Trà ướp sen - một nét tao nhã của người Hà Nội
Đặc biệt, phần cuối, nói về trà ướp sen, là nói về một đặc sản của riêng Tây Hồ, của riêng Hà Nội với chút tiếc nuối về một thời vang bóng xa xưa.
Thú chơi trà của người Hà Nội xưa
Truyện ngắn Chén trà trong sương sớm nằm trong tập Vang bóng một thời, một tập truyện ngắn mô tả một cách thần tình những thú vui thanh cao, lịch lãm và đẹp đẽ của những thế hệ đi trước. Văn hào Nguyễn Tuân đã thành công với một chủ đề mới lạ, độc đáo trong kho tàng văn học Việt Nam khiến cho bất cứ ai đọc truyện cũng đều thấy trong lòng có tiếc nuối khi không còn gìn giữ được một thú vui đẹp đẽ đến vậy của dân tộc. Dù có thể trước khi đọc tác phẩm, người đọc chúng ta chưa hiểu gì về thú chơi này, nhưng sau khi đọc xong tác phẩm chắc chắn chúng ta đều sẽ phải thốt lên: Sao thú chơi của cha ông ta khi xưa lại đẹp tới như vậy, cầu kỳ tới như vậy?.
Hoa sen dùng ướp trà tốt nhất vẫn là loại sen Bách diệp (trăm cánh) của Hồ Tây.
Đặc biệt, phần cuối, trong câu chuyện tâm sự với người con Cả, cụ Ấm nói một câu như là tuyên ngôn về trà ướp sen khiến độc giả sững sờ rồi chỉ biết “tắc lưỡi” khen thầm: “Cả ạ, thày cho nước pha trà không gì thơm lành bằng cái thứ nước đọng trong lá sen. Mỗi lá chỉ có ít thôi. Phải gạn vét ở nhiều lá mới đủ uống một ấm. Hồi thày còn ít tuổi, mỗi lúc được quan Đốc truyền cho đi thuyền thúng vớt những giọt thủy ngân ấy ở lá sen mặt đầm, thày cho là kỳ thú nhất trong đời một người học trò được thày học yêu như con”.
Sen Hồ Tây (Hà Nội) là loài sen quý, có vẻ đẹp và hương thơm rất riêng. Tương truyền, sen Hồ Tây vốn là giống sen ở đầm Trị cạnh Phủ Tây Hồ. Đó là loài sen “bách diệp” (trăm cánh), bông nhẹ, to, thơm ngát. Thuở xưa, người dân các làng cổ Quảng Bá, Tây Hồ và Nghi Tàm ướp trà sen ngoài việc để thưởng thức thì phần lớn phải dâng tiến vua, quan và những bậc quyền quý.
Ngày xưa, thú chơi trà sen của người Hà Nội xưa công phu hơn cả mô tả của cụ Nguyễn. Về ướp sen, các cụ còn cầu kỳ đến mức, ban đêm, khi những bông hoa sen mới hé nở, người ta cho một nhúm trà vừa đủ một hoặc hai ấm trà vào trong hoa, sau đó buộc kín lại. Sáng sớm, tầm năm giờ vừa chèo thuyền đi ra hái những bông hoa có chè đem về, vừa thu vét những giọt sương đọng trên lá sen. Trà đó, nước đó, mới thực sự là đọng lại tất cả những tinh túy của đất trời, ban cho người thưởng thức một món quà vô giá cả về vật chất lẫn tinh thần.
Trà ướp sen ngày nay
Ngày nay, trà sen vẫn được người Hà Nội dùng để đãi khách quý hoặc làm thứ quà biếu mang hương vị đặc trưng riêng của đất Hà Thành.
Để có được trà sen ngon mỗi một gia đình kinh doanh mặt hàng này lại có bí quyết riêng, tạo nên thương hiệu của mình. Nhưng những công đoạn chuẩn bị làm trà thì những thương hiệu trà ướp sen nổi tiếng đều giống nhau. Đầu tiên bạn phải chọn trà, trà ngon nhất vẫn được người Hà Nội tin dùng là chè Thái Nguyên với hương thơm nhẹ, nước xanh. Nhưng mua trà ở vùng nào trên Thái Nguyên thì mỗi thương hiệu lại có các mối quen từ hàng trăm năm nay, không ai lấy trùng chỗ của nhau. Sau đó là chọn sen, tốt nhất vẫn là loại sen Bách diệp (trăm cánh) của Hồ Tây, bông lớn, lớp cánh hoa ngoài còn tươi, hương thơm mát nhẹ, còn nguyên cuống dài. Tương tự như trà, những gia đình chuyên trồng, thu hái sen Bách diệp quanh Hồ Tây lại bán riêng cho một thương hiệu trà quen của họ, thủy chung, không thay đổi.
Thu hoạch sen trên Hồ Tây.
Nhưng đến giai đoạn ướp trà thì mỗi gia đình lại có một cách làm riêng, không phổ biến ra ngoài, như một bí quyết giữ gìn thương hiệu của họ. Một bông hoa sen thì ướp với bao nhiêu gram trà để hương hoa đủ ngát từng cánh trà? Nhiều trà quá thì hương sen nhạt, mất khách, ít trà quá thì mùi sen lại nồng, hỏng mất vị trà. Năm mưa nhiều, sen nhạt mùi thì lượng trà là bao nhiêu, năm mưa ít, sen đậm mùi thì lượng trà là bao nhiêu? Để có một bí quyết đó, nhiều thế hệ người làm trà đã phải tự theo dõi, tổng kết và truyền lại cho con cháu trong nhà thành một nghề gia truyền. Một cân trà sen Tây Hồ hiện nay có giá ngoài thị trường từ 8 đến 10 triệu đồng/kg, không đắt nếu bạn được thưởng thức một chén trà đúng thương hiệu trăm năm của Hà Nội. Không quá cầu kỳ như các bậc cao nhân Hà Nội xưa, bạn có thể tự ướp trà sen tại nhà mà vẫn mang hương vị độc đáo không kém, tất nhiên, nó sẽ không thể có hương, vị hoàn toàn đúng như các thương hiệu nổi tiếng. Đầu tiên, vẫn là chọn trà Thái nguyên và sen Bách Diệp. Dùng tay tách nhẹ cánh hoa cho đến khi nhìn thấy đài và nhị sen, nhẹ nhàng cho trà vào (không cho nhiều, chỉ đủ một ấm khi dùng). Vuốt lại cánh sen như ban đầu, lấy lá sen tươi bọc hoa, buộc nhẹ tay rồi cắm hoa vào bình cùng với các bông sen bình thường khác. Khi các cánh hoa của bông sen bình thường rụng thì nhẹ nhàng cắt lấy hoa ra pha trà, thưởng thức.
Vĩ thanh
Nói về thú thưởng trà có lẽ không đâu sánh bằng người Hà Nội. Người Hà Nội xem thưởng trà sen là một nghệ thuật trong văn hóa ẩm thực. Thưởng thức trà sen phải tĩnh lặng, tinh tế và tỉ mỉ mới có thể cảm nhận được hết cái thanh tao và ý nghĩa của chén trà.
Có lẽ cuộc sống ngày càng quá tất bật khiến người ta luôn thèm cảm giác thanh thản và nhẹ nhàng, sự chia sẻ và lắng nghe giữa mọi người. Vài người bạn thân ngồi lại bên nhau ở một nơi tĩnh lặng, chủ nhà pha trà ướp sen tự làm, nhấp một chén trà, vị chát đọng ở đầu lưỡi tan dần và vị ngọt như thấm sâu hơn, hương sen lan tỏa theo từng hơi gió giúp chúng ta tạm thời quên đi những lo âu, bộn bề của cuộc sống thường ngày.
-
"Giò nóng 7 phút" Tứ Phương chiếm ưu thế thị trường thực phẩm miền Trung -
Vờ vờ thứ côn trùng đắt bậc nhất Hà Thành -
Nam Định: Tổ chức Festival vinh danh phở -
Độc đáo món bánh tày “trăng xanh” ở Quảng Trị
- Nộm củ hũ dừa miền Tây - món khai vị tinh tế, thơm ngon
- Thịt heo ngâm nước mắm: Món ngon ngày Tết của vùng duyên hải miền Trung
- Hội thi “Tinh hoa văn hoá ẩm thực Thái Nguyên”
- Lễ công bố xác lập kỷ lục Việt Nam về 122 món ăn được chế biến từ tôm và muối Bạc Liêu
- “Mâm cơm ngon, bổ dưỡng từ vườn nhà” hấp dẫn thực khách ở Ngày hội Tam nông
-
Bạc Liêu: Tăng cường xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOPChương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
-
Thủ tướng chủ trì phiên họp về chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, người lao động khi sắp xếp, tinh gọn bộ máyChiều 17/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo.
-
Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025Ban Bí thư yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các địa phương... chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ Nhân dân vui Xuân, đón mừng Năm mới an toàn, lành mạnh, tiết kiệm.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật 'Vang mãi khúc quân hành'Tối 17/12, chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” - tôn vinh các thế hệ chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội).
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phíBan Chỉ đạo là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành liên quan đến phòng, chống lãng phí.
-
An Giang triển khai “Đề án 1 triệu héc ta” đến người nông dânChiều 17/12, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện kế hoạch thực hiện “Đề án phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại An Giang”.
-
Huyện Nghi Xuân đẩy mạnh liên kết phát triển bền vững sản phẩm OCOPSau thời gian triển khai Chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm), đến nay, trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã có 33 sản phẩm đạt OCOP 3 sao trở lên. Trong đó có 2 sản phẩm OCOP 4 sao và 31 sản phẩm OCOP 3 sao.
-
Thanh Hóa sẽ có thêm 2 huyện nông thôn mới nâng caoNăm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm ít nhất 01 huyện, 17 xã và 60 thôn/bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); 02 huyện và 19 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 10 xã và 30 thôn/bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 120 sản phẩm OCOP được cấp có thẩm quyền công nhận. Đến nay hầu hết các mục tiêu đặt ra đều vượt.
-
Một số nội dung liên quan thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật cần lưu ýMột số nội dung liên quan thỏa ước lao động tập thể theo quy định tại Bộ Luật Lao động năm 2019 sẽ được chuyên gia lĩnh vực Lao động - Tiền lương - Bảo hiểm xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội sẽ giải đáp như sau.
-
Mang hơi ấm nghĩa tình đến với đồng bào vùng cao Kỳ SơnVượt qua hơn 300km trong tiết trời lạnh giá, đoàn cán bộ Hội Nông dân tỉnh, Hội Nông dân phường Nghi Hải, Nghi Hòa (Cửa Lò) cùng các mạnh thường quân đã đến thăm và trao quà cho các hộ gia đình, trường học nơi miền biên viễn Kỳ Sơn.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
3 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
4 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội