Tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL
Sáng nay 14/9/2019, tại TP. Bạc Liêu, Ban Chỉ đạo T.Ư Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình NTM vùng Đông Nam bộ và Đồng băng sông Cửu Long, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ.
Hội nghị là dịp đánh giá kết quả đã đạt được sau 10 năm triển khai, thực hiện công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Hai vùng này đã đạt được nhiều thành tựu toàn diện và vững chắc, thu nhập tăng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh.
Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, vùng ĐNB gồm 6 tỉnh, thành phố, dân số hơn 17 triệu người, là đầu tàu kinh tế năng động, trung tâm công nghiệp, dịch vụ trọng điểm, đóng góp hơn 40% thu ngân sách và 45% GDP của cả nước. Vùng ĐBSCL gồm 13 tỉnh, thành phố, dân số 17,5 triệu người, với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thủy hải sản, công nghiệp thực phẩm, du lịch nông thôn, là vùng trọng điểm về sản xuất nông nghiệp và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Với 1,5 triệu héc ta đất trồng lúa, vùng ĐBSCL giữ vai trò then chốt trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đóng góp 50% sản lượng lương thực, gần 70% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản, 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước và 65% sản lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước.
Về số xã đạt chuẩn, cả 2 vùng có 874/1.731 xã (50,49%) đã được công nhận đạt chuẩn NTM (trong khi cả nước đạt tỷ lệ 50,8%). Trong đó, ĐNB có 311/445 xã (69,89%) đã được công nhận, bình quân đạt 17,16 tiêu chí/xã, dự kiến đến hết năm 2020 có khả năng đạt tỷ lệ 80%, hoàn thành mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao. Vùng ĐBSCL có 563/1.286 xã (43,78%) đã được công nhận đạt chuẩn, bình quân đạt 15,43 tiêu chí/xã, dự kiến đến hết năm 2020 có khả năng đạt 51%.
Tiêu chí thu nhập, vùng ĐNB có 352 xã đã hoàn thành, đạt 79,1%, vùng ĐBSCL có 953 xã đã hoàn thành, đạt 74,1%. Tỷ lệ hộ nghèo vùng ĐNB có 352 xã đã hoàn thành, đạt 91% và ĐBSCL có 980 xã đã hoàn thành, đạt 76,2%, cao hơn đáng kể so với mức hoàn thành của cả nước (69,2%).
Tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình từ 2010-2019 của 2 vùng đạt khoảng 932.498 tỷ đồng, cao nhất so với cả nước. Vốn được tập trung cho phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn, trường học, công trình nước sạch và vệ sinh môi trường, thủy lợi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết…
Cũng theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, vùng ĐNB và ĐBSCL đến nay có 13/19 tỉnh đã phê duyệt đề án OCOP, với mục tiêu đến năm 2020 có 369 sản phẩm OCOP được chuẩn hoá theo bộ tiêu chí. Riêng tỉnh Bến Tre đã triển khai phân hạng sản phẩm OCOP, với 45 sản phẩm đạt từ 3 sao và đang đẩy mạnh việc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn.
Mục tiêu xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 của hai vùng này: Có ít nhất 8/19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
– Vùng ĐNB có ít nhất 70%, ĐBSCL có ít nhất 50% đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, trong đó mỗi tỉnh, thành phố có ít nhất một đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
– Cấp xã: Vùng ĐNB có ít nhất 90% số xã đạt chuẩn, trong đó có khoảng 40% số xã đạt chuẩn nâng cao và 10% số xã đạt chuẩn kiểu mẫu. Vùng ĐBSCL có ít nhất 75% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó có khoảng 30% số xã đạt chuẩn nâng cao và 5% số xã đạt chuẩn kiểu mẫu.
Phát biểu kết luận và chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ ghi nhận những kết quả xây dựng NTM của vùng ĐBSCL và ĐNB trong việc tác động tích cực đến cơ cấu sản xuất, lao động khu vực nông thôn, góp phần nâng cao đời sống nhân dân về vật chất, tinh thần và đẩy mạnh công tác giảm nghèo.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Chương trình OCOP đã được các địa phương quan tâm triển khai đồng bộ và bước đầu đạt được những kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy phát triển những sản phẩm đặc sản các địa phương. OCOP là chương trình giúp sản phẩm địa phương được gia tăng về thương hiệu, giá trị, về khoa học công nghệ, mang bản sắc khu vực, quốc gia, thậm chí là tham gia vào chuỗi quốc tế.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các tỉnh, thành của 2 vùng nghiên cứu có ý kiến về các chỉ tiêu, mục tiêu thực hiện xây dựng NTM trong thời gian tới.
“Về các nhiệm vụ trong thời gian tới tôi đề nghị chúng ta không được phép chủ quan, thỏa mãn. Xây dựng NTM chỉ có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc”- Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Hoàng Tuấn
-
Trang trại bò sữa TH trả về từng giọt nước lành cho Mẹ Thiên nhiên -
Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao -
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL
- Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững
- Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể
- Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
-
Giải pháp cấp nước sạch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới ở Kiên GiangĐể sớm hoàn thành tiêu chí nước sạch trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Kiên Giang và đưa việc thực hiện tiêu chí này đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Kiên Giang đã kiến nghị một số giải pháp, trong đó có xã hội hoá các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung.
-
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớnNgày 26/12/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển (Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự thiên tài, Nhà văn hóa lớn.
-
Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong nông nghiệp, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mìnhTheo Anh hùng Lao động Thái Hương, Hiệp hội các Doanh nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao trong Nông nghiệp (ATE) cần tiếp tục phát huy vai trò liên kết, quy tụ các thành viên đủ “tâm” và “tầm”, thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau phát triển, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh để có những sản phẩm nông nghiệp chất lượng quốc tế, năng suất, giá trị gia tăng cao, cùng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Hà Tĩnh: Sẵn sàng cho Lễ Kỷ niệm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác(Tapchinongthonmoi.vn) – Thông tin từ UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đến nay các hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-2024) và trao bằng chứng nhận Di tích Quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm đã được hoàn tất.
-
10 kết quả nổi bật trên các lĩnh vực của tỉnh Sơn La năm 2024Năm 2024 là một năm nhiều khó khăn, thách thức với Sơn La như thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường… Đặc biệt, cơn bão số 2, số 3 đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của tỉnh Sơn La ổn định và đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện trên 10 kết quả nổi bật.
-
Xuất khẩu điều, cà phê cùng đạt mốc hơn tỷ đô trong năm 2024Trong năm 2024, cà phê, hạt điều là những mặt hàng nông sản tăng trưởng tích cực về xuất khẩu thu về 4-5 tỷ USD.
-
Liên Chung: Tập trung phát triển kinh tế nông thôn tạo chuyển biến tích cựcTrong hành trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024, xã Liên Chung (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) đã có những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế nông thôn, tạo chuyển biến tích cực đóng góp vào sự tăng trưởng chung của kinh tế - xã hội, đồng thời nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
-
“Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng của VinamilkQuy mô nền kinh tế Halal toàn cầu ước đạt 7.700 tỷ USD vào năm 2025, dự kiến sẽ tăng lên 10.000 tỷ USD vào năm 2028. Ngoài “chứng nhận”, đâu là điều doanh nghiệp cần để khai thác hiệu quả tiềm năng của thị trường này?
-
MobiFone đem tiếng Anh trực tuyến dành cho học sinh tiểu họcCuối năm 2024, MobiFone chính thức ra mắt sân chơi tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học lớp 3, 4, 5 mang tên English Beat – Primary.
-
Thêm gần 100 sản phẩm của tỉnh Phú Thọ được công nhận OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PT NN) Phú Thọ cho biết: Năm 2024, tỉnh có thêm 99 sản phẩm mới, trong đó có 94 sản phẩm hạng 3 sao do UBND cấp huyện quyết định công nhận và 5 sản phẩm hạng 4 sao do UBND tỉnh quyết định công nhận.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
3 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
4 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội