Thủ tướng dự Lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Sáng 15/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 và Kỷ niệm 65 năm thành lập (1959- 2024) do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức.
Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, lãnh đạo các Bộ, ban, ngành cơ quan Trung ương và địa phương; các tổ chức quốc tế, tổ chức chính trị, xã hội; các doanh nghiệp, viện, trường, tập đoàn kinh tế trong và ngoài ngành; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ KH&CN qua các thời kỳ; cùng các cơ quan thông tấn báo chí.
65 năm qua, các thành tựu về KH&CN và đổi mới sáng tạo đã để lại những dấu ấn lịch sử trong nhiều ngành, lĩnh vực trọng yếu của đất nước, trở thành nền tảng, động lực cho sự phát triển bền vững đất nước.
Vai trò của KH&CN, đổi mới sáng tạo luôn được khẳng định trong các Văn kiện Đại hội của Đảng như: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI ; Nghị quyết số 20-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; Văn kiện Đại hội XII, XIII… khẳng định “Khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu”; “ KH&CN, đổi mới sáng tạo là một trong các đột phá chiến lược quan trọng nhất tiến tới phát triển nhanh, bền vững.
Thông qua hệ thống pháp luật về KH&CN toàn diện và đồng bộ với 8 đạo luật chuyên ngành, các chủ trương, chính sách lớn của Đảng về phát triển KH&CN đã từng bước đi vào cuộc sống, tạo cơ sở và tiền đề cho những đổi mới và cải cách về quản lý, tổ chức và hoạt động KH&CN, đáp ứng các đòi hỏi của nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi và yêu cầu hội nhập quốc tế.
Đặc biệt, đã từng bước đơn giản hóa về thủ tục thực hiện nhiệm vụ KH&CN; tăng cường công khai, minh bạch, bảo đảm liêm chính học thuật; chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học; tăng cường hậu kiểm; tạo môi trường học thuật tiên tiến và thí điểm chính sách trọng dụng cán bộ KH&CN.
Đầu tư cho KH&CN, nhất là đầu tư của doanh nghiệp đánh dấu sự chuyển dịch quan trọng theo hướng xã hội hoá. Trước đây chủ yếu chi từ ngân sách Nhà nước thì nay tỷ trọng đã gần ngang bằng nhau (52% và 48%).
Công tác quản lý nhà nước về hoạt động KH&CN, đổi mới sáng tạo; phát triển tiềm lực KH&CN; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý Nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc Bộ quản lý đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Trong đó, khoa học xã hội và nhân văn đã góp phần bổ sung, lý giải và làm rõ thêm những quan điểm của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; cung cấp luận cứ khoa học phục vụ trong quá trình xây dựng, soạn thảo các văn kiện, nghị quyết của Đảng qua từng nhiệm kỳ đại hội.
Các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên tập trung vào nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng trong các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh. Một số lĩnh vực khoa học tự nhiên đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới; nhiều thành tựu KH&CN hiện đại được ứng dụng nhanh chóng và rộng rãi trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, công nghiệp, thông tin, xây dựng.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi; góp phần quan trọng nâng giá trị gia tăng của nhiều sản phẩm nông nghiệp, mang lại lợi nhuận cao.
Trong lĩnh vực công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghệ cao, ứng dụng công nghệ tăng từ 26% năm 2010 lên trên 40% năm 2019. Việt Nam đã làm chủ công nghệ, chế tạo thành công nhiều thiết bị, dây chuyền sản xuất, chủng loại vật liệu mới với tỉ lệ nội địa hóa cao, phục vụ phát triển ngành cơ khí chế tạo, năng lượng, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp…
Trong lĩnh vực giao thông vận tải, nhiều kết quả nghiên cứu liên quan đến công nghệ, vật liệu, giải pháp kỹ thuật mới, cơ khí, tự động hóa, chế tạo nội địa hóa thiết bị thí nghiệm, kiểm định với mức tự động hóa cao.
Trong lĩnh vực y tế, đã làm chủ được nhiều công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị như phẫu thuật nội soi, đặc biệt kỹ thuật phẫu thuật nội soi trong điều trị một số bệnh lý tuyến giáp, X-quang can thiệp... làm chủ được các kỹ thuật ghép tạng gồm thận, gan, tụy, tuỵ - thận, tim, phổi, một số kỹ thuật ghép tạng đạt trình độ ngang tầm thế giới, mở ra cơ hội sống cho hàng ngàn người bệnh và mang lại lợi ích lớn về KT-XH...
Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia đã được phát triển mạnh mẽ ở các địa phương trên toàn quốc. Năm 2023, Việt Nam có khoảng 3.800 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trong đó 11 doanh nghiệp được định giá trên 100 triệu USD, 208 quỹ đầu tư, 84 vườn ươm, 35 tổ chức thúc đẩy kinh doanh.
Chỉ số đổi mới sáng tạo (GII) của Việt Nam liên tục được cải thiện trong 13 năm qua cho thấy hiệu quả trong việc chuyển các nguồn lực đầu vào thành kết quả đầu ra đổi mới sáng tạo. Năm 2023, Việt Nam xếp 46/132 quốc gia/nền kinh tế, đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á, duy trì vị trí thứ 2 trong nhóm 36 nền kinh tế thu nhập trung bình thấp.
Bộ KH&CN đã xây dựng Bộ Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) và chính thức triển khai trên toàn quốc từ năm 2023. Đây là công cụ đo lường năng lực và kết quả đổi mới sáng tạo của từng địa phương, góp phần cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo quốc gia và xây dựng, thực thi các chính sách thúc đẩy phát triển KT-XH dựa trên KH&CN, đổi mới sáng tạo.
Để KH&CN, đổi mới sáng tạo thực sự là đột phá chiến lược và là động lực chính cho phát triển KT-XH, đưa nước ta trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030; là nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, trong những năm tiếp theo, cần tiếp tục kiên trì đổi mới tư duy, thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp lớn về phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia; đổi mới cơ chế quản lý KH&CN; nâng cao tiềm lực và trình độ KH&CN; thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế về KHCN và đổi mới sáng tạo.
Với vai trò là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước về KH&CN, đổi mới sáng tạo, Bộ KH&CN sẽ tham mưu với Chính phủ tạo môi trường và điều kiện tốt hơn nữa cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, qua đó, động viên đội ngũ cán bộ KH&CN kiên trì theo đuổi niềm đam mê khoa học và khát vọng phát triển, vượt lên mọi khó khăn, thách thức để tạo ra nhiều thành quả KH&CN thiết thực, mang lại lợi ích cho đất nước, người dân và xã hội, đóng góp cho kho tàng tri thức của nhân loại.
Trước khi vào sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham quan triển lãm Con đường 65 năm đổi mới; sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; 10 năm Giải thưởng Tạ Quang Bửu; gian hàng thành tựu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Trong khuôn khổ chương trình sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 và Kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ, Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2024, Lễ trao Giải thưởng Báo chí về Khoa học và Công nghệ năm 2023, Hội nghị các nhà khoa học trẻ và Lễ trao giải Cuộc thi sáng kiến khoa học năm 2024.
Theo VOV
-
Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình -
Kỷ luật 6 cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý -
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển -
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Qatar
- Đề nghị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Quảng Ninh
- Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương về các nhiệm vụ trọng tâm
- Mưa lớn chưa có dấu hiệu giảm, hơn 17.000 hộ dân Quảng Bình bị ngập lụt
- Quảng Bình mưa lớn gây ngập lụt nhiều nơi, một người mất tích
- Trao Quyết định phân công ông Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư
- Quốc hội thảo luận Luật Quy hoạch đô thị và họp về công tác nhân sự
- Tổ chức trọng thể lễ bàn giao công tác Chủ tịch nước
-
Phum sóc rộn ràng đoàn kết xây dựng quê hươngTỉnh Sóc Trăng có hơn 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó người Khmer chiếm trên 30%, người Hoa chiếm trên 5%.
-
Hội Nông dân tỉnh Bình Dương, phối hợp trao nhà Đại đoàn kết cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Tây NinhNgày 01/11, tại tỉnh Tây Ninh, Hội Nông dân tỉnh Bình Dương phối hợp tổ chức Lễ trao nhà Đại đoàn kết cho bà Nguyễn Thị Bọt, sinh năm 1953 là hội viên nông dân cư ngụ tại ấp Thuận Tâm, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
-
Phát triển các vùng trồng sầu riêng được đăng ký nhãn hiệuMột trong những mặt hàng điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu nông lâm thủy sản là sầu riêng. Việt Nam và Trung Quốc lại vừa ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, mở ra dư địa xuất khẩu rất lớn cho sản phẩm này.
-
Bắc và Trung Trung Bộ mưa lớn, các địa phương chủ động ứng phóTừ ngày 3 - 5/11, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm.
-
Đồng Nai:Tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết 19 của HộiSáng ngày 1/11/2024, tại hội trường Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai đã diễn ra hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/HNDTW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VI) về tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nông dân trong tình hình mới.
-
Bình Phước công nhận 20 sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn)- Tại Quyết định số 1637/QĐ-UBND ngày 30/10/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, bà Trần Tuyết Minh đã ký công nhận sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu tỉnh Bình Phước năm 2024.
-
Công nhận thêm nhiều sản phẩm đạt OCOP của huyện Bình Giang(Tapchinongthonmoi.vn) - UBND huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đã tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Bình Giang năm 2024 công nhận một loạt sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện, nâng tổng số sản phẩm OCOP của huyện lên 16 sản phẩm, trong đó có 1 sản phẩm 4 sao và 15 sản phẩm 3 sao.
-
Bình Dương: Tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệpTỉnh Bình Dương sẽ đẩy mạnh, phát triển nông nghiệp sinh thái, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp và thực hành trách nhiệm xã hội trong sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp. Đó là mục tiêu, nhiệm vụ, cũng là giải pháp động lực để phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay.
-
Bà Rịa-Vũng Tàu: Nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân giúp hội viên vươn lên làm giàuNguồn Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND) các cấp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã và đang phát huy hiệu quả thiết thực, giúp nhiều hội viên nông dân dám nghĩ, dám làm, xây dựng được nhiều mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện địa phương để tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.
-
Bình Định: Sôi nổi Hội thi nông dân công tác giảm nghèo bền vữngVừa qua, Hội Nông dân tỉnh Bình Định đã tổ chức thành công Hội thi "Nông dân với công tác giảm nghèo bền vững năm 2024". Hội thi được tổ chức ở 2 huyện miền núi Vân Canh và huyện trung du Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
-
1 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
2 Tôn vinh 56 “Nhà khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024 -
3 Trưởng bản “vượt lũ” cứu dân trong đêm -
4 Tôn vinh những người "Gieo trí tuệ, gặt mùa vàng" -
5 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ”