
Để bảo đảm phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần sắp tới, các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi và chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội đã sẵn sàng các phương án cung ứng hàng hóa, đảm bảo việc mua sắm của người dân được thuận tiện, an toàn trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp.
Nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn
Ghi nhận tại các siêu thị lớn trên địa bàn thành phố như AEON Mall, GO! BigC, WinMart, Co.op Mart, BRG Mart/Hapro Mart... những ngày gần đây cho thấy lượng hàng hóa phục vụ Tết năm nay rất dồi dào, phong phú.
Đặc biệt, các mặt hàng như trái cây, bánh mứt kẹo, nước giải khát và đặc sản vùng miền… có mẫu mã đa dạng và bắt mắt được các doanh nghiệp đẩy mạnh giới thiệu đến người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, các siêu thị còn đồng loạt triển khai nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mại, giảm giá sâu đối với các mặt hàng thiết yếu.
.jpg)
Ông Lê Mạnh Phong, Giám đốc điều hành khối cửa hàng GO! BigC khu vực miền Bắc cho hay doanh nghiệp đã chuẩn bị đầy đủ hàng hóa phục vụ tiêu dùng dịp Tết, trong đó điểm nhấn là ưu tiên về chủng loại.
Song song với đó, GO! BigC cũng triển khai các giải pháp bình ổn về giá, tập trung vào các khuyến mãi lớn để giúp người tiêu dùng có thể yên tâm mua sắm dịp Tết.
Cũng theo ông Phong, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngoài ưu tiên về chủng loại hàng hóa, doanh nghiệp cũng chú trọng khai thác nguồn hàng của các doanh nghiệp trong nước, nhà sản xuất địa phương, đảm bảo nguồn cung được đẩy đủ và ổn định.
“Đến thời điểm này các loại hàng hóa cần thiết và đầy đủ trong dịp Tết đã có mặt trong hệ thống siêu thị Go!BigC,” ông Phong nói đồng thời khẳng định giá cả các mặt hàng Tết năm nay khá ổn định.
Đặc biệt, doanh nghiệp đã chuẩn bị một lượng lớn nguồn lực nhân sự lớn cho kênh bán hàng trực tuyến (online), trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp có thể phục vụ đơn hàng tại nhà.
Giám đốc Siêu thị Co.opmart Hà Nội (quận Hà Đông) Nguyễn Thị Kim Dung thông tin đơn vị đã tập kết nguồn hàng, dự kiến các đơn hàng với các nhà cung cấp nhằm bảo đảm giá cả bình ổn.
Theo ghi nhận, hệ thống siêu thị GO!Big C và chuỗi siêu thị Tops Market đã áp dụng chính sách bình ổn giá, khuyến mại áp dụng với hơn 7.000 sản phẩm thiết yếu.
Tương tự, AEON đã chuẩn bị lượng hàng hóa Tết tăng khoảng 15%, tập trung vào các mặt hàng thực phẩm tươi sống, gạo, bánh mứt kẹo, rượu bia, nước giải khát...
Trong khi đó, tại các chợ truyền thống, hàng Tết cũng được bày bán khá nhiều, sức mua của người dân cũng ấm dần lên.
Ngoài các mặt hàng phổ biến trong ngày Tết Nguyên đán như gạo, bánh kẹo, mứt, bia, rượu, nước ngọt…, nhiều cửa hàng cũng bày bán các giỏ quà khá bắt mắt.
Một số tiểu thương ở chợ 8/3 (quận Hai Bà Trưng) cho biết năm nay các mặt hàng phục vụ Tết đa dạng về chủng loại, song giá cả không có biến động nhiều.
Tăng cường các điểm bán hàng thiết yếu
Nhận định về sức mua của người dân dịp Tết Nguyên đán, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty bán lẻ BRG Nguyễn Thái Dũng cho biết do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên sức mua của người dân suy giảm, ảnh hưởng đến cơ cấu mặt hàng mua sắm. Vì vậy, doanh nghiệp đã tăng cường những nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu, giảm bớt những mặt hàng xa xỉ, đắt tiền.
"Doanh nghiệp đã chủ động làm việc với các nhà sản xuất từ tháng 9/2021 để lên kế hoạch cung ứng, bảo đảm mức giá cho hệ thống,” ông Nguyễn Thái Dũng nói.
Còn theo Phó Tổng Giám đốc Hapro Đỗ Tuệ Tâm, Hapro đã kết nối cung cầu với các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Đồng Tháp… để khai thác, tiêu thụ các mặt hàng nông sản, đặc sản vùng miền, góp phần không để xảy ra hiện tượng thiếu hàng, tăng giá đột biến dịp Tết.

Để bảo đảm cung ứng đủ hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan chia sẻ thành phố Hà Nội đã chuẩn bị hàng chục nghìn tấn hàng hóa, nhu yếu phẩm với tổng trị giá 39.000 tỷ đồng (tương đương với kế hoạch phục vụ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021).
Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch liên kết vùng và kết nối cung cầu hàng hóa giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố, qua đó đưa nông sản, thực phẩm về thị trường Thủ đô tiêu thụ.
Đến nay, đã có 44 công ty, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh địa bàn thành phố Hà Nội đăng ký tham gia chương trình bình ổn giá với tổng lượng hàng hóa đăng ký thực hiện 18.000 tỷ đồng (kế hoạch là 5.600 tỷ đồng); đưa hàng hóa bình ổn tới hơn 20.000 điểm bán, gồm siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, chợ truyền thống…
“Các doanh nghiệp cam kết giữ giá hàng hóa thiết yếu ổn định trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Ngoài ra, các doanh nghiệp sẽ tổ chức bán hàng lưu động tại khu công nghiệp, các điểm bán hàng khu vực ngoại thành, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng,” bà Trần Thị Phương Lan khẳng định.
Về phía lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội, cơ quan này cũng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý./.
Theo Vietnam +

-
PVFCCo long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập
-
Nhiều cơ hội cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Israel
-
20 năm PVFCCo: Hành trình sẻ chia những điều tốt đẹp nhất!
-
PVFCCo xuất khẩu lô hàng 19.000 tấn phân đạm urê
- Dự kiến mức thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thấp hơn mức thuế suất thông thường
- Dự án Phát triển Báo chí Việt Nam và Vinamilk tổ chức Diễn đàn Kinh tế Báo chí 2023
- PVFCCo: 20 năm liên tiếp được tôn vinh Hàng Việt Nam chất lượng cao
- PVFCCo: Nghĩa tình, sẻ chia vì cộng đồng
- Sản phẩm của Việt Nam gây ấn tượng tốt tại Hội chợ Thủy hải sản Bắc Mỹ
- Vilico – Vinamilk và Sojitz khởi công dự án chăn nuôi – chế biến thịt bò VINABEEF vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng
- Ngày hội hiến máu “Nhiệt huyết người Dầu khí” tại PVFCCo
-
Hội Nông dân Tuyên Quang hỗ trợ đưa hội viên đi xuất khẩu lao động(Tapchinongthonmoi.vn) - Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ hội viên nông dân về nguồn vốn vay, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật canh tác sản xuất nông nghiệp, dạy nghề cho lao động nông thôn… Thời gian qua Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang còn chủ động phối hợp với các doanh nghiệp để kịp thời tư vấn, hỗ trợ thông tin về các thị trường xuất khẩu lao động, nhất là đối với những thị trường tiềm năng, phù hợp với lao động nông thôn Tuyên Quang.
-
Phát triển lúa chất lượng cao cần gắn với giảm phát thải khí nhà kínhSản xuất lúa gạo nước ta hiện chiếm 48% lượng phát thải khí nhà kính và hơn 75% lượng khí thải metan của toàn ngành nông nghiệp. Vì vậy, để Việt Nam tiến dần tới mục tiêu phát thải khí nhà kính bằng “0” vào năm 2050, ngành nông nghiệp còn nhiều việc phải làm.
-
Ban Bí thư thi hành kỷ luật đảng viên vi phạmNgày 28/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ.
-
Niềm tin vững chắc của ngư dân trên biển miền TrungBên cạnh thực hiện chức năng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật, thanh tra chuyên ngành thủy sản trên biển, kể từ khi thành lập đến nay (28/3/2014) Chi đội Kiểm ngư số 3 (tại Sơn Trà, Đà Nẵng) luôn tích cực hỗ trợ ngư dân bám biển phát triển kinh tế.
-
Thủ tướng chỉ đạo triển khai thúc đẩy thị trường bất động sảnThủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn thiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030."
-
Tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế(Tapchinongthonmoi.vn) - Thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói BHXH, BHYT được khẳng định là trụ cột chính của chính sách an sinh xã hội.
-
PVFCCo long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lậpChiều ngày 27/3, tại TP.HCM, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (28/3/2003 – 28/3/2023) với chủ đề “Hành trình 20 năm cho mùa bội thu”.
-
Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại lên hòn núi cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Thấm nhuần lời dạy đó, các thanh niên dân tộc Thái ở xã Mường Mô (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) đã tập hợp, đoàn kết lại với nhau để phát triển mô hình nuôi cá kết hợp với du lịch, bước đầu mô hình đã cho hiệu quả kinh tế khá.
-
“Xốc” lại công tác quảng bá, sáng tác văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu sốViệc đầu tư phát triển văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nam Bộ vẫn còn bỏ ngỏ, chưa phát triển đúng tầm vì thiếu sức người sức của; các tác phẩm chưa được phổ biến rộng rãi vào đời sống đồng bào, nhất là lớp trẻ.
-
Ngành tài chính đã nỗ lực khơi thông huyết mạch, thúc đẩy phát triển kinh tếCông tác tài chính - ngân sách nhà nước và quản lý nợ công đã có những đóng góp quan trọng, quyết định đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, xử lý các vấn đề cấp bách về thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh