

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nêu quan điểm trên trong điều kiện tình hình thiên tai có xu hướng diễn biến cực đoan và khó đoán định, dẫn đến hệ lụy khó lường hơn nếu dự báo không tốt.
Phó Thủ tướng gợi ý, cần xem xét hợp nhất Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn với Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai để giảm đầu mối, tạo điều kiện thuận lợi khi phối hợp giữa Trung ương và địa phương.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, phải thường xuyên rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh các quy định, chương trình về phòng, chống thiên tai cho phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của tình hình thiên tai.
Cùng với đó, cần tăng cường công tác phối hợp trong khâu chuẩn bị; làm tốt hơn nữa công tác thông tin, truyền thông nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng về phòng chống thiên tai; huy động nguồn lực ngoài nhà nước cho công tác này.

Đối với các địa phương, cần lồng ghép nội dung phòng, chống với thiên tai vào trong các quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương mình nhằm hạn chế tối đa rủi ro, thiệt hai do thiên tai, Phó Thủ tướng lưu ý.
Nhân dịp này, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao và mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ, đồng hành của các tổ chức, cán nhân trong và ngoài nước, cũng như các tổ chức quốc tế trong việc phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2022, tình hình thiên tai trên thế giới diễn ra rất phức tạp với quy mô lớn chưa từng có, phạm vi ảnh hưởng rộng, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, điển hình như nắng nóng, hạn hán kéo dài, nghiêm trọng nhất trong vòng 500 năm tại châu Âu; siêu bão Ian đổ bộ vào Mỹ cuối tháng 9 làm 154 người chết; lũ lụt lịch sử trong tháng 7-8 tại Pakistan làm gần 1.700 người thiệt mạng…
Thiên tai năm 2022 đã làm 30.700 người chết, mất tích, thiệt hại về kinh tế trên 224 tỷ USD. Đặc biệt, đầu năm 2023, tại khu vực miền Nam và miền Trung Thổ Nhĩ Kỳ, giáp biên giới với Syria đã xảy ra 2 trận động đất với độ lớn 7,8 và 7,5 độ Fichter gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng: 53.000 người chết, 130.000 người bị thương và hơn 6.200 toà nhà bị sập đổ, thiệt hại kinh tế trên 105 tỷ USD.

Tại Việt Nam, thiên tai xảy ra cực đoan, trái quy luật ngay từ những tháng đầu năm và trên các vùng miền cả nước với 21/22 loại hình thiên tai, 1.072 trận thiên tai được thống kê.
Một số đợt thiên tai cực đoan, dị thường trong năm 2022 có thể kể đến: Mưa lớn kéo dài tại miền Bắc trong các tháng 4, 5, 6; miền Trung hứng chịu liên tiếp 3 cơn bão đổ bộ và mưa lũ sau bão gây thiệt hại nặng nề; 247 trận động đất xảy ra trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; đê biển Tây, tỉnh Cà Mau bị sạt lở do sóng lớn…
Thiên tai trong năm đã làm 175 người chết, mất tích, thiệt hại về kinh tế gần 19.500 tỷ đồng, gấp 1,6 lần thiệt hại về người và 3,4 lần thiệt hại về kinh tế so với năm 2021.
Dự báo trong năm 2023, nắng nóng có thể gay gắt hơn, vì vậy các địa phương cần đề phòng khả năng xảy ra thiếu nước, chú trọng phòng ngừa cháy nổ, hỏa hoạn.
Theo Chính phủ
-
Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
Kim ngạch xuất khẩu nông sản hữu cơ của Việt Nam đạt hơn 335 triệu USD/năm
-
Nhận diện thực trạng liên kết tiêu thụ, xuất khẩu sầu riêng Việt Nam
-
Phát triển, quản lý, nâng cao chất lượng hội viên nông dân trong thời kỳ hiện nay
- Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong đấu tranh cách mạng - thành công lớn của Đảng trong cuộc vận động Cách mạng Tháng Tám - 1945
- Cà Mau công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, sạt lở bờ biển
- Vai trò của Hội Nông Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã
- Thúc đẩy triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, đồng thời tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn
- Chính thức điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng từ 1/7
- “Viết cho ai” - Lời chỉ dẫn của Bác Hồ vẫn nguyên giá trị thời đại
- Thúc đẩy thay đổi tư duy của nông dân Việt Nam từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp
-
Lạng Sơn hướng tới đẩy mạnh đào tạo nghề, nâng cao trình độ mọi mặt cho nông dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 3/10, Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 – 2028 chính thức khai mạc với 259 đại biểu đại diện cho gần 108.000 hội viên, nông dân trong tỉnh tham dự.
-
Lũ quét, sạt lở đất ngày càng khốc liệt: Giải pháp nào cần ưu tiên?Theo chuyên gia khí tượng thủy văn, do tính chất khốc liệt và những thiệt hại to lớn do lũ quét, sạt lở đất gây ra, nên việc đầu tư công nghệ cảnh báo thiên tai là rất cấp thiết.
-
Bão KOINU với sức gió giật cấp 17 sắp tiến vào khu vực Biển ĐôngTheo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 3/10, một cơn bão rất mạnh có tên quốc tế là KOINU đang hoạt động ở vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu-Dông (Philippin).
-
Tôn vinh 100 nông dân xuất sắc, 63 hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu năm 2023(Tapchinongthonmoi.vn) - Sáng ngày 3/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) tổ chức họp báo thông tin về chuỗi các sự kiện trong Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam năm 2023.
-
Mạnh dạn đầu tư để làm chủ trang trại gà cho thu doanh thu hàng tỷ(Tapchinongthonmoi.vn) - Hội viên nông dân Nguyễn Mạnh Hà, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình là điển hình trong phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, luôn giúp đỡ hội viên nông dân trên địa bàn phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
-
Tạo sức bật cho 5 thành phố “đầu tàu” kinh tế của cả nướcVới vai trò chủ lực phát triển kinh tế, ngành Công Thương đã góp phần quan trọng để kinh tế các thành phố tiếp tục duy trì tăng trưởng, đóng góp vào tăng trưởng GRDP chung của cả nước.
-
Đầu tư cho con người, cho chính sách xã hội để phát triển bền vữngSẽ có nghị quyết mới về chính sách xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để giải quyết các vấn đề xã hội, phù hợp với mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.
-
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư khai mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII(Chinhphu.vn) – Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chính thức khai mạc sáng nay (2/10) tại Thủ đô Hà Nội. Trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
-
TTCK: Thị trường đang xuống đáy hay phục hồiĐóng cửa phiên giao dịch thứ 6, chỉ số Vn-Index tăng nhẹ 1,7 điểm lên mức 1.154 điểm và đi kèm với thanh khoản giao dịch ở sàn HSX đạt mức thấp 13.960 tỷ đồng.
-
Người dân Việt Nam sẽ sớm được tiếp cận vắc xin sốt xuất huyết(Taochinongthonmoi.vn) - Đó là ý kiến của TS. Nguyễn Ngô Quang - Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế trong buổi ký kết hợp tác giữa Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC và Tập đoàn Takeda (Nhật Bản) vào cuối tháng 9 vừa qua.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
-
5 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp