Thạc sỹ 9X – bỏ phố về quê làm nông nghiệp
Đó là anh Nguyễn Văn Thảo, sinh năm 1990, ở ấp Vĩnh Thuận, xã Thuận Thới (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) – người ít tuổi nhất trong 68 người được T.Ư Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh “Nhà khoa học của Nhà nông” lần thứ Ba năm 2020.
Năm 2018, tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Công nghệ sinh học, đồng thời là Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Thuận Thới với mô hình sản xuất nông nghiệp khép kín (mô hình Bò – trùn (giun) – bò – rau; heo – trùn – heo – cây ăn trái hoặc rau; dê – trùn -dê – cây ăn trái) đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Vừa đi học và xây dựng trang trại
Chia sẻ về những ngày đầu vừa đi học vừa xây dựng mô hình trang trại, anh Nguyễn Văn Thảo cho biết: Năm 2015, khi bắt đầu học thạc sĩ ngành Công nghệ sinh học, trong một lần đi dự hội thảo về nông nghiệp biết đến mô hình nuôi và sử dụng trùn quế bằng các loại phế thải nông nghiệp, chăn nuôi. Anh Thảo thấy ở quê mình phân heo, phân bò bỏ đi nhiều quá, đến mùa nước nổi rất bẩn và ô nhiễm nguồn nước nên anh quyết định nghiên cứu và tìm hiểu xây dựng mô hình nông nghiệp khép kín từ khâu xử lý phân bò, phân heo dùng để nuôi trùn quế; trùn thì làm thức ăn chăn nuôi, phân trùn xử lý thành phân để bón cho cây trồng.
Theo anh Thảo, bản thân trùn quế đã là một “nhà máy” sản xuất phân bón tự nhiên hoàn chỉnh. Với hệ tiêu hoá tuyệt vời có thể phân huỷ được nhiều phế phẩm nông nghiệp, cùng với hệ thống vi sinh vật cộng sinh có lợi đã tạo nên một loại phân bón vô cùng hữu ích. Chính vì vậy, có thể nói đây là một mô hình hữu cơ khép kín, giải quyết được các vấn đề môi trường, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, tiêu tốn ít năng lượng điện. Đây chính là điểm khác biệt giữa mô hình này với mô hình sản xuất phân hữu cơ truyền thống khác.
Thời gian đầu nuôi trùn quế gặp rất nhiều khó khăn, thiếu vốn, các thành viên trong gia đình không ủng hộ vì mọi người đều cho rằng học thạc sĩ nên kiếm việc ổn định ở thành phố chứ về quê làm nông nghiệp vất vả, dễ bị lỗ vốn. “Lúc đó tôi vừa đi học, vừa đi làm công ty để lấy tiền đầu tư vào mô hình. Trang trại khi mới xây dựng chỉ có 200m2, hiện nay đã lên tới 1.000m2. Điều may mắn nhất là được 2 người bạn học ủng hộ cả về tinh thần lẫn vật chất” – anh Thảo chia sẻ.
Dù, anh đã nghiên cứu kỹ và học hỏi cách nuôi trùn, nhưng do còn thiếu kinh nghiệm, cộng với việc nuôi trùn trên nền đất thịt không thoát nước, độ ẩm cao khiến kén trùn chết nhiều. Lô đầu tiên gần như thất bại, chỉ sử dụng được đế bón cho cây trồng của gia đình.
Tuy thất bại nhưng anh không nản, anh tiếp tục nghiên cứu cách nuôi trùn, làm phân bón và thử nghiệm luôn tại trang trại của gia đình. Sau thấy hiệu quả, anh bắt đầu giới thiệu bán cho bà con xung quanh. Lúc đầu cũng chỉ là bán phân thô, sau đó anh nghiên cứu xử lý vi sinh, đầu tư máy xay, đóng bao, mẫu mã, đăng ký sản phẩm và năm 2019 được công nhận sản phẩm phân bón hữu cơ.
“Lợi đơn, lợi kép” từ mô hình khép kín
Anh Nguyễn Văn Thảo cho biết: Hiện nay, với diện tích trang trại của gia đình rộng 1000m2, với 20 con bò, đào ao thả cá và trồng cây ăn trái. Tất cả đều hoạt động theo quy trình khép kín. Trang trại của gia đình tạo việc làm cho 22 lao động thường xuyên với mức thu nhập từ 7-10 triệu đồng/tháng. Từ năm 2016 – 2020 đã tập huấn và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân trong và ngoài tỉnh về các mô hình nông nghiệp khép kín thu hút trên 1.000 nông dân tham dự với trên 16 lớp gồm các mô hình sau:
Mô hình bò – trùn – bò rau: Trước đây, nông dân chăn nuôi bò theo cách truyền thống cho ăn cỏ hay thân cây chuối… thời gian vỗ béo lâu từ 12 -15 tháng, tốn rất nhiều công chăm sóc, lãi suất không cao. Hiện nay nông dân áp dụng quy trình chăn nuôi mới, sử dụng phân bò nuôi trùn và sử dụng trùn thịt vỗ béo bò theo từng giai đoạn phát triển, cắt giảm thời gian vỗ béo từ 3-4 tháng. Mô hình này đã chuyển giao cho nông dân các tỉnh như Vĩnh Long, Trà Vinh, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bến Tre…
Mô hình Heo – trùn – heo – cây ăn trái hoặc rau: Sử dụng phân heo nuôi trùn và sử dụng trùn thịt nuôi heo thay thức ăn, kết hợp phân trùn trồng rau sạch hoặc cây ăn trái. Mô hình đã triển khai cho 20 nông dân tại huyện Trà Ôn, huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long, huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh.
Mô hình Dê – trùn – dê- cây ăn trái: Sử dụng phân dê nuôi trùn và sử dụng trùn thịt vỗ béo dê, trùn còn thừa ra chăn nuôi cá kết hợp phân trùn trồng cây ăn trái và làm bầu giá thể trồng cây dưa lưới hướng hữu cơ. Mô hình đã được chuyển giao cho Công ty Cổ phần Phát triển nông nghiệp Hải Âu ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
Từ khi thành lập năm 2018 đến nay, HTX Thuận Thới đã có 18 thành viên, nuôi trùn quế, nuôi bò và trồng cây ăn trái. HTX hỗ trợ các thành viên bằng cách cung cấp con giống, chuyển giao kỹ thuật nuôi trùn. Mỗi gia đình nuôi từ 1-2 con bò, sử dụng phân bò nuôi trùn quế. Trùn làm thức ăn cho gà, bò, heo còn phân trùn quế bón cho cây trái trong vườn, còn lại có thể làm thức ăn cho cá. HTX còn tính cả công thức nuôi bò, cho ăn với số lượng như thế nào để đảm bảo bò mau lớn, đủ dinh dưỡng cần thiết, cắt giảm chi phí chăn nuôi. Nếu gia đình sử dụng không hết, HTX sẽ thu mua lại và trừ dần vào chi phí ban đầu đến khi hết nợ thì thôi.
Hiện nay, nhờ sản xuất theo quy trình khép kín, cắt giảm chi phí mua thức ăn, phân bón và có nguồn thu từ nuôi trùn mà thu nhập mỗi thành viên bình quân từ 4-5 triệu đồng/tháng. Chưa kể các nguồn thu từ sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi. Đồng thời giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, hạn chế sử dụng thuốc sâu, tăng giá trị nông sản.
Bên cạnh việc chăm lo phát triển HTX, nghiên cứu mô hình mới, từ năm 2018 đến nay, anh Thảo luôn đồng hành với Hội Nông dân xã, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên xã, tặng quà cho người nghèo khó khăn, bệnh tật, học sinh nghèo vượt khó… Năm 2020, anh đã kết hợp với Trung tâm Dạy nghề ở TP. Cần Thơ hướng dẫn xây dựng và chuyển giao kỹ thuật nuôi trùn cho người khuyết tật tại Trung tâm.
“Là một trong 68 nhà khoa học được tôn vinh “Nhà khoa học của Nhà nông”, tôi là người trẻ nhất cảm thấy rất vinh dự, cũng là nguồn động lực để bản thân cố gắng phát triển hơn, có nhiều công trình nghiên cứu hơn để giúp ích cho nông dân, nông thôn và góp một phần sức lực nào đó xây dựng quê hương cũng như làm giàu cho bản thân mình”.
Anh Nguyễn Văn Thảo.
Quang Tú
-
Tuyên Quang: Nông nghiệp tăng trưởng ấn tượng, vượt chỉ tiêu năm 2024 -
Huyện Đức Linh: Nông dân chủ động chia sẻ, liên kết để cùng nhau ổn định cuộc sống nhờ trồng rau sạch -
21 ngày 'hồi sinh' từng giọt nước thải ở trang trại bò sữa TH -
Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai
- Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
- Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL
- Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững
- Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể
- Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
-
Liên tiếp xử lý các trường hợp tàng trữ, buôn bán pháo hoa nổ, pháo nổCông an thành phố Hà Nội tăng cường đồng bộ nhiều giải pháp để ngăn chặn các đối tượng có hành vi tàng trữ, buôn bán pháo hoa nổ, pháo nổ; đồng thời xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.
-
Thường trực Ban Bí thư thăm, tặng quà Tết tại thôn Làng NủÔng Trần Cẩm Tú gửi lời thăm hỏi ân cần tới cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động, nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai nhân dịp tết cổ truyền của dân tộc.
-
Thủ tướng xúc động giải đáp 10 kiến nghị của kiều bào tại Ba LanTối 16/1, tại Thủ đô Warsaw, trong chương trình thăm chính thức Ba Lan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan.
-
Tổng Bí thư thắp hương tưởng niệm các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nướcTổng Bí thư Tô Lâm đã thắp nén hương thơm, thành kính tưởng nhớ những công lao đóng góp to lớn của các đồng chí nguyên Tổng Bí thư: Lê Duẩn, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu.
-
Cảnh sát giao thông tỉnh Bắc Giang ra quân xử lý vi phạm: Không có vùng cấmVào dịp cuối năm Giáp Thìn, nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa lớn, các địa phương trong đó có Bắc Giang tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các lỗi vi phạm để đảm bảo an toàn giao thông cho người dân trên các tuyến đường.
-
Hội Nông dân Việt Nam trao tặng quà Tết Ất Tỵ cho nông dân nghèo tại Nam ĐịnhNgày 15/1, Đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm, trao quà Tết Ất Tỵ 2025 cho hội viên nông dân nghèo có hoàn cảnh khó khăn ở Nam Định.
-
Tuyên Quang: Nông nghiệp tăng trưởng ấn tượng, vượt chỉ tiêu năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, ngành nông nghiệp Tuyên Quang năm 2024 vẫn đạt được những kết quả ấn tượng, vượt nhiều chỉ tiêu đề ra. Đáng chú ý là việc xuất khẩu thành công nông sản sang thị trường Anh, khẳng định uy tín và chất lượng nông sản của tỉnh.
-
Tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đánBộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2025.
-
Xây dựng văn hóa có vai trò quyết định đến công tác xây dựng, chỉnh đốn ĐảngGiáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh xây dựng văn hóa trong Đảng có vai trò hệ trọng, quyết định đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện.
-
Công bố Quyết định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ươngChiều 15/1, tại Hà Nội, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các vụ, đơn vị.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
3 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
4 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
5 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix