Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Trồng bí xanh như thế nào để không bao giờ phải lo “bí tiền”?

14:48 15/10/2019 GMT+7

Cây bí xanh được bón bằng phân NPK Văn Điển rất dễ nhận biết qua hình thái như: Lá dày, xanh sáng, ngọn nở, tua mập, sai quả, quả lớn đồng đều, ruột ít hạt, năng suất cao chất lượng tốt… Với vườn bí như vậy, nhà nông chắc chắn bán hàng đắt như tôm tươi, không phải lo thiếu tiền.

Nông dân huyện Vũ Thư (Thái Bình) thu hoạch bí xanh. Ảnh: Cảnh Nguyên

Bí xanh là cây rau quả, còn gọi là bí đao, bí phấn, bí trắng thuộc họ bầu bí, dễ trồng thích hợp với điều kiện khí hậu nóng vừa phải từ 25 – 300C, là cây có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng lại cho sinh khối lớn, năng suất quả cao nên phải được cung cấp đầy đủ, cân đối, đặc biệt các chất dinh dưỡng trung vi lượng.

Bí xanh thuộc nhóm thân bò, leo, quả có lớp vỏ dày chắc cứng nên dễ vận chuyển, bảo quản lâu, giải quyết tốt rau xanh giai đoạn giáp vụ, năng suất bí xanh có thể đạt 40 – 50 tấn/ha. Trồng bí xanh, ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm được coi là an toàn, người tiêu dùng ưa chuộng. Nhiều nơi đã xây dựng vùng chuyên canh trồng bí xanh diện tích lớn. Bí xanh có thể trồng vụ xuân – hè là vụ chính, trồng từ tháng 2, 3 có thể thu hoạch tháng 5. Vụ thu đông trồng từ đầu tháng 9, thu hoạch tháng 12.

Theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, cây bí xanh thích hợp đất thịt nhẹ, thịt nhẹ pha cát, chủ động tưới, tiêu nước, tầng đất canh tác dày, nhiều mùn > 2,6% , độ pH thích hợp từ 5,0 – 6,5 (nếu đất chua pH < 5,0 phải bón vôi hoặc phân có chứa vôi). Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự chia sẻ với bạn đọc tạp chí điện tử Làng Mới những nội dung hướng dẫn sau đây:

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bí xanh

Ngâm ủ hạt giống: Ngâm hạt trong nước sạch từ 4 – 6 giờ, đãi sạch nước chua, ủ kín, ngày tưới 2 lần, khoảng 1 – 2 ngày hạt nứt nanh, đem gieo thắng hoặc gieo trong bầu nilon. Bí xanh có thể trồng xen, trồng riêng biệt do vậy cách làm đất có khác nhau. Chọn đất thịt nhẹ, chủ động tưới, tiêu. Việc làm đất và kích thước luống phụ thuộc vào làm giàn cho cây bò hay không làm giàn.

Nếu làm giàn, lên luống rộng 1,5m, rãnh sâu 0,3m, hàng cách hàng 85 – 90cm, cây cách cây 0,5m. Nếu để cây bò trên đất, mặt luống rộng 3,5 – 4m phần đất ở giữa các luống không cần làm đất và sau đó rải rơm ra khi bí bò. Trồng 2 hàng: hàng cách hàng 2,5 – 3m, cây cách cây 0,4 – 0,45m. Với luống đơn mặt luống rộng 2,5m, trồng 1 hàng giữa luống, cây cách cây 0,4m.

Phân bón: Bí xanh cho sinh khối thân, lá, quả lớn, song cũng đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng từ đất, do đặc điểm các loại đất, trồng bí xanh đều nghèo dinh dưỡng do cây trồng các vụ trước đó lấy đi, nên việc hiểu biết về mức “ăn” của cây cây bí sẽ quyết định việc bón phân hợp lý. Kết quả các nghiên cứu khoa học cho thấy: Để thu được 30 tấn quả/ha. Cây bí lấy đi từ đất khoảng 125 kg đạm (N); 60 kg lân (P2O5); 75 kg kali (K2O); 20 kg CaO (vôi); 25 kg magie (MgO); 20 kg silic (SiO2); 10 kg lưu huỳnh (S) và các chất vi lượng.

Nếu dùng phân bón đơn, hoặc phân NPK thông thường thì cây thiếu các chất dinh dưỡng trung lượng như: Vôi (CaO); magie (MgO); Silic (SiO2); lưu huỳnh (S); cùng các chất vi lượng quan trọng như bo (B), kẽm (Zn), mangan (Mn)… cây bí yếu ớt, đậu quả kém, dễ nhiễm các loại bệnh, vỏ quả mỏng, lá xanh mướt, ruột quả nhiều, thời gian bảo quản ngắn, ăn nhạt, chất lượng thấp. Vì vậy sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển đáp ứng đầy đủ, thỏa mãn nhu cầu các yếu tố dinh dưỡng mà trong đất thiếu và là nhu cầu của cây bí xanh để đạt năng suất cao, chất lượng tốt.

Cách bón và chăm sóc bằng phân bón Văn Điển

– Bón lót trước khi trồng: Sử dụng loại phân đa yếu tố (ĐYT) NPK 10.7.3 Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: 10%N; 7% P2O5; 3% K2O; 5% vôi; 2% magie; 7% silic; 4% lưu huỳnh và các chất vi lượng: bo, kẽm, mangan, sắt, đồng… được bón với lượng 13 – 15kg/sào 360m2 cùng 300- 400 kg phân chuồng hoai mục. Rải phân chuồng, phân đa yếu tố NPK 10.7.3 vào các hốc, khi trồng đảo đều phân với đất ở các hốc rồi trồng cây con, nếu tra hạt mầm thì phủ lớp đất mỏng lên trên sau khi tra hạt, tưới ẩm cho cây con hoặc hạt giống đã tra (chú ý duy trì độ ẩm).

Phân bón ĐYT NPK công thức 10-7-3 dùng bón lót cho bầu bí. Ảnh tư liệu.

Ba lần bón phân thúc cho bí đao: 

Bón thúc lần 1:  Khi cây con có 5 – 7 lá thật, sử dụng phân chuyên dùng thúc đa yếu tố NPK 13.3.10 Văn Điển có thành phần dinh dưỡng 13%N; 3% P2O5; 10% K2O; các chất trung vi lượng  2% CaO; 3% MgO; 4% SiO2; 7% S và các chất vi lượng bo, kẽm, mangan, sắt, đồng… Lượng bón 12 – 13kg/sào. Rải phân cách gốc 10 – 15 cm, vun nhẹ đất  lấp kín phân tưới nước hoặc hòa loãng phân rồi tưới xa gốc.

– Bón thúc lần 2: Khi cây ngả ngọn bò bón 10 – 12kg/sào ĐYT NPK 13.3.10, Văn Điển rải phân sách gốc 20 – 25cm phủ lớp đất mỏng vùi kín phân tưới nước hoặc hòa loãng phân để tưới, nếu rãnh luống có nước thì té nước lên mặt luống.

– Bón thúc lần 3: Khi cây ra hoa rộ, bón 10 – 12 kg/sào ĐYT NPK 13.3.10 Văn Điển, rải phân cách gốc 20 – 30 cm, lấp đất ở ngoài phủ kín phân, tưới nước hoặc hòa loãng phân tưới xa gốc. Nếu trồng bí xanh cho bò giàn nên hướng ngọn bí ở hốc này bò sang hốc kia sau đó mới nương dây cho leo giàn, khi neo dây phải để ở tư thế tự nhiên, không vặn úp hay lật dây, dùng rơm hoặc dây chuối buộc ngọn vào giàn, buộc dưới nách lá. Nếu trồng bí bò thì hướng ngọn bò ngang luống. Khi bí dài 1m, lấy đất đắp các mắt đốt trên thân giúp cây ra rễ phụ tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, cây sinh trưởng tốt hơn, bí xanh thường ra rất nhiều nhánh, mỗi cây chỉ để 1 – 2 dây nhánh tốt nhất, tỉa hết các nhánh khác để tập trung dinh dưỡng nuôi quả, đồng thời cũng tỉa bớt các lá chân, lá vàng úa giúp gốc thông thoáng giúp cho ong bướm tìm hoa hút nhụy, tăng tỷ lệ đậu quả.

Cũng theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, phân bón Văn Điển có sự khác biệt với các sản phẩm tương tự ở chỗ nó cân đối ba chất đa lượng : Đạm, lâm, kali, đồng thời có tỷ lệ vôi (canxi) nhất định, có tác dụng khử chua đất, tạo môi trường pH phù hợp cây bí, vôi còn giúp bí cứng thân, dày vỏ, chất silic giúp cho bẹ thân, mặt lá hình thành lớp lông trắng bảo vệ không cho sâu bệnh hại xâm nhập vào cây, chống chịu hạn tốt hơn. Chất magie (MgO) xúc tác cho bộ lá quang hợp tổng hợp dinh dưỡng tốt để nuôi quả, quả to, mập, cùi dày hơn, ngọt, thơm hơn.

                                                                       Việt Hà – Nam Phong