Sản xuất lúa thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu
Thời gian qua, một số hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển sản xuất lúa thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây được xem là hướng đi thích hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho nông sản cũng như khẳng định vai trò của HTX trong phát triển các dịch vụ hỗ trợ nông dân sản xuất theo hướng hàng hóa. Điển hình trong số đó là HTX Dịch vụ nông nghiệp (DVNN) Mỹ Đông 2, huyện Tháp Mười.
Thành lập từ tháng 5/2013, HTX DVNN Mỹ Đông, tỉnh Đồng Tháp 2 có 108 thành viên, diện tích sản xuất khoảng 570ha. Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, HTX DVNN Mỹ Đông 2 từng bước xây dựng mô hình chuỗi liên kết giá trị sản xuất lúa gạo theo hướng bền vững, đem lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân. Đặc biệt, để cải tiến quy trình sản xuất lúa thích ứng với biến đổi khí hậu, vụ đông xuân năm 2017-2018, HTX phối hợp với Công ty cổ phần Rynan Fertilizers (Trà Vinh) thực hiện thí điểm mô hình sản xuất lúa thông minh trên diện tích 7,6ha. Đây là mô hình canh tác lúa thông minh, có sử dụng máy cấy 3 trong 1 giúp tiết kiệm chi phí, cùng với đó là trang bị hệ thống cảm ứng mực nước thông minh để giúp nông dân theo dõi mực nước cần sử dụng cho lúa.
Ông Ngô Phước Dũng – Giám đốc HTX DVNN Mỹ Đông 2 cho biết: “Ưu điểm của mô hình này là sử dụng phân bón thông minh, chỉ bón duy nhất 1 lần/vụ và sử dụng loại máy cấy hiện đại có chức năng cùng lúc thực hiện 3 công đoạn: cấy lúa, bón phân và phun thuốc diệt cỏ, diệt ốc nên tiết kiệm được nhiều khoản chi phí về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nhân công. Song song đó, hệ thống quản lý mực nước tự động qua hệ thống cảm biến được điều khiển bằng điện thoại thông minh. Bằng hình thức này, nông dân có thể chủ động mực nước mọi lúc, mọi nơi bất cứ lúc nào khi cần. Từ đó, giúp nông dân tiết kiệm được nhiều chi phí về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng nước tưới, giảm nhân công và giảm khí thải nhà kính”.
Đa số thành viên HTX đều rất phấn khởi và cho rằng sản xuất lúa thông minh không khó thực hiện. Ông Nguyễn Văn Mai (xã Mỹ Đông) – một trong những nông dân mạnh dạn tham gia mô hình canh tác lúa thông minh vụ hè thu năm 2018 cho biết: Thấy mô hình canh tác lúa lý tưởng của Công ty Rynan mang lại hiệu quả, vụ hè thu này tôi dành riêng 1,5ha để thí điểm việc ứng dụng phân bón thông minh (phân chậm tan). Ưu điểm của mô hình này là tiết kiệm được chi phí đầu vào nên giảm được một phần chi phí sản xuất. Cụ thể, nếu như thông thường phải bón phân ít nhất 5 lần/vụ, thì khi sử dụng phân bón thông minh chỉ bón duy nhất 1 lần/vụ, sau đó phân tan chậm theo từng giai đoạn phát triển của cây lúa”.
Ông Mai tính: “Làm lúa bình thường, chỉ riêng tiền thuê nhân công bón phân đã mất 150 đồng/công/vụ, số lượng phân sử dụng từ 50-60kg/công/vụ… trong khi dùng phân bón thông minh thì số lượng phân sử dụng chỉ 37,5kg/công/vụ và tiết kiệm được chi phí thuê nhân công. Năng suất lúa cả 2 mô hình gần tương đương nhau, nhưng chất lượng lúa sử dụng phân bón thông minh thì hơn hẳn”.
Ông Ngô Phước Dũng – Giám đốc HTX DVNN Mỹ Đông 2 cho biết: “Qua thực hiện thí điểm mô hình sản xuất lúa thông minh, phần lớn thành viên HTX đều rất phấn khởi và cho rằng sản xuất lúa lý tưởng dễ thực hiện và cho hiệu quả khả quan. Theo tính toán, bón phân 1 lần nên chi phí đầu tư thấp hơn phương thức sản xuất truyền thống. Trung bình tiết kiệm được 50% chi phí, tăng hơn 10% năng suất. Từ hiệu quả mô hình thí điểm, vụ hè thu năm 2018 này, HTX đã nhân rộng mô hình lên diện tích 60ha và đã được doanh nghiệp Chơn Chín ký kết hợp đồng bao tiêu từ đầu vụ. Sắp tới, HTX sẽ tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất lúa thông minh để đáp ứng nhu cầu liên kết tiêu thụ lúa chất lượng cao của doanh nghiệp”.
Có thể thấy rằng, sản xuất lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu là cách làm hiệu quả trong sản xuất lúa, giúp nông dân có cơ hội tham gia, nhằm tăng sản lượng gạo sạch cung ứng cho thị trường. Đồng thời giúp nông dân thay đổi nhận thức canh tác theo kiểu truyền thống và tạo thói quen sản xuất giá trị lúa gạo theo chuỗi, sắp xếp lao động theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương. Tuy bước đầu mô hình sản xuất với quy mô nhỏ nhưng qua quá trình triển khai cho thấy mô hình canh tác lúa lý tưởng đã mở ra cơ hội, điều kiện để phát triển lúa có hiệu quả và thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay.
Ông Lê Văn Ngọt – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Nhìn chung, sản xuất lúa theo mô hình canh tác lúa lý tưởng tại HTX DVNN Mỹ Đông 2 rất hiệu quả, có thể giúp nông dân giảm gần 50% chi phí, tăng hơn 10% năng suất và giảm được 50% lượng khí thải nhà kính. Để mở rộng mô hình này, thời gian tới, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười sẽ tiếp tục hỗ trợ cho HTX thực hiện theo quy trình sản xuất lúa lý tưởng, từng bước giúp HTX xây dựng thương hiệu lúa, gạo cho HTX Mỹ Đông 2 nói riêng và huyện Tháp Mười nói chung”.
Thảo Vy
-
Tuyên Quang: Nông nghiệp tăng trưởng ấn tượng, vượt chỉ tiêu năm 2024 -
Huyện Đức Linh: Nông dân chủ động chia sẻ, liên kết để cùng nhau ổn định cuộc sống nhờ trồng rau sạch -
21 ngày 'hồi sinh' từng giọt nước thải ở trang trại bò sữa TH -
Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai
- Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
- Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL
- Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững
- Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể
- Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
-
Du lịch Lạng Sơn khởi sắc ngay từ đầu năm 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Theo ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn, trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn tỉnh đã có khoảng 93.000 lượt khách tới tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2024). Trong đó, khách nội địa ước đạt 87.800 lượt, còn lại là khách quốc tế. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 115 tỷ đồng.
-
Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dânBộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 92/2024/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
-
Người tiên phong tham gia kinh tế tập thể trong thời kỳ mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Từ một tổ hợp tác ban đầu với vài chục thành viên, đến nay Hợp tác xã (HTX) sầu riêng Tân Phú (xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã phát triển với hơn 300 thành viên và diện tích vùng trồng trên 320ha sầu riêng Ri6 đã đưa cuộc sống của xã viên trở nên sung túc trên mảnh đất quê hương.
-
Nông dân miền Tây thu tiền tỷ từ trồng na TháiVới diện tích gần 10 ha trồng na Thái, một nông dân ở quận Ô Môn, TP. Cần Thơ mỗi năm thu 7 - 8 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí phân, thuốc, nhân công thì mỗi năm lãi hơn 4 tỷ đồng. Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước nhưng trái na Thái được người tiêu dùng ưa chuộng vì trái to, mẫu mã đẹp.
-
Đảng Cộng sản Việt Nam truyền cảm hứng cho cách mạng thế giớiĐảng Cộng sản Uruguay đã gửi lời chúc mừng tới Đảng Cộng sản Việt Nam và khẳng định chủ nghĩa anh hùng và quyết tâm của Đảng truyền cảm hứng cho người cách mạng trên thế giới.
-
Dòng người tấp nập trẩy hội chợ ViềngMỗi dịp Tết đến Xuân về, chợ Viềng (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), phiên chợ “mua may, bán rủi” lại thu hút hàng nghìn du khách thập phương về trẩy hội, du xuân, cầu mong năm mới mưa thuận gió hòa.
-
“Cuốn sách của Tổng Bí thư chỉ rõ bản chất cách mạng của công an nhân dân Việt Nam"Theo Trung tướng, GS.TS Trần Vi Dân, cuốn sách "Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân - Sáng ngời tư cách người Công an Cách mạng" của Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ bản chất cách mạng của công an nhân dân Việt Nam.
-
Tổng Bí thư: Bắt tay ngay vào công việc, không để tình trạng ăn Tết kéo dàiTổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương bắt tay ngay vào công việc sau nghỉ Tết, không để xảy ra tình trạng ăn Tết kéo dài, lơ là công việc.
-
Lạng Sơn: Sôi nổi hoạt động Tết trồng cây tại huyện Hữu Lũng(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong ngày 03/02 (tức ngày mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025), huyện Hữu Lũng đã tổ chức hoạt động tích cực hưởng ứng "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ".
-
Trở thành tỷ phú từ thu mua nông sản(Tapchinongthonmoi.vn) - Với diện tích khu vực sản xuất 8.500m2, được đầu tư quy mô lớn, hiện đại, hàng năm cung ứng ra thị trường trên 20.000 tấn rau, củ, quả tươi và các loại rau gia vị đã chế biến... Công ty cổ phần Chế biến nông sản thực phẩm Tân Hương ở xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương đã góp phần nâng cao giá trị nông sản của Cẩm Giàng và một số tỉnh trong nước.
-
1 Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối năm -
2 Chủ tịch nước Lương Cường chúc Tết giao thừa Xuân Ất Tỵ 2025 -
3 Những chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm cho năm 2025 và những năm tiếp theo -
4 Việt Nam xuất siêu năm thứ 9 liên tục, mức thặng dư gần 25 tỷ USD -
5 4 đột phá trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước năm 2024