Thanh Hóa: Nhiều mô hình tuyên truyền pháp luật hiệu quả
Đa dạng các mô hình tuyên truyền pháp luật cho nông dân
Tháng 4 vừa qua, Hội ND tỉnh Thanh Hoá đã ra mắt Câu lạc bộ (CLB) “Nông dân với pháp luật” tại xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc. Theo đó, CLB gồm 55 thành viên là cán bộ, hội viên nông dân và những người am hiểu pháp luật trên địa bàn xã, hoạt động trên tinh thần tự nguyện.
CLB sinh hoạt định kỳ 1 lần/tháng. Thông qua mỗi buổi sinh hoạt, các thành viên CLB đã nắm bắt được những luật quan trọng, thiết thực để phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật như: Luật Đất đai; Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Hôn nhân và gia đình…
Bên cạnh đó, CLB cũng phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thực hiện giám sát, phản biện xã hội trên địa bàn, đảm bảo các quy định của pháp luật. Tham gia hòa giải các mâu thuẫn trong nông dân, nhân dân, đề xuất các giải pháp thực hiện việc giải quyết khiếu nại tố cáo, phát huy những giá trị nhân văn truyền thống về tình làng, nghĩa xóm, không để phát sinh khiếu kiện vượt cấp.
Đánh giá cao hoạt động của CLB “Nông dân với pháp luật”, ông Vũ Văn Long - Chủ tịch Hội ND huyện Ngọc Lặc cho biết: Tham gia CLB, trình độ hiểu biết về pháp luật của nông dân được nâng cao. Nhờ vậy, các vụ mâu thuẫn, khiếu nại ở địa bàn nông thôn huyện Ngọc Lặc, trong đó có xã Cao Ngọc đã giảm bớt đáng kể, các xung đột thường được giải quyết ngay từ cơ sở.
Còn tại xã Tam Chung, huyện Mường Lát là điểm sáng tuyên truyền pháp luật với mô hình chi hội “Nông dân với pháp luật”. Ông Hà Văn Việt - Chủ tịch Hội ND xã Tam Chung cho biết: Trong các buổi sinh hoạt của Hội, chúng tôi thường xuyên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể lồng ghép tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy định liên quan đến đất đai, phòng chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình… Từ đó, nhận thức về pháp luật của người dân được nâng lên. Người dân có ý thức hơn trong việc tham gia bảo vệ an ninh trật tự, thường xuyên nhắc nhở con em học tập để nâng cao hiểu biết, tránh xa tệ nạn xã hội, không nghe kẻ xấu xúi giục, đặc biệt là tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn.
Ông Lộc Văn Hiến - Chủ tịch Hội ND huyện Mường Lát cho biết: Huyện Mường Lát có đường biên giới dài hơn 100km, tiếp giáp với tỉnh Hủa Phăn (Lào). Người dân đa số là đồng bào dân tộc thiểu số nên am hiểu về pháp luật còn hạn chế. Chính vì vậy, Hội ND huyện Mường Lát xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên nông dân là nhiệm vụ trọng tâm.
Với 6.972 hội viên, 88 chi hội, Hội ND huyện Mường Lát luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, các cấp Hội ND cũng đẩy mạnh tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mường Lát, chính sách khuyến khích doanh nghiệp tích tụ tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện; chính sách về giải phóng mặt bằng, thu hồi đất trên địa bàn huyện đến các tầng lớp nhân dân.
Từ năm 2020 đến nay, các cấp Hội Nông dân trong huyện đã phối hợp với các ban, ngành, tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội, xây dựng, lựa chọn nội dung tuyên truyền liên quan thiết thực đến đời sống nhân dân như: Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Đất đai... để tổ chức tuyên truyền, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý được 42 buổi cho 10.921 lượt hội viên nông dân.
Bên cạnh đó, định kỳ hàng năm, Hội ND huyện chỉ đạo, hướng dẫn Hội ND xã, thị trấn tổ chức cho hội viên ký cam kết “Gia đình hội viên không có người vi phạm pháp luật, không mắc các tệ nạn xã hội”. Đến nay, 100% chi hội với 4.800 hộ gia đình hội viên, nông dân tham gia ký cam kết, cấp phát trên 1.608 cuốn tài liệu, tờ rơi pháp luật, duy trì hoạt động 88 chi hội “Nông dân với pháp luật”.
Tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật
Ông Trần Bình Quân - Chủ tịch Hội ND tỉnh Thanh Hoá cho biết: Những năm qua, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh Thanh Hoá luôn xác định rõ vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Theo đó, Hội ND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch cụ thể; đồng thời, thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao các cấp Hội tích cực thực hiện bằng những hình thức đa dạng, phong phú.
Đến nay, các cấp Hội đã chủ động phối hợp với ngành chức năng trên địa bàn tổ chức 34.265 buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho 1.225.710 lượt cán bộ, hội viên, nông dân tham dự.
Đáng chú ý, thực hiện Quyết định 81 của Thủ tướng Chính phủ và xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương, mô hình các CLB “Nông dân với pháp luật” được quan tâm hướng dẫn thành lập và ra mắt. Thông qua đó, nhằm nâng cao kỹ năng tiếp công dân, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo và hòa giải ở cơ sở, dần đáp ứng được những yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Đến nay, toàn tỉnh có 27 xã, phường, thị trấn đã xây dựng và duy trì hoạt động của 27 CLB “Nông dân với pháp luật” với trên 11.000 thành viên tham gia làm nòng cốt. Mặt khác, các CLB “Nông dân với pháp luật” cũng xây dựng được gần 150 tủ sách pháp luật tại cộng đồng dân cư và các chi hội.
Hàng năm, các cấp Hội thường xuyên quan tâm, tiến hành củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng cho 39 báo cáo viên cấp tỉnh, 557 báo cáo viên cấp huyện và 2.491 tuyên truyền viên cấp cơ sở. Vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia vào làm thành viên của 5.877 tổ an ninh nhân dân, 217 tổ bảo vệ dân phố, 448 tổ tuần tra nhân dân…
Các cấp Hội còn phối hợp tổ chức 369 buổi tư vấn, trợ giúp pháp lý cho 33.070 lượt người về các chính sách liên quan đến quyền sử dụng đất, đền bù giải phóng mặt bằng và các chính sách liên quan đến hội viên, nông dân; phối hợp tham gia tiếp 2.699 lượt nông dân. Bên cạnh đó, tiếp nhận và tham gia giải quyết 438 đơn, thư khiếu nại; tham gia hòa giải 840 vụ việc mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ hội viên, nông dân ở cấp cơ sở…
“Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, các cấp Hội trong tỉnh Thanh Hoá tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng các sở, ngành trên địa bàn tăng cường sự đổi mới đối với các hình thức tuyên truyền, qua đó, nhằm chuyển tải các văn bản pháp luật sâu rộng và cụ thể hơn nữa để thực sự đi vào cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của các địa phương”.
Ông Trần Bình Quân - Chủ tịch Hội ND tỉnh Thanh Hoá.
-
Bình Định: Sôi nổi Hội thi nông dân công tác giảm nghèo bền vững -
“Cần cán bộ Hội nhiều kinh nghiệm về xây dựng chi, tổ hội” -
Người làm “cầu nối” nông dân và doanh nghiệp -
Tập huấn cho cán bộ, hội viên nông dân về sử dụng năng lượng tái tạo
- Phú Thọ: Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Hội Nông dân
- Trang bị kiến thức chuyển đổi số cho cán bộ Hội cơ sở
- “Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội”
- “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ”
- “Cán bộ Hội phải hiểu biết sâu rộng, đa dạng và linh hoạt”
- Vùng nông thôn sẽ là nhân tố thúc đẩy giai đoạn bùng nổ tiếp theo của nền kinh tế số
- Nỗ lực, tâm huyết góp phần để cuộc sống nông dân ngày một thịnh vượng
-
Bình Phước công nhận 20 sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn)- Tại Quyết định số 1637/QĐ-UBND ngày 30/10/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, bà Trần Tuyết Minh đã ký công nhận sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu tỉnh Bình Phước năm 2024.
-
Công nhận thêm nhiều sản phẩm đạt OCOP của huyện Bình Giang(Tapchinongthonmoi.vn) - UBND huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đã tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Bình Giang năm 2024 công nhận một loạt sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện, nâng tổng số sản phẩm OCOP của huyện lên 16 sản phẩm, trong đó có 1 sản phẩm 4 sao và 15 sản phẩm 3 sao.
-
Bình Dương: Tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệpTỉnh Bình Dương sẽ đẩy mạnh, phát triển nông nghiệp sinh thái, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp và thực hành trách nhiệm xã hội trong sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp. Đó là mục tiêu, nhiệm vụ, cũng là giải pháp động lực để phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay.
-
Bà Rịa-Vũng Tàu: Nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân giúp hội viên vươn lên làm giàuNguồn Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND) các cấp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã và đang phát huy hiệu quả thiết thực, giúp nhiều hội viên nông dân dám nghĩ, dám làm, xây dựng được nhiều mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện địa phương để tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.
-
Bình Định: Sôi nổi Hội thi nông dân công tác giảm nghèo bền vữngVừa qua, Hội Nông dân tỉnh Bình Định đã tổ chức thành công Hội thi "Nông dân với công tác giảm nghèo bền vững năm 2024". Hội thi được tổ chức ở 2 huyện miền núi Vân Canh và huyện trung du Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
-
Chỉ có 1 loại thuế GTGT 5% mới được hoàn thuế: Cần thay đổi để tạo công bằng giữa các doanh nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) - Theo ông Nguyễn Văn Được - Ủy viên thường trực Hội Tư vấn thuế Việt Nam, đa phần doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, rất ít doanh nghiệp chỉ sản xuất một lĩnh vực chịu thuế GTGT 5%. Do đó, sửa Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) cần đảm bảo công bằng đối với các doanh nghiệp cùng ngành nghề sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT 5%...
-
Thanh Hoá: Tham vấn nông dân về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vữngNgày 31/10/2024, tại xã Thiết Ống (huyện Bá Thước), Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tham vấn, đối thoại cán bộ, hội viên nông dân về tình hình kinh tế xã hội thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2024.
-
Lâm Đồng: Công nhận 3 mô hình điểm với sản phẩm là du lịch canh nôngTrong năm 2024, tỉnh Lâm Đồng công nhận 3 mô hình điểm du lịch với sản phẩm là du lịch canh nông. Điểm khác so với 33 mô hình du lịch canh nông được hoạt động thí điểm trước đây, mỗi mô hình du lịch canh nông mới đều có một loại sản phẩm chủ lực khác biệt.
-
Bình Dương: Hội Nông dân và PVI cùng nhau đánh giá kết quả thỏa thuận hợp tácNgày 31/10/2024, tại tỉnh Bình Dương, Hội Nông dân (HND) tỉnh và Công ty Bảo hiểm PVI Bình Dương tổ chức hội nghị giao ban nhằm đánh giá kết quả thỏa thuận hợp tác thực hiện “Chương trình an sinh xã hội, phúc lợi cho hội viên, nông dân”.
-
Cuba mong muốn hợp tác, đầu tư nông nghiệp công nghệ cao với Việt NamNgày 31/10, tại TP. HCM, Đoàn Hội Tiểu nông Cuba đã thăm và làm việc với Ban quản lý Khu Nông nghiêp Công nghệ cao TP. HCM. Đây là hoạt động trong Kế hoạch hoạt động đối ngoại năm 2024 của Trung ương Hội Nông dân (HND) Việt Nam.
-
1 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
2 Tôn vinh 56 “Nhà khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024 -
3 Trưởng bản “vượt lũ” cứu dân trong đêm -
4 Tôn vinh những người "Gieo trí tuệ, gặt mùa vàng" -
5 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ”