Cam Vinh – đặc sản ngày Tết xứ Nghệ
Vùng đất vàng - cho đặc sản trứ danh
Cam Vinh là tên gọi chung được trồng ở các địa phương thuộc phía Tây tỉnh Nghệ An như Quỳ Hợp, Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông… Cam Vinh được lựa chọn nhiều và ưa chuộng nhất bởi đây là giống cam mang về lợi nhuận cao nhờ “thẩm thấu” được vị giác của người thưởng thức. Trong đó, huyện Anh Sơn là vùng trồng cam Vinh có tiếng từ lâu. Đây vốn là huyện có truyền thống trồng cây có múi, trong đó cây cam phát triển cực thịnh ở nông trường Bãi Phủ, thuộc xã Đỉnh Sơn từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước với quy mô trên dưới 100ha.
Để cây cam ngày một được nâng tầm vị thế, thời gian qua ngành Nông nghiệp, chính quyền các cấp tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo, định hướng cho người trồng tăng cường chăm sóc cây cam bằng phương pháp hữu cơ, qua đó hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Trang trại cam Vinh Hương Hóa là một địa chỉ thực hiện rất tốt chủ trương này tại nông trường Bãi Phủ. Trang trại rộng hơn 2ha, nằm kề sát dãy núi đá vôi trùng điệp, nơi đây khí hậu mát dịu, thổ nhưỡng màu mỡ, rất phù hợp trồng cây ăn quả. Mặc dù thời tiết những năm gần đây không mấy thuận lợi cho cây cam nhưng đơn vị này vẫn giữ được “phong độ” riêng cho mình nhờ kỹ thuật chăm sóc.
Bám nghề trên 10 năm, ông Nguyễn Duy Hóa, chủ thương hiệu “Cam Vinh Hương Hóa” hiểu nằm lòng đặc trưng, đặc tính của cây cam, từ đó kịp thời đưa ra những điều chỉnh mang tính bước ngoặt: “Đất này rất phù hợp để trồng cây có múi, đặc biệt là cây cam, tuy nhiên chỉ dựa vào đó thì sớm muộn sẽ ngậm trái đắng. Vi chất trong đất có hạn, nếu muốn phát triển, duy trì chất lượng đòi hỏi phải thường xuyên bồi bổ dưỡng chất, tăng sức khỏe cho đất.
Từ định hướng của chính quyền và cơ quan chuyên môn, từ năm 2019 gia đình tôi chuyển hướng sang canh tác hữu cơ. Áp dụng cách này dẫu tốn kém hơn, vất vả hơn nhưng hiệu quả thì hoàn toàn khác biệt, cây cam hấp thụ đủ dưỡng chất nên chống chịu sâu bệnh rất khá, số lượng quả rụng không đáng kể, không bị tụt sản lượng. Số đông khách hàng đánh giá cam ngọt thanh, thơm, mọng nước, tép giòn”.
Trồng cam là một công việc không hề đơn giản. Nghề này đòi hỏi sự đầu tư lớn về kỹ thuật, cầu kỳ việc chọn giống, bón phân, chăm sóc đến bảo vệ khỏi sâu bệnh. Khu vực Bãi Phủ vốn dĩ nền đất thấp, lại cách không xa dòng chảy của sông Lam, thường xuyên đối diện với tình trạng ngập lụt khi thủy điện trên nguồn xả lũ cấp tập. Nhiều diện tích trồng cam bị ngập úng, dịch bệnh cũng từ đây mà ra. Dù vậy, bằng sự cần cù và kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ, người trồng cam đã vượt qua mọi trở ngại để giữ vững chất lượng đặc trưng của cam Vinh.
Qua trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Minh Tâm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đỉnh Sơn đánh giá: “Vườn cam Vinh Hương Hóa áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ đã tạo ra cú hích lớn, giúp số đông người trồng thay đổi nhận thức, nếp nghĩ, từ đó từng bước chuyển hướng sang sử dụng chế phẩm sinh học thay vì bào mòn sức đất như xưa. Đây là vườn cam cho hiệu quả kinh tế cao, giá trị được nâng tầm rõ rệt kể từ khi được chứng nhận đạt chuẩn OCOP vào năm 2021”.
Hương vị Tết từ những quả cam căng mọng
Không chỉ là nguồn thu nhập chính, những quả cam Vinh căng tròn, mọng nước còn là biểu tượng của mùa màng no đủ, của một năm thành công, của sự khéo léo và tinh thần bền bỉ của con người xứ Nghệ. Từ giờ đến Tết Nguyên đán, cam Vinh sẽ xuất hiện trên mâm quả ngày Tết, trở thành món quà biếu đầy ý nghĩa, gói trọn hương vị quê hương.
Những ngày này, các vườn cam đã được thương lái bao trọn vườn giữ chỗ để cung cấp thị trường dịp Tết cổ truyền. Từng chuyến xe rộn ràng rời khỏi vườn, chở theo hàng tấn cam chín vàng đến khắp mọi miền đất nước, nông dân Nghệ An như được tiếp thêm động lực cho một mùa vụ năm mới Ất Tỵ đầy mỹ mãn trên chính “bờ xôi ruộng mật” của mình.
Bận rộn cùng thương lái trong vườn cam chín rộ những ngày giáp Tết, chủ vườn cam Vinh Hương Hóa cho biết: Với diện tích 2ha, mỗi năm trang trại cho thu hoạch đều đặn khoảng 70 tấn cam, với giá bán dao động từ 50.000 - 60.000 đồng/kg. Do khách hàng thân tín nên giá cam không tăng dịp Tết nhờ đó uy tín của trang trại cam cũng chiếm được thiện chí của dân buôn. Để cây cam cho quả chín rộ vào dịp Tết đòi hỏi người chăm phải hiểu rõ đặc tính của cây cam để điều chỉnh thời gian ra hoa, đậu quả và thúc quả chín đúng dịp.
Là thương lái “chung thủy” với vườn cam suốt 5 năm qua, anh Nguyễn Trọng Nghĩa chia sẻ: Cam Vinh rất được ưa chuộng dịp Tết Âm lịch, hầu như họ đặt mua để mang đi biếu khách quý làm quà dịp Tết, phần đặt mua để trưng bày mâm quả, tiếp khách... Cam Vinh rất đắt khách nên những thương lái như chúng tôi không làm hợp đồng với nhà vườn thu mua trước thì không thể có phần.
Có thể nói, cam Vinh hiện nay không chỉ là một loại cây trồng tạo kế sinh nhai cho người dân xứ Nghệ mà nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong bản sắc văn hóa ngày Tết và niềm tự hào của quê hương. Ngoài ý nghĩa là một thức quà ngon còn là cả câu chuyện về con người và mảnh đất khúc ruột miền Trung nghèo khó, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt nhờ sự cần mẫn và cả sáng tạo đã làm nên vị ngọt lành mang hương vị ấm áp của cuộc sống.
Từ định hướng của chính quyền và cơ quan chuyên môn, từ năm 2019 gia đình tôi chuyển hướng sang canh tác hữu cơ. Áp dụng cách này dẫu tốn kém hơn, vất vả hơn nhưng hiệu quả thì hoàn toàn khác biệt, cây cam hấp thụ đủ dưỡng chất nên chống chịu sâu bệnh rất khá, số lượng quả rụng không đáng kể, không bị tụt sản lượng. Số đông khách hàng đánh giá cam ngọt thanh, thơm, mọng nước, tép giòn.
Ông Nguyễn Duy Hóa, chủ thương hiệu “Cam Vinh Hương Hóa”
-
"Giò nóng 7 phút" Tứ Phương chiếm ưu thế thị trường thực phẩm miền Trung -
Vờ vờ thứ côn trùng đắt bậc nhất Hà Thành -
Nam Định: Tổ chức Festival vinh danh phở -
Độc đáo món bánh tày “trăng xanh” ở Quảng Trị
- Trà ướp sen - một nét tao nhã của người Hà Nội
- Nộm củ hũ dừa miền Tây - món khai vị tinh tế, thơm ngon
- Thịt heo ngâm nước mắm: Món ngon ngày Tết của vùng duyên hải miền Trung
- Hội thi “Tinh hoa văn hoá ẩm thực Thái Nguyên”
- Lễ công bố xác lập kỷ lục Việt Nam về 122 món ăn được chế biến từ tôm và muối Bạc Liêu
- “Mâm cơm ngon, bổ dưỡng từ vườn nhà” hấp dẫn thực khách ở Ngày hội Tam nông
-
Lúa Đông xuân rớt giá, nông dân lo lắng ngày cận Tết(Tapchinongthonmoi.vn) - Gần Tết Nguyên đán, niềm vui được mùa của bà con nông dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang bị che phủ bởi nỗi lo giá lúa đông xuân giảm mạnh. Mức giá thấp kỷ lục, giảm từ 2.000 - 2.400 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái khiến người trồng lúa đứng ngồi không yên.
-
Tàu đường sắt đô thị Hà Nội sẽ chạy xuyên giao thừa Tết Ất Tỵ 2025Đại diện Hà Nội Metro cho biết, hai tuyến đường sắt đô thị (Cát Linh-Hà Đông, Nhổn-Ga Hà Nội) sẽ chạy xuyên giao thừa, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của nhân dân Thủ đô và du khách đón Tết Ất Tỵ 2025 và trải nghiệm dịch vụ liên thông xanh – sạch – an toàn.
-
Kinh doanh online kê khai và nộp thuế như thế nào?Bán hàng online đã trở thành xu hướng không thể thiếu, mang lại cơ hội lớn cho cá nhân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn khách hàng đa dạng trên toàn quốc và quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, bán hàng online cũng đặt ra trách nhiệm pháp lý, trong đó nổi bật là nghĩa vụ nộp thuế.
-
Sức sống mới của nông dân thành phố trước thềm năm mới 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Năm 2024, Hội Nông dân TP. Hồ Chí Minh đã tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW, ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị và UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 69/NQ-CP của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 46 của Bộ Chính trị, qua đó tạo điều kiện để các cấp Hội đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động Hội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
-
Những hành trình “từ trái tim đến trái tim”(Tapchinongthonmoi.vn) - Khi tôi ngồi viết những dòng chữ này thì những ngày tháng cuối cùng của năm 2024 đang vội vã đi qua và mùa Xuân Ất Tỵ đã đến bên cửa sổ. Năm Giáp Thìn 2024, một năm quá nhiều biến cố thời tiết. Bão,lũ lụt, sạt lở và nhiều thiên tai khác đã khiến nhiều vùng miền trên đất nước chìm trong đau thương và mất mát. Nhưng cũng từ đó, người dân cả nước đã thể hiện tinh thần đoàn kết lớn lao và mạnh mẽ, cùng nhau vượt qua khó khăn.
-
Thủ tướng: Loại bỏ người bàn lùi, xử lý người thiếu trách nhiệm trong dự án sân bay Long ThànhSáng 25/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp về tình hình thực hiện Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
-
Thu hút kiều hối: Điểm sáng nổi bật của kinh tế Việt NamKiều hối vẫn duy trì vị trí trong tốp 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
-
Ninh Bình: "Không gian chợ Tết xưa" tại Phố cổ Hoa LưNgày 25/1, "Không gian chợ Tết xưa" được khai mạc tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, nhằm tái hiện nét đẹp văn hóa, quảng bá giá trị văn hóa của dân tộc tới đông đảo du khách.
-
Đào tạo nhân lực chất lượng cao để ngành Nông nghiệp “vươn mình”(Tapchinongthonmoi.vn) - Với mục đích đổi mới mạnh mẽ công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, các cơ sở đào tạo thuộc Bộ NN&PTNT đang tích cực đẩy mạnh tự chủ, đổi mới, nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2025 - 2030 nhằm tiếp tục triển khai thực hiện chiến lược, chương trình phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
-
Thủ tướng chỉ đạo chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp TếtThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 06/CĐ-TTg ngày 25/1/2025 về việc chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Long An đạt và vượt 18/18 chỉ tiêu nghị quyết năm 2024 -
3 Tạo nhiều dấu ấn mới để khẳng định vai trò của tổ chức Hội -
4 Hội Nông dân Việt Nam mang "quà Xuân" đến với các hộ nghèo ở Thanh Hóa -
5 Cao Bằng: Phục hồi và tập huấn bài quyền thuật cổ Tày, Nùng cho đồng bào các dân tộc miền phên giậu Tổ quốc