Tập huấn cho hội viên nông dân sản xuất theo hướng "kinh tế tuần hoàn"
Hội Nông dân Nam Định thúc đẩy phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn
Dự và chỉ đạo hội nghị tập huấn có ông Phạm Văn Nghiêu - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, cùng tham dự có ông Phạm Quốc Trị - đại diện Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; bà Trần Thị Huệ - Trưởng Ban Kinh tế xã Hội (Hội Nông dân tỉnh Nam Định) và ông Trần Đức Mạnh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Xuân Trường.
Phát biểu tại Hội nghị, bà Trần Thị Huệ - Trưởng Ban Kinh tế xã hội Hội Nông dân tỉnh Nam Định cho biết: Hội Nông dân tỉnh Nam Định có 209 cơ sở Hội ở 10 đơn vị huyện, thành Hội với trên 304 nghìn hội viên, nông dân. Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh luôn quan tâm chú trọng tới việc tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tham gia xây dựng các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Hội Nông dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 01 về “Vận động nông dân sản xuất nông sản an toàn và liên kết theo chuỗi giá trị, giai đoạn 2019 - 2023 và những năm tiếp theo”. Các cấp Hội phối hợp với các sở, ngành tổ chức tuyên truyền tới hội viên, nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hướng dẫn, khuyến khích nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp theo tiêu chí tuần hoàn bền vững, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế khi giá thức ăn chăn nuôi, phân bón đang ngày càng tăng cao.
Các hộ nông dân trong tỉnh đã tham gia xây dựng 399 “Cánh đồng lớn” với diện tích 18.599ha. Tiếp tục duy trì, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng chế phẩm sinh học, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến; mô hình hộ, nhóm, tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết với doanh nghiệp sản xuất nông sản theo chuỗi. Hội đóng vai trò là trung tâm để kết nối giữa nông dân với doanh nghiệp liên kết hợp tác sản xuất theo chuỗi và bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên.
Hội đã tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, trọng tâm là tổ hợp tác và hợp tác xã. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 212 mô hình tổ hợp tác và hợp tác xã với 2.500 thành viên tham gia. Nhiều mô hình hoạt động hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.
Các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã trực tiếp triển khai xây dựng được 11 mô hình liên kết, tiêu biểu như: Mô hình “Liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm ngô nếp lai F1 HN88; hỗ trợ củng cố HTX” với quy mô 18ha tại xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản; mô hình “Liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cá trắm đen” tại xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường quy mô 3,5ha; mô hình “Chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp chăm nuôi gia cầm” tại xã Yên Nghĩa, huyện Ý Yên, quy mô 18.000 con gà đẻ trứng; mô hình “Chi Hội Nông dân nghề nghiệp chăn nuôi gia cầm (vịt thương phẩm); hỗ trợ và củng cố hợp tác xã” tại xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu với quy mô 5.400 con vịt thương phẩm; mô hình “Sản xuất nông nghiệp tuần hoàn quy mô nông hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã” tại xã Tân Thành, huyện Vụ Bản quy mô 4.500 con gà sinh sản… Bên cạnh, đó Hội Nông dân các cấp tỉnh Nam Định đã vận động hội viên nông dân tham gia 39 mô hình liên kết tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản hàng hóa theo chuỗi giá trị và các vùng sản xuất chuyên canh tập trung theo mô hình “cánh đồng lớn” cho hiệu quả kinh tế cao.
“Hiện nay, loại hình canh tác mang lại hiệu quả kinh tế cao là mô hình kinh tế tổng hợp tuần hoàn VAC (vườn - ao - chuồng) đã và đang được áp dụng thành công trên địa bàn tỉnh Nam Định. Cây trồng chuyên canh trong mô hình có thể được sử dụng là mít, ổi trên bờ, nuôi cá dưới ao kết hợp nuôi gà, vịt, lợn để tận dụng phụ phẩm cây trồng, chất thải của vật nuôi làm thức ăn cho cá cũng cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với độc canh như trước đây. Các mô hình trồng rau - nuôi cá, tận dụng phế phẩm của rau loại thải để làm thức ăn cho cá được áp dụng rộng rãi Một số mô hình tiêu biểu như: Hợp tác xã dịch vụ - chăn nuôi - nuôi trồng thủy sản xã Hải Thanh (Hải Hậu); Hợp tác xã nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản Thắng Lợi xã Đại Thắng (Vụ Bản); mô hình nuôi yến, thủy sản, dược liệu, du lịch sinh thái của ông Đinh Văn Thuận xã Hải Đông (Hải Hậu)…” - bà Trần Thị Huệ thông tin.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc phát triển sản xuất nông nghiệp tích hợp đa giá trị ở tỉnh Nam Định vẫn chưa thực sự đạt mức độ cao do những khó khăn, vướng mắc như: Quy mô sản xuất nông nghiệp còn chủ yếu là các nông hộ sản xuất có quy mô nhỏ lẻ, thiếu liên kết đang là “rào cản” cho việc ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với chế biến, thương mại nông sản. Còn nhiều phụ phẩm cây trồng, vật nuôi chưa được tái sử dụng tại các địa phương dẫn tới tình trạng lãng phí và ô nhiễm môi trường. Nhận thức của một bộ phận hội viên, nông dân về sản xuất nông nghiệp tích hợp đa giá trị còn hạn chế. Hội viên, nông dân vẫn còn những thói quen, tư duy cũ trong sản xuất chưa xóa bỏ như: sử dụng quá mức phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, lạm dụng thuốc trong chăn nuôi, thú y, thủy sản. Trình độ, năng lực tiếp cận khoa học và công nghệ còn nhiều hạn chế...
Mặc dù sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã và đang từng bước quan tâm đến sản xuất nông nghiệp bền vững, nông nghiệp hữu cơ, song nguồn lực để Hội hỗ trợ, xây dựng các mô hình còn hạn chế nê chưa tạo ra động lực áp dụng mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp tích hợp đa giá trị.
Hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp xanh thiếu đồng bộ, thủ tục xây dựng dự án, tiếp nhận cơ chế hỗ trợ còn rườm rà, phức tạp, khó tiếp cận, nhiều rủi ro.
Phổ biến kiến thức sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn cho hội viên nông dân
Phổ biến kiến thức cho hội viên nông dân tại buổi tập huấn, ông Phạm Văn Nghiêu - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khẳng định: Sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn là xu hướng tất yếu của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam để phát triển nông nghiệp một cách bền vững.. Trong những năm gần đây, nông nghiệp luôn giữ vị trí trọng tâm trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Tuy nhiên ngành này cũng đang đứng trước những thách thức rất lớn đó là gây ảnh hưởng đến môi trường do phát sinh chất thải từ các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi.
Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp được hiểu là quá trình sản xuất theo chu trình khép kín thông qua việc ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý vào việc tái chế các chất thải, phế phụ phẩm để làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản. Thông qua quá trình này, không chỉ tạo ra được các sản phẩm chất lượng cao, an toàn mà còn giảm thiểu tối đa lượng chất thải ra môi trường, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của người dân về tái sử dụng phụ phẩm, phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp gắn liền với việc bảo vệ môi trường.
Như vậy, sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn sẽ khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả, tiết kiệm, giảm sự lãng phí, thất thoát sau thu hoạch, đồng thời tạo ra những sản phẩm chất lượng cao và an toàn, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, giá cả vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi tăng cao thì sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn là một giải pháp hợp lý nhằm giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững.
Ông Phạm Văn Nghiêu cũng nêu lên những nguyên tắc và mục tiêu của kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, theo đó: Nguyên tắc cơ bản của kinh tế tuần hoàn đó là toàn bộ các phế thải của quá trình sản xuất đều được xem như là tài nguyên, nguyên liệu của các quy trình sản xuất các sản phẩm tiếp theo. Mục tiêu của kinh tế tuần hoàn đó là hạn chế sử dụng tài nguyên, tránh lãng phí tài nguyên, giảm việc thải khí nhà kính vào môi trường thông qua việc tổ chức sản xuất theo vòng tuần hoàn khép kín.
Các yếu tố trong hệ thống sản xuất nông nghiệp trong kinh tế tuần hoàn bao gồm: Tuần hoàn chất dinh dưỡng, tuần hoàn chất hữu cơ, tuần hoàn nước, tuần hoàn năng lượng và tuần hoàn vật liệu nhựa.
Tại buổi tập huấn, các đại biểu tham dự cũng thảo luận sôi nổi và đưa ra những ý kiến nhằm tìm ra giải pháp để nhân rộng kinh tế tuần hoàn nông nghiệp bền vững phù hợp với hoàn cảnh địa phương trong thời gian tới. Thực tế, nông nghiệp tuần hoàn đã tồn tại từ rất lâu đời trong các hệ thống canh tác như vườn – ao – chuồng; vườn – ao – chuồng – rừng; xen canh, gối vụ. Trong các hệ thống này, chất thải của chăn nuôi được sử dụng để phục vụ cho trồng trọt, phụ phẩm trồng trọt được sử dụng để làm thức ăn cho vật nuôi và nuôi trồng thủy sản. Các thành phần của vòng tròn sản xuất nông nghiệp tuần hoàn ở nước ta hiện nay đang được khai thác và ứng dụng, tuy vậy hiệu quả vẫn chưa đạt được như kỳ vọng và tiềm năng khai thác vẫn còn rất lớn.
Ông Phạm Văn Nghiêu nhận định, để kinh tế nông nghiệp trong kinh tế tuần hoàn được nhân rộng một cách bền vững, đồng thời phát huy được những tiềm năng, lợi thế và nền tảng cơ bản về sản xuất nông nghiệp tuần hoàn thì việc phát triển kinh tế tuần hoàn trong giai đoạn hiện nay cần xây dựng được các chuỗi liên kết sản xuất, trong đó, phân định rõ vai trò từng thành tố, tiến tới chuyên môn hóa, hệ thống hóa, gắn chặt với ứng dụng các tiến bộ khoa học.
Ngoài ra, các địa phương cần có các giải pháp như tăng cường thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Nhà nước để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, đồng thời đề xuất các chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển kinh tế tuần hoàn cho cả các hộ nông dân và doanh nghiệp tham gia tái chế phụ phẩm nông nghiệp.
Bên cạnh đó, theo ông Nghiêu, để làm tốt theo hướng này, không thể thiếu sự tuyên truyền và hướng dẫn của các trung tâm khuyến nông nhằm nâng cao nhận thức và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về kinh tế tuần hoàn cho các chủ trang trại và người nông dân các địa phương./.
-
Các cơ sở nuôi trồng phải ưu tiên xây dựng vùng nuôi an toàn sinh học -
Sáng kiến từ say mê lao động -
Đam mê sáng chế máy móc phục vụ nông nghiệp -
Nối tiếp những đề tài thành công để phục vụ nông dân
- Đăk Lăk: Trồng mắc ca theo hướng an toàn sinh học, nâng cao chất lượng nông sản
- Ứng Hòa hỗ trợ hội viên nông dân sử dụng chế phẩm sinh học cho chăn nuôi sau ngập úng do bão lụt
- “Lợi ích kép” từ chăn nuôi gà sử dụng công nghệ sinh học
- Lâm Đồng tập huấn hỗ trợ hội viên nông dân liên kết sản xuất, phát triển trồng dâu, nuôi tằm bền vững
- Hội Nông dân An Giang hỗ trợ kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường cho hội viên, nông dân
- Những điểm cần lưu ý khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc
- Phù Mỹ chuyển giao kỹ thuật trồng hành củ chuẩn VietGAP giúp nông dân tăng thu nhập
-
Tôn vinh nông dân xuất sắc và sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu(Tapchinongthonmoi.vn) – Trong ngày 08/10, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Chương trình “Tôn vinh nông dân Thái Nguyên xuất sắc lần thứ I”, Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu lần thứ VII và Tổng kết, trao giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật trong nông dân lần thứ XII
-
Agribank sát cánh với đề án sản xuất lúa chất lượng caoMột số mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận các kết quả tích cực sau vụ thí điểm đầu tiên. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng và nguồn tài trợ quốc tế cam kết sẽ tài trợ đáp ứng nhu cầu tài chính cho tất cả các mô hình.
-
Quảng Nam: Xã Tiên Phong đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023(Tapchinongthonmoi.vn) – Được công nhận xã nông thôn mới vào năm 2015, sau 9 năm xã Tiên Phong đã được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
-
Công điện của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanhThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 103/CĐ-TTg ngày 7/10/2024 về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong cuối năm 2024 và những năm tiếp theo.
-
Thanh Hóa: Tăng cường công tác bảo vệ môi trườngBảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững là một trong những hoạt động trọng tâm trong công tác Hội và phong trào nông dân. Thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chương trình phối hợp, đẩy mạnh tuyên truyền cùng nhiều kế hoạch được xây dựng và hành động.
-
Hà Giang: Hỗ trợ hội viên nông dân tham gia kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) – Nhằm hỗ trợ hội viên nông dân trên địa bàn tích cực tham gia vào kinh tế tập thể trong nông nghiệp, chiều ngày 07/10 Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hà Giang đã ký kết chương trình phối hợp hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp giai đoạn 2024 – 2030.
-
Long An: Huyện Tân Thạnh trình diễn mô hình canh tác lúa chất lượng cao giảm phát thải(Tapchinongthonmoi.vn) – Mới đây, tại Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Tân Bình, xã Tân Bình, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An đã trình diễn mô hình canh tác lúa chất lượng cao giảm phát thải áp dụng máy sạ hàng hiệu ứng đường biên và bón vùi phân bón.
-
Tín dụng chính sách đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới Tuyên Quang(Tapchinongthonmoi.vn) - Những năm qua từ nguồn vốn tín dụng chính sách theo các chương trình cho vay: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường, xuất khẩu lao động, hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, nhà ở… Từ đó đã góp phần giúp nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững và góp phần tích cực giúp các địa phương hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới.
-
Hỗ trợ Minh Tiến hoàn thành xây dựng nông thôn mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Góp phần hỗ trợ giúp xã Minh Tiến (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn) về đích nông thôn mới theo đúng lộ trình vào năm 2024, sáng ngày 06/10, tại xã Minh Tiến, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) huyện Hữu Lũng và các đoàn thể huyện Hữu Lũng đã cùng UBND xã Minh Tiến, người dân trên địa bàn, tổ chức ra quân ngày “Chủ nhật xanh xây dựng nông thôn mới Minh Tiến” thực hiện tiêu chí số 17 trong xây đựng nông thôn mới.
-
Yên Thế nhiều cách làm hay trong xây dựng nông thôn mớiVận dụng khéo công tác dân vận, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xác định rõ mục tiêu, giao việc cho từng cán bộ… nhờ đó việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng Nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025 ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang gặt hái được nhiều kết quả đáng khích lệ. Quê hương của phong trào Khởi nghĩa Yên Thế đang thay da đổi thịt từng ngày.
-
1 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
2 Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024 -
3 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
4 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm hỏi đồng bào, chiến sỹ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 -
5 Tôn vinh 56 “Nhà khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024