Thuốc Ama Kông – Sản phẩm OCOP chủ lực của Đăk Lăk
Là một trong những sản phẩm chủ lực thuộc nhóm thảo dược tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thuốc Ama Kông nhiều năm qua được xem là niềm tự hào của tỉnh Đăk Lăk gắn với công thức gia truyền của vị Vua Voi Y Brung Êban (còn được gọi là Ama Kông) lừng lẫy…
Từ thảo mộc “thần kỳ” của loài voi
Để trở thành một gru (người săn được voi từ 18 con trở lên) nổi tiếng về săn, thuần dưỡng 298 con voi rừng (trong đó có 3 con voi trắng), từ thời thơ ấu, cậu bé Y Brung Êban (Ama Kông ngày nay) đã biết làm quen với voi và đến năm 11 tuổi ông được theo cha vào rừng bắt voi.
Theo nhiều đồng bào M’Nông ở buôn Đôn, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn (Đăk Lăk): Thời trai trẻ, khi được ngồi trên đầu voi đi săn, Y Brung Êban hay để ý đến những chú voi đã được thuần dưỡng bởi vì chúng có biệt tài chữa bệnh rất giỏi. Mỗi lúc đau bệnh, chúng thường tự vào rừng tìm hái cỏ kok-linh và kok-choong (tên thường gọi của đồng bào M’Nông) để ăn và sau vài ngày là khỏe mạnh trở lại.
Nhận thấy khả năng chữa bệnh kỳ diệu của loài voi, Y Brung Êban nảy sinh ý tưởng sử dụng các loài thảo mộc trong rừng nhằm tăng cường sức khỏe cho con người. Bằng kinh nghiệm sau những chuyến hành trình rong ruổi trong rừng già và thừa hưởng những phương thuốc cổ truyền trong cộng đồng dân tộc M’Nông, Y Brung Êban đã tự đúc kết thành bài thuốc sử dụng thảo mộc trong rừng với bồi bổ sức khoẻ, tráng dương cường thận cho con người.
Thế rồi bài thuốc Ama Kông được ra đời và được vua voi mang ra sử dụng cho người thân trong gia đình, buôn làng… suốt hàng chục năm qua. Thuốc mang tên vị vua voi Ama Kông này được rất nhiều người ưa chuộng và đánh giá khá cao khi mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe đồng thời được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa vào nhóm thảo dược theo đề án OCOP tỉnh Đăk Lăk cùng các sản phẩm khác như nghệ, tinh hương nhu, tinh dầu sả.
Nỗ lực bảo vệ thương hiệu sản phẩm
BS. Nguyễn Đức Phối, nguyên Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Đăk Lăk cho biết: “Bài thuốc Ama Kông nổi tiếng đến mức, những du khách xa gần đến thăm Bản Đôn đều muốn được gặp ông cho bằng được và mua về những thang thuốc do chính tay ông bào chế”.
Theo BS. Nguyễn Đức Phối, công trình nghiên cứu khoa học của trường Đại học Y Huế đã khẳng định, bài thuốc gia truyền Ama Kông bào chế theo 3 dạng: Trà hòa tan, viên nang Tơm Trơng, rượu bổ Ama Kông và sắc uống với ai không dùng được rượu. Rượu bổ Amakông được chế biến hoàn toàn bằng thảo dược quý ở núi rừng Tây Nguyên theo công thức gia truyền Ama Kông.
“Theo công trình nghiên cứu của trường Đại học Y Huế, đây là sản phẩm đã được chứng nghiệm trong việc góp phần điều trị rất hiệu quả các chứng bệnh liên quan đến hệ tim mạch, xương khớp, giúp ăn ngon ngủ tốt, đặc biệt hỗ trợ và điều trị bệnh gout, giảm cao huyết áp, chống sơ vữa động mạch và góp phần tăng nội tiết tố nam làm tăng hưng phấn cho giới mày râu”, BS. Nguyễn Đức Phối cho biết thêm.
Trước sức hấp dẫn từ phương thuốc gia truyền được đúc kết bằng những chuyến săn voi khắp rừng già, nhiều tiểu thương tại Đăk Lăk đã lợi dụng thương hiệu Ama Kông để quảng bá, bán sản phẩm dược liệu, rượu… nhập nhằng về chất lượng với giá cả từ 300 – 500 nghìn đồng/thang.
Theo ông Khăm Phết Lào (thường được gọi là Ama Su May) con trai thứ 11 của vua voi Ama Kông, vốn là người thừa kế duy nhất cho đến hiện nay của bài thuốc này thì suốt nhiều năm qua, nhiều người đã lợi dụng tên tuổi của Ama Kông và thậm chí ngay cả tên của ông để bày bán những sản phẩm không đúng chất lượng nhằm thu lợi bất chính, gây ảnh hưởng đến thương hiệu bài thuốc Ama Kông.
Để bảo vệ uy tín của sản phẩm gia truyền được tham gia vào đề án OCOP tỉnh Đăk Lăk, với sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng, hiện anh Khăm Phết Lào đang nỗ lực xây dựng, bảo vệ thương hiệu sản phẩm từ cha mình truyền lại.
Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Văn Đông – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh Đăk Lăk nhìn nhận: “Căn cứ theo Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP, với những ưu điểm đặc trưng, sản phẩm thuốc Ama Kông hoàn toàn có khả năng đạt xếp hạng 4 – 5 sao, có triển vọng xuất khẩu.”
“Vì vậy, để khẳng định chất lượng từng sản phẩm tham gia đề án OCOP – đặc biệt là thuốc Ama Kông – một sản phẩm trong nhóm thảo dược của tỉnh Đăk Lăk, từng chủ thể sản phẩm phải xác định việc xây dựng, đăng ký, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ là hết sức cần thiết nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động tiếp cận thị trường, đồng thời giữ gìn và phát huy danh tiếng, uy tín chất lượng “thương hiệu” của đặc sản địa phương”.
“Theo công trình nghiên cứu của trường Đại học Y Huế, đây là sản phẩm đã được chứng nghiệm trong việc góp phần điều trị rất hiệu quả các chứng bệnh liên quan đến hệ tim mạch, xương khớp, giúp ăn ngon ngủ tốt, đặc biệt hỗ trợ và điều trị bệnh gout, giảm cao huyết áp, chống sơ vữa động mạch và góp phần tăng nội tiết tố nam làm tăng hưng phấn cho giới mày râu”.
BS. Nguyễn Đức Phối
Thanh Luận
-
Trang trại bò sữa TH trả về từng giọt nước lành cho Mẹ Thiên nhiên -
Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao -
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL
- Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững
- Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể
- Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
-
Giải pháp cấp nước sạch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới ở Kiên GiangĐể sớm hoàn thành tiêu chí nước sạch trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Kiên Giang và đưa việc thực hiện tiêu chí này đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Kiên Giang đã kiến nghị một số giải pháp, trong đó có xã hội hoá các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung.
-
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớnNgày 26/12/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển (Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự thiên tài, Nhà văn hóa lớn.
-
Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong nông nghiệp, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mìnhTheo Anh hùng Lao động Thái Hương, Hiệp hội các Doanh nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao trong Nông nghiệp (ATE) cần tiếp tục phát huy vai trò liên kết, quy tụ các thành viên đủ “tâm” và “tầm”, thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau phát triển, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh để có những sản phẩm nông nghiệp chất lượng quốc tế, năng suất, giá trị gia tăng cao, cùng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Hà Tĩnh: Sẵn sàng cho Lễ Kỷ niệm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác(Tapchinongthonmoi.vn) – Thông tin từ UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đến nay các hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-2024) và trao bằng chứng nhận Di tích Quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm đã được hoàn tất.
-
10 kết quả nổi bật trên các lĩnh vực của tỉnh Sơn La năm 2024Năm 2024 là một năm nhiều khó khăn, thách thức với Sơn La như thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường… Đặc biệt, cơn bão số 2, số 3 đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của tỉnh Sơn La ổn định và đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện trên 10 kết quả nổi bật.
-
Xuất khẩu điều, cà phê cùng đạt mốc hơn tỷ đô trong năm 2024Trong năm 2024, cà phê, hạt điều là những mặt hàng nông sản tăng trưởng tích cực về xuất khẩu thu về 4-5 tỷ USD.
-
Liên Chung: Tập trung phát triển kinh tế nông thôn tạo chuyển biến tích cựcTrong hành trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024, xã Liên Chung (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) đã có những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế nông thôn, tạo chuyển biến tích cực đóng góp vào sự tăng trưởng chung của kinh tế - xã hội, đồng thời nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
-
“Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng của VinamilkQuy mô nền kinh tế Halal toàn cầu ước đạt 7.700 tỷ USD vào năm 2025, dự kiến sẽ tăng lên 10.000 tỷ USD vào năm 2028. Ngoài “chứng nhận”, đâu là điều doanh nghiệp cần để khai thác hiệu quả tiềm năng của thị trường này?
-
MobiFone đem tiếng Anh trực tuyến dành cho học sinh tiểu họcCuối năm 2024, MobiFone chính thức ra mắt sân chơi tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học lớp 3, 4, 5 mang tên English Beat – Primary.
-
Thêm gần 100 sản phẩm của tỉnh Phú Thọ được công nhận OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PT NN) Phú Thọ cho biết: Năm 2024, tỉnh có thêm 99 sản phẩm mới, trong đó có 94 sản phẩm hạng 3 sao do UBND cấp huyện quyết định công nhận và 5 sản phẩm hạng 4 sao do UBND tỉnh quyết định công nhận.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
3 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
4 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội