Thành tỷ phú từ thương hiệu “trứng gà Cẩm Đông”
Nâng tầm thương hiệu “trứng gà Cẩm Đông”
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông nên từ nhỏ ông Đào Hữu Thuân (sinh năm 1964) đã ấp ủ làm giàu, quyết chí tìm hướng đi riêng để lập thân, lập nghiệp. Năm 1987, sau thời gian cùng vợ vật lộn với nhiều nghề, ông Thuân bắt đầu nuôi 100 con gà thịt giống Lương Phượng lai. Số lượng gà tăng dần qua các năm, đến năm 2007 là 8.000 con, đồng thời gia đình ông trở thành đại lý cấp 1 cung cấp gà và thức ăn chăn nuôi cho nhiều trang trại gà ở các xã trong huyện. Từ năm 2011 đến năm 2014, ông chuyển sang nuôi gà trắng hậu bị. Tuy nhiên, thời gian sau đó số lượng người nuôi gà hậu bị ngày càng nhiều, hiệu quả kinh tế không cao. Năm 2015, nhận thấy thị trường có nhu cầu sử dụng trứng gà cao nên ông Thuân đã đi học hỏi kinh nghiệm nuôi gà đẻ trứng tại một số mô hình trong và ngoài tỉnh và quyết tâm xây dựng trang trại gà quy mô bước đầu 1.000m2 với 2 vạn gà đẻ trứng.
Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh, Hội Nông dân huyện Cẩm Giàng thăm trang trại gia đình ông Đào Hữu Thuân (xã Cẩm Đông, huyện Cẩm Giàng).
Từ năm 2019, được sự hỗ trợ của các cấp Hội Nông dân và ngành Nông nghiệp, ông Thuân đã xây dựng thương hiệu sản phẩm “trứng gà Cẩm Đông” đạt tiêu chuẩn OCOP. Đến năm 2020, được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Cùng thời điểm đó, tập đoàn Viettel hỗ trợ giới thiệu sản phẩm trên sàn giao dịch điện tử VOSO, giúp sản phẩm trứng của gia đình bán chạy gấp 2,5-3 lần so với trước, giá bán tăng từ 10-15%. Ngay cả trong thời điểm dịch Covid-19, sản phẩm trứng gà Cẩm Đông vẫn được tiêu thụ tốt. Đặc biệt, trong hoạt động quản lý, chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm, ông Thuân còn áp dụng đầu tư máy móc công nghệ cao để thực hiện chuyển đổi số trong phương thức quản lý, sản xuất kinh doanh. Đến nay, quy mô trang trại gia đình ông được mở rộng với 6.000m2 gồm 6 khu trang trại nuôi hơn 70.000 con gà hậu bị và gà đẻ trứng thương thẩm. Các khu chuồng được thiết kế đảm bảo kỹ thuật, chuồng lạnh, nuôi lồng, hệ thống hút gió tự động, hệ thống cung cấp thức ăn bán tự động với tổng mức đầu tư khoảng 9 tỷ đồng. Mô hình kinh tế của gia đình ông đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 18 lao động và 6 lao động bán thời gian, nhất là những người trong độ tuổi từ 50-60, không làm việc được trong các khu công nghiệp với mức lương từ 4 đến 12 triệu đồng/tháng.
Trên cơ sở quy mô sẵn có, tháng 5/2022 cơ sở sản xuất trứng gà Cẩm Đông thành lập Hợp tác xã chăn nuôi và dịch vụ thương mại Cẩm Đông. Cùng với sản phẩm chủ lực là trứng gà, Hợp tác xã phát triển dịch vụ cung cấp thức ăn chăn nuôi và xay xát thóc, mỗi năm xay xát trên 1.000 tấn, cung cấp 700 tấn gạo và 100 tấn cám ra thị trường. Tổng doanh thu hàng năm của Hợp tác xã trừ chi phí cho lợi nhuận khoảng 1,5 - 2 tỷ đồng.
Tích cực với các hoạt động xã hội
Nhìn lại chặng đường trên 30 năm lăn lộn với nghề, ông Thuân chia sẻ: “Qua quá trình phát triển kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất, tôi nhận thấy khi sản xuất kinh doanh trước hết phải sản xuất sản phẩm đạt tiêu chí, chất lượng, xây dựng chữ tín. Cùng với đó, cần phải có sự kiên trì, quyết tâm cao, không nản chí ngay cả khi gặp rủi ro, thất bại. Quá trình kinh doanh cần nắm bắt nhu cầu của thị trường để giảm thiểu rủi ro cung vượt cầu; Phải thường xuyên, liên tục cập nhật tiến bộ kỹ thuật mới và đúc rút kinh nghiệm chăn nuôi; cập nhật công nghệ 4.0 để tự động hoá trong sản xuất và quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, chuỗi cửa hàng nông sản sạch, các siêu thị.
“Với những thành công có được của ngày hôm nay, gia đình tôi được sự hỗ trợ rất lớn từ các chương trình vay vốn, tập huấn, hội thảo kỹ thuật thông qua tổ chức Hội Nông dân và các cơ quan chuyên môn, nhất là được cấp uỷ, chính quyền địa phương tạo điều kiện cho gia đình tôi phát triển chăn nuôi tập trung quy mô lớn tại khu chuyển đổi. Tôi luôn ý thức rằng phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển xã hội. Vì vậy, trên nền tảng cơ sở sản xuất sẵn có, tôi đã hướng tới sản xuất an toàn, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đồng thời bản thân và gia đình luôn tích cực hưởng ứng tham gia xây dựng nông thôn mới, đóng góp sức người sức của xây dựng quê hương Cẩm Đông đạt chuẩn nông thôn mới và ngày càng giàu đẹp, văn minh…” – ông Đào Hữu Thuân chia sẻ.
Ngoài ra, ông Thuân còn tích cực hỗ trợ những hội viên, nông dân có mong muốn làm giàu, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ về kỹ thuật, chăm sóc trong chăn nuôi.
Ông Đào Hữu Thuân vinh dự nhận danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022 do T.Ư Hội Nông dân Việt Nam trao tặng.
Bên cạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh ông Thuân còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương đặc biệt là trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Với vai trò là cổ đông lớn trong Công ty TNHH Điện lực Cẩm Đông, ông cùng với Công ty đã đầu tư xây dựng mới 2,5km đường điện, đồng thời hỗ trợ giải toả đường điện trục đường 195B, để đầu tư xây dựng đường điện mới với chiều dài trên 2km với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng. Ngoài ra, gia đình ông Thuân còn ủng hộ thôn Vĩnh Lại đổ 235m đường bê tông nội đồng trị giá 120 triệu đồng. Ủng hộ quỹ khuyến học 100 triệu đồng, ủng hộ công tác phòng, chống dịch của địa phương 60 triệu đồng, giúp đỡ hộ nghèo, hộ chính sách trong xã 15 triệu đồng...
Với thành quả về sản xuất kinh doanh, nhiều năm liền ông Đào Hữu Thuân đạt danh hiệu hộ SXKD giỏi, đặc biệt năm 2022, ông Thuân đã vinh dự được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam bình chọn và tôn vinh danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc”.
Bà Nguyễn Thị Hiên, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cẩm Giàng cho biết: Mô hình sản xuất kinh doanh của ông Đào Hữu Thuân đã cho thấy việc áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, là mô hình để cho nhiều nông dân trên địa bàn đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Trong quá trình sản xuất kinh doanh gia đình ông Thuân cũng đã luôn bám sát chủ trương của Đảng, các quy định của Nhà nước, đảm bảo đúng định hướng, yêu cầu ngày càng cao của thị trường đồng thời tích cực tham gia các chương trình, đề án để được hưởng những chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của Nhà nước
-
Bán hàng online - cách quảng bá, tiêu thụ sản phẩm làng nghề hiệu quả -
Bỏ phố về quê làm nông nghiệp công nghệ cao -
Tiếp sức để rừng Lâm Bình mãi là vàng -
Mô hình nuôi con đặc sản kết hợp du lịch thu tiền tỷ
- Mỗi năm thu lãi gần nửa tỷ đồng nhờ nuôi cá đặc sản trên lòng hồ thủy điện
- Thu tiền tỷ nhờ trồng nho “quý tộc”
- Nuôi ong mật núi đá, nông dân Xuân Quang bội thu
- “Tỷ phú Hai Lúa” làm giàu nhờ nuôi tôm công nghệ cao
- Chăn nuôi bò sữa làm giàu ở Duy Tiên
- Thuần hóa rau dại… thu lại tiền tỷ
- Trở thành tỷ phú nhờ áp dụng công nghệ cao vào sản xuất
-
Phú Mỹ: Đồng hành thiết thực cùng bà con nông dân qua chương trình “Bác sĩ nông học”(Tapchinongthonmoi.vn) - Vào những ngày cuối tháng 11/2024, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cùng Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Phú Mỹ) đã phối hợp với Hội Nông dân tại các tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp tổ chức chương trình "Bác sĩ nông học".
-
Thủ tướng: Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị theo hướng hiện đạiThủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng đường sắt đô thị lựa chọn công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam; đa dạng hóa các nguồn lực...
-
Lâm Đồng: Phấn đấu đến cuối năm 2025 có 10/10 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mớiChương trình Xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến nay đã tạo nên diện mạo mới cho các vùng quê khi cơ sở hạ tầng phát triển, các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, các mô hình phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị đã được hình thành và nhân rộng, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân địa phương.
-
Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ nhân dân.
-
Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao“Bản làng có bình yên, nhà nhà êm ấm thì bà con mới yên tâm sản xuất, mới no đủ được” - Câu nói của ông Giàng Lao Khay, người có uy tín trong bản Pa Kha II, xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La làm chúng tôi nhớ mãi.
-
Hà Tĩnh: Triển vọng từ nghề trồng dâu nuôi tằm(Tapchinongthonmoi.vn)–Trong những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã An Dũng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng các loại cây ngắn ngày hiệu quả thấp sang trồng dâu nuôi tằm và đã thu được kết quả kinh tế khả quan, có thể nghiên cứu nhân rộng.
-
Lào Cai: Nông dân thu hơn trăm tỷ đồng một năm từ quả quýt sen(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai hiện có trên 800ha quýt, trong đó có trên 500ha quýt đang cho thu hoạch, dự kiến sản lượng quýt đạt trên 6.000 tấn, trung bình đạt 12 tấn/ha, thu về khoảng trên 140 tỷ đồng.
-
Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An(Tapchinongthonmoi.vn) – Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình phát triển kinh tế, xã hội.
-
Chuỗi bán lẻ của Masan báo lãi sau thuế dương trong quý III/2024WinCommerce ghi nhận doanh thu quý III tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 8.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cũng đạt 20 tỷ đồng, lần đầu có lãi dương kể từ đại dịch Covid-19.
-
Lâm Đồng: Tổ chức sản xuất và thu nhập của người dân nông thôn được nâng caoSau 14 năm thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã giúp diện mạo nông thôn tỉnh Lâm Đồng ngày càng hoàn thiện, chất lượng cuộc sống người dân dần được nâng cao. Thành tựu nổi bật là đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 111/111 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả -
4 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
5 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn