Tây Ninh công bố vùng an toàn dịch bệnh và các sự kiện quan trọng trong ngành Chăn nuôi của tỉnh
Buổi họp báo về kế hoạch tổ chức lễ công bố Vùng an toàn dịch bệnh tỉnh Tây Ninh. Ảnh Lưu Thủy
Tây Ninh tập trung xây dựng vùng an toàn dịch bệnh
Ông Trần Văn Chiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cho biết, năm 2024, đàn gia cầm của tỉnh có khoảng 10 triệu con, sản lượng thịt đạt 62.460 tấn. Tây Ninh hiện có 116 trang trại chăn nuôi gia cầm với tổng đàn khoảng 9 triệu con. Trong đó, có 81 cơ sở chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận VietGAHP.
Tây Ninh hiện có 1 vùng thuộc huyện Dương Minh Châu và 6 cơ sở cấp xã thuộc huyện Gò Dầu được chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và Newcastle trên gà; 71 cơ sở chăn nuôi khác được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh.
Ông Trần Văn Chiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh chia sẻ tại buổi họp báo. Ảnh Lưu Thủy
Theo ông Chiến, cơ cấu chăn nuôi tiếp tục chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi quy mô trang trại tập trung hướng chăn nuôi an toàn sinh học. Tây Ninh xác định xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật có ý nghĩa quan trọng trong triển khai thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi.
Do vậy, ngành Nông nghiệp Tây Ninh tổ chức lại các khâu sản xuất, đẩy mạnh xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghệ tiên tiến. Từ đó, Tây Ninh hướng đến đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, hình thành nhiều chuỗi chăn nuôi, giết mổ theo hướng công nghệ cao.
Ông Nguyễn Văn Long - Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết, vùng an toàn dịch bệnh có vai trò quan trọng với ngành Chăn nuôi. Theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu sản phẩm động vật đến một quốc gia nào đó, bên cạnh việc tuân thủ yêu cầu của các nước đối với kiểm dịch nhập khẩu sản phẩm động vật trên cạn thì cần phải tuân thủ yêu cầu của tổ chức Thương mại và tổ chức Thú y thế giới.
Tại họp báo, ông Gabor Fluit - Tổng Giám đốc toàn cầu tập đoàn Hoàng gia De Heus đã chia sẻ kinh nghiệm của Hà Lan trong việc thành lập vùng an toàn dịch bệnh, phân chia, cách ly các khu vực bị nhiễm bệnh hiệu quả nhằm tránh dịch bệnh lây lan sang các khu vực khác.
Đặc biệt, gia De Heus phân vùng an toàn dịch bệnh theo khái niệm của OIE, để giúp Việt Nam có thể xuất khẩu thịt sang nước khác một cách an toàn, tránh được các rào cản thương mại về an toàn thực phẩm.
“Nếu làm tốt vùng an toàn dịch bệnh, Việt Nam có thể xuất khẩu được thịt heo qua Nhật, Hàn Quốc, thậm chí có thể xuất khẩu ức gà sang châu Âu. Hiện giá trị ức gà châu Âu cao gấp 2-3 lần ở Việt Nam”, ông Gabor Fluit phân tích.
Hàng loạt sự kiện quan trọng trong ngành Chăn nuôi tỉnh Tây Ninh
Cùng với lễ công bố Vùng an toàn dịch bệnh tỉnh Tây Ninh, ông Vũ Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hùng Nhơn cũng chia sẻ thêm về chuỗi các sự kiện được tổ chức đồng loạt trong ngày 19/5 tại Tây Ninh.
Đó là lễ khánh thành Khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh, Lễ công bố 7 dự án đầu tư trọng điểm trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2025-2030 có tổng vốn đầu tư lên đến 2.500 tỷ đồng, và công bố Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm gia cầm sang thị trường Halal.
Chuỗi sự kiện ngày 19/5, và sẽ có khoảng 1.000 đại biểu, khách mời. Đây được xem là sự kiện có quy mô quốc tế lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực nông nghiệp tại Tây Ninh và khu vực Đông Nam bộ.
Lãnh đạo Bộ NNPTNT thăm nhà máy ấp trứng công nghệ cao do công ty CP Bel Gà (Bỉ), cùng các đối tác De Heus, Hùng Nhơn xây dựng ở Tây Ninh. Ảnh Lưu Thủy
Theo ông Hùng, chuỗi sự kiện được tổ chức trong ngày 19/5 là “bước chạy đà” của chiến lược hợp tác mới, xây dựng chuỗi liên kết De Heus - Hùng Nhơn. Chuỗi liên kết này bao gồm De Heus, Hùng Nhơn cùng hệ thống liên kết chuỗi như DHN, Bel Gà, Green Chicken, Visakan, Big Duchtman, Bio Agritech HN. Dự kiến, mô hình này sẽ đạt doanh thu hàng tỷ USD vào năm 2030.
Buổi họp báo cũng tổ chức lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND tỉnh Tây Ninh, Tập đoàn Hùng Nhơn, tập đoàn De Heus cùng các đối tác về việc khảo sát, đầu tư xây dựng Nhà máy ấp con giống hiện đại, công nghệ cao.
Bên cạnh đó là lễ ký kết các trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, cung cấp sản phẩm vịt giống và vịt thịt; nhà máy phân bón hữu cơ, triển khai kế hoạch hợp tác, xây dựng và phát triển liên kết chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm gia súc, gia cầm theo tiêu chuẩn Halal để xuất khẩu đi thị trường quốc tế và các nước Hồi giáo.
Cũng tại buổi họp báo, đại diện De Heus và Hùng Nhơn đã công bố thông tin về Quỹ Tử thiện DHN. Quỹ Từ thiện DHN có quy mô 30 tỷ đồng với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ người nghèo tiếp cận thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
-
Sản xuất tinh dầu tràm hướng mở cho người nông dân -
Hưng Yên: Trồng nhãn hữu cơ nâng tầm thương hiệu nhãn "tiến Vua" -
Tập huấn kiến thức về sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu -
Sản phẩm OCOP đưa nông sản Yên Dũng ngày càng vững chắc trên thị trường
- Canh tác lúa thân thiện với môi trường, giá trị nếp cái hoa vàng của Thái Sơn tăng
- Tín dụng chính sách đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới Tuyên Quang
- Hướng dẫn cách chằng chống nhà cửa an toàn trước siêu bão Yagi
- Người giữ hồn văn hoá lúa mùa
- Cán bộ Hội gương mẫu, nói đi đôi với làm
- Bảo tồn, phát triển và sản xuất đa dạng các sản phẩm từ cây dược liệu quý Xáo tam phân
- Ký ức hào hùng của dũng sĩ 6 lần bắn rơi máy bay địch
-
Phú Mỹ: Đồng hành thiết thực cùng bà con nông dân qua chương trình “Bác sĩ nông học”(Tapchinongthonmoi.vn) - Vào những ngày cuối tháng 11/2024, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cùng Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Phú Mỹ) đã phối hợp với Hội Nông dân tại các tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp tổ chức chương trình "Bác sĩ nông học".
-
Thủ tướng: Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị theo hướng hiện đạiThủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng đường sắt đô thị lựa chọn công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam; đa dạng hóa các nguồn lực...
-
Lâm Đồng: Phấn đấu đến cuối năm 2025 có 10/10 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mớiChương trình Xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến nay đã tạo nên diện mạo mới cho các vùng quê khi cơ sở hạ tầng phát triển, các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, các mô hình phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị đã được hình thành và nhân rộng, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân địa phương.
-
Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ nhân dân.
-
Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao“Bản làng có bình yên, nhà nhà êm ấm thì bà con mới yên tâm sản xuất, mới no đủ được” - Câu nói của ông Giàng Lao Khay, người có uy tín trong bản Pa Kha II, xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La làm chúng tôi nhớ mãi.
-
Hà Tĩnh: Triển vọng từ nghề trồng dâu nuôi tằm(Tapchinongthonmoi.vn)–Trong những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã An Dũng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng các loại cây ngắn ngày hiệu quả thấp sang trồng dâu nuôi tằm và đã thu được kết quả kinh tế khả quan, có thể nghiên cứu nhân rộng.
-
Lào Cai: Nông dân thu hơn trăm tỷ đồng một năm từ quả quýt sen(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai hiện có trên 800ha quýt, trong đó có trên 500ha quýt đang cho thu hoạch, dự kiến sản lượng quýt đạt trên 6.000 tấn, trung bình đạt 12 tấn/ha, thu về khoảng trên 140 tỷ đồng.
-
Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An(Tapchinongthonmoi.vn) – Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình phát triển kinh tế, xã hội.
-
Chuỗi bán lẻ của Masan báo lãi sau thuế dương trong quý III/2024WinCommerce ghi nhận doanh thu quý III tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 8.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cũng đạt 20 tỷ đồng, lần đầu có lãi dương kể từ đại dịch Covid-19.
-
Lâm Đồng: Tổ chức sản xuất và thu nhập của người dân nông thôn được nâng caoSau 14 năm thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã giúp diện mạo nông thôn tỉnh Lâm Đồng ngày càng hoàn thiện, chất lượng cuộc sống người dân dần được nâng cao. Thành tựu nổi bật là đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 111/111 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả -
4 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
5 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn