quan bằng đường thủy hoặc đường bộ.
Năm 1987, Lũy Pháo Đài được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2000, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành xây dựng nhà bia Di tích Lũy Pháo đài. Nhà bia có kiến trúc đẹp, thoáng mát và trang nghiêm, với chiều cao 9,4 m, rộng 8,4 m, mái ngói, cột bê tông, nền tôn cao 02m so với mặt đất và đã tiến hành phục chế 02 súng thần công.
Khu Lăng mộ và đền thờ Trương Định tọa lạc trên đường Phan Đình Phùng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Trương Định (Trương Công Định) sinh năm 1820, ở xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Trước đây, ông theo cha vào Gia Định, sau về Gò Công (Tiền Giang) lập nghiệp, khai hoang, lập đồn điền.
Vào năm 1859, khi quân Pháp xâm chiếm Gia Định, tại Gò Công, ông đứng lên dựng cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược, lấy “Đám lá tối trời” tại Gia Thuận, Gò Công làm căn cứ và giành được nhiều thắng lợi vẻ vang, làm nức lòng quân dân và được suy tôn là “Bình Tây Đại Nguyên Soái”.
Ngày 20/8/1864, bị nội ứng làm phản chỉ điểm, giặc Pháp đánh úp căn cứ “Đám lá tối trời”. Trong trận này, Trương Định sau khi anh dũng chiến đấu đến hơi tàn lực kiệt, đã tuẫn tiết để khỏi rơi vào tay giặc, năm ấy ông tròn 44 tuổi.
Giặc Pháp mang thi hài Anh hùng Dân tộc Trương Định về bêu tại chợ Thuận Ngãi (Gò Công), sau 3 ngày mới cho bà Trần Thị Sanh lãnh về chôn tạm trên đất họ Trần của bà. 10 năm sau (1873), bà Sanh làm đơn xin quan Chủ tỉnh cho bà xây lại mộ chồng. Lăng mộ xây đúng quy cách thời Nguyễn, có đối liễn, văn bia (chữ Nho) ca ngợi công tích Trương Định. Nhà cầm quyền Pháp biết, bèn ra lệnh đục bỏ hết chữ Nho và khuôn lăng bằng đá hoa cương.
Năm sau, bà Sanh lại làm đơn “xin quan lớn cho phép tôi làm cái mả lại cho ông Quản Định”. Bà kể rõ: “Năm Kỷ Dậu, tôi có làm vợ nhỏ của ông ấy 2 năm, nay vợ lớn của ông ấy đã trốn biệt, các con của ông ấy đã chết hết…”. Nhận đơn bà Sanh, viên Chủ tỉnh Gò Công đồng ý và trình lên Nha bản xứ vụ của Phủ Thống đốc Nam kỳ để xin chuẩn y. Nha này đồng ý nhưng “yêu cầu phải có biện pháp cần thiết để việc xây mộ không thể bị lợi dụng như là một cái cớ cho bất kỳ hành vi phiến động nào”.
Bà Sanh kêu thợ xây mộ cho người chồng quang vinh của mình bằng đá granit; vẫn cho khắc văn bia gắn lên mộ ca ngợi Trương Định: “… dòng dõi trâm anh, hành động anh hùng, quyết sống chết nơi sa trường, ngàn năm ngưỡng mộ…” và các bức hoành, trong đó có bức ghi: “Vạn cổ phương danh” (Tiếng thơm muôn thuở). Việc này, Nha Nội chính Pháp biết, liền ra lệnh đục bỏ hết các chữ Nho khắc trên lăng mộ Trương Định một lần nữa.
Năm 1945, nhân dân trùng tu và bia được khắc lại “Đại Nam Thần Dõng, Đại Tướng Quân, Truy Tặng Ngũ Quân, Ngũ Quận Công, Trương Công Định Chi Mộ” và kế bên là dòng chữ nhỏ “Tốt Ư Giáp Tý, Thất Nguyệt Thập Bát Nhật” (tức chết ngày 20/8/1864) và một bên đề Trần Thị Sanh lập thạch. Bia cuối mộ cũng có mái che trên bia khắc hai chữ “Trung Nghĩa”.
Khu đền mộ gồm hai phần: Phần đền thờ và phần mộ. Phần mộ của Trương Định được xây dựng theo lối kiến trúc tiêu biểu của người Việt ở Nam bộ, mộ được xây bằng hợp chất ô dước và có dáng hình voi phục. Bao quanh khu mộ là bờ tường cao 70cm, gồm 4 trụ lớn, mỗi trụ đều có hình hoa sen. Phần mộ Trương Định phải qua rất nhiều lần tôn tạo, tu sửa mới được gìn giữ toàn vẹn đến ngày nay.
Phần đền thờ được xây thêm vào năm 1972 vừa mang dáng dấp của lối kiến trúc truyền thống phương Đông trang nghiêm, cổ kính vừa mang tính tân thời với án thờ, khuôn biển sơn son thiếp vàng.
-
Đặc sắc đêm lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer Trà Vinh -
Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Giàu sức hút, đậm đà bản sắc -
Mô hình CLB dân ca tại Cao Bằng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa -
Festival Hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong 1 tháng, hướng tới quy mô quốc gia và quốc tế
- UNESCO đánh giá cao quyết tâm của Ninh Bình trong phát huy giá trị di sản
- Yên Thế đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đặc trưng
- Trưng bày “Tinh hoa cổ vật Xứ Đông” và công bố bảo vật Quốc gia từ thời Trần
- Nông dân miền núi Nghệ An tổ chức chợ phiên truyền thống mừng Ngày Thành lập Hội
- Độc đáo Ngày hội Văn hóa các dân tộc 'Thành phố Hoa Đào'
- Hà Nội tổ chức “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại Hồ Hoàn Kiếm vào sáng 6/10
- Giữ gìn điệu khèn Mông trên cao nguyên đá Tủa Chùa
-
Cách trồng chuối Laba cho năng suất caoChuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
-
Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyệnỦy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
-
“Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
-
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAPTháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
-
Đổi mới trên quê hương Nho QuanLà một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".
-
Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển(Tapchinongthonmoi.vn) - Bằng nhiều giải pháp thiết thực như: Đào tạo, bồi dưỡng; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; chuyển giao công nghệ, khoa học; tiếp cận vốn… Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Hưng Yên đã và đang trở thành “bà đỡ” cho kinh tế tập thể ở Hưng Yên ngày một phát triển.
-
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa DominicaTừ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Dominica đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
-
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-MalaysiaTrong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
-
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viênBộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí: Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể; chưa xem xét, xử lý kỷ luật đồng chí Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.
-
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm điểm mới cơ bảnVới đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh