Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Rau vụ Đông miền Bắc đang thiếu đầu ra ổn định do dịch bệnh

13:05 21/11/2021 GMT+7
Vụ Đông là vụ sản xuất đặc trưng và quan trọng của các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, ảnh hưởng của dịch bệnh, chuỗi cung ứng có thời điểm đứt gãy, logistics gặp nhiều khó khăn, đầu ra cho rau vụ Đông đang là bài toàn cần quan tâm.

Năm 2021, theo kế hoạch thì vụ Đông miền Bắc sẽ thực hiện diện tích khoảng 400.000 ha với sản lượng 4,6 triệu tấn, tổng giá trị sản xuất phấn đấu đạt khoảng 34.000 - 35.000 tỷ đồng, trong đó, tập trung phát triển một số cây trồng có giá trị kinh tế cao, sát với nhu cầu thị trường nội địa và phục vụ xuất khẩu.

Mong tìm đầu ra ổn định cho rau vụ Đông

Khó khăn trong đầu ra cho các sản phẩm rau vụ Đông, bà Kiều Thị Huệ, Giám đốc Hợp tác xã rau an toàn Vĩnh Phúc cho biết, sản xuất tại địa phương có đủ khả năng cung ứng cho cả thị trường trong nước lẫn xuất khẩu. Thế mạnh về nhiều loại rau vụ đông như ngọn su su, hợp tác xã đang chuyển hướng canh tác theo hướng nông nghiệp hữu cơ, đáp ứng nhiều chứng chỉ an toàn như VietGAP, GlobalGAP.

“Lãnh đạo ngành Nông nghiệp tỉnh đã có nhiều chương trình hỗ trợ đưa sản phẩm nông nghiệp của các hợp tác xã lên các sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, đầu ra cho rau vụ đông vẫn cần để tiêu thụ hết sản lượng rau sản xuất khi xuất khẩu gặp khó khăn do dịch bệnh” - bà Kiều Thị Huệ nói.

Rau vụ đông miền Bắc đang thiếu đầu ra ổn định do dịch bệnh.

Theo ông Nguyễn Văn Minh, sản phẩm rau của Hợp tác xã rau an toàn Văn Đức (Hà Nội) hiện nay đều đạt tiêu chuẩn an toàn VietGAP và có quy trình kiểm tra quy trình kiểm tra rất khắt khe. Mặc dù vậy, đại diện hợp tác xã rau an toàn Văn Đức cho rằng khả năng tiêu thụ hiện nay vẫn chưa đáp ứng được năng lực sản xuất.

“Hợp tác xã rau an toàn Văn Đức đang có hệ thống sơ chế và bảo quản riêng với diện tích 2.200 m2 với dây chuyền chế biến và các kho lạnh. Tuy nhiên, trong thời gian tới hệ thống này sẽ không đáp ứng đủ được nhu cầu của hợp tác xã do sản lượng nhiều, nên cần có sự hỗ trợ, tạo điều kiện về chính sách để mở rộng diện tích, đầu tư thêm hệ thống sấy hoặc đóng hộp nông sản” - ông Nguyễn Văn Minh cho biết.

Đẩy mạnh tiêu thụ trong hệ thống bán lẻ và xuất khẩu

Bà Nguyễn Thị Diễm Hằng - Chủ tịch HĐQT Nutrimart nhận định, nông sản của bà con nông dân hiện nay đã cải thiện được chất lượng nhưng vẫn yếu về sơ chế, đóng gói do số lượng các cơ sở này rất ít.

“Từ kinh nghiệm xuất khẩu và bán lẻ nhiều năm qua, tôi cho rằng các địa phương cần đầu tư hơn và sơ chế, đóng gói hoặc tốt hơn là chế biến sâu để đáp ứng được tiêu chuẩn cho các nhà mua. Các địa phương có thể nghiên cứu, xem xét để đưa các hệ thống sơ chế, đóng gói về cấp hợp tác xã, từ đó hỗ trợ nông dân trong khâu này” - bà Nguyễn Thị Diễm Hằng nói.

Chúng ta phải hướng đến chế biến để đẩy mạnh xuất khẩu, các địa phương hiện nay có nguồn hàng lớn nhưng hệ thống sơ chế, chế biến lại đang kém, chưa theo kịp năng lực sản xuất. Để đưa hàng hóa lên các quầy kệ trong siêu thị hoặc xuất khẩu, thì việc tăng cường sơ chế, chế biến là không thể chậm trễ, bà Nguyễn Thị Diễm Hằng cho biết thêm.

Đẩy mạnh sơ chế rau vụ đông để tiêu thụ trong hệ thống bán lẻ và xuất khẩu.

Theo đại diện một sàn thương mại điện tử hiện trung tâm logistic của đơn vị này đang tập trung tiếp cận với những chuỗi cửa hàng, siêu thị cao cấp trong nước để cung ứng những sản phẩm chất lượng cao.

Đối với thị trường quốc tế, đơn vị tập trung xúc tiến vào khu vực châu Âu và các thị trường lân cận yêu cầu cao. Theo đó, với các sản phẩm rau quả nói chung, thị trường quốc tế đang có những yêu cầu rất lớn cho cả sản phẩm tươi cũng như sản phẩm chế biến sâu do đặc thù mùa đông khắc nghiệt và đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Các thị trường quốc tế đang tăng chỉ tiêu chất lượng với các mặt hàng nông sản nhập khẩu. Ví dụ như châu Âu tăng tỉ lệ kiểm tra dư lượng từ 5 - 10% trên tổng số hàng nhập khẩu với số lượng các chỉ tiêu kiểm tra là hơn 500 chất. Thị trường Trung Quốc cũng đang tăng chỉ tiêu chất lượng cũng như nâng cao tiêu chuẩn xuất chính ngạch với yêu cầu về kiểm tra chất lượng cao và mã số vùng trồng.

Để có thể chủ động đảm bảo nguồn cung và chất lượng sản phẩm, đại diện sàn thương mại điện tử mong muốn được kết nối và đồng hành với các địa phương có vùng trồng nông sản theo tiêu chuẩn xuất khẩu và cùng nhau phát triển một cách bền vững. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu các sản phẩm nông sản đã qua chế biến cũng là mặt hàng chiến lược mà đơn vị đang hướng đến do dễ vận chuyển và bảo quản giá trị thương mại./.
 

Theo VOV

Phát triển tối đa diện tích sản xuất vụ Đông, đảm bảo hiệu quả kinh tế
Các địa phương cần có chính sách hỗ trợ nông dân, hỗ trợ doanh nghiệp hợp tác đầu tư, liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm; khuyến khích nông dân tăng cường đầu tư thâm canh, mở rộng vùng sản xuất. Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, từng