Tuyên Quang: Lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn để xây dựng nông thôn mới
Xin ông cho biết, thời gian qua, Sở NN&PTNT tỉnh Tuyên Quang đã tham mưu với Tỉnh uỷ, HĐND-UBND tỉnh Tuyên Quang về thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn như thế nào?
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025, Sở NN&PTNT tỉnh Tuyên Quang đã được UBND tỉnh Tuyên Quang giao là cơ quan Thường trực của Chương trình. Theo đó, Sở NN&PTNT tỉnh Tuyên Quang đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn để nắm bắt tình hình hình thực tiễn, từ đó đã tham mưu kịp thời cho Tỉnh ủy, HĐND- , UBND tỉnh Tuyên Quang để triển khai hiệu quả Chương trình theo từng giai đoạn và từng năm.
Tuyên Quang đã vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách của Trung ương phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh; Tích cực, chủ động, đổi mới phương thức tập hợp, vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân hưởng ứng Phong trào thi đua “Tuyên Quang chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn với Cuộc vận động “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Sở NN&PTNT tỉnh Tuyên Quang đã tham mưu kịp thời để UBND tỉnh trình ban hành Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; Sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND ngày 07/7/2023 của HĐND tỉnh quy định về mức hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia...
Đến nay bộ máy Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang (tỉnh, huyện, xã, thôn) đã được thành lập và thường xuyên kiện toàn theo hướng chuyên nghiệp, đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành và phối hợp chặt chẽ trong quá trình tổ chức thực hiện. Từ đó Ban chỉ đạo nông thôn mới các cấp đã kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương nhằm giải quyết những tồn tại, khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc tổ chức thực chương trình tại địa phương.
Cụ thể hóa cơ chế đầu tư đặc thù theo phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ” (chính sách bê tông hóa đường giao thông nông thôn, nội đồng; kiên cố hóa kênh mương, xây dựng nhà văn hóa thôn gắn với sân thể thao và khuôn viên...) phù hợp với điều kiện thực tế, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân, cũng như sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị của tỉnh.
Sở NN&PTNT tỉnh Tuyên Quang cũng đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương giao thực hiện Chương trình; đề xuất bố trí ngân sách tỉnh và lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án khác để thực hiện các tiêu chí nông thôn mới tại các địa phương.
Là địa phương còn nhiều khó khăn, vậy tỉnh Tuyên Quang đã có những giải pháp nào để có được nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới, thưa ông?
Đối với nguồn vốn Trung ương giao thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, hàng năm tỉnh Tuyên Quang đã phân bổ cho các xã, huyện theo hệ số ưu tiên (về đích nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu).
Trong quá trình thực hiện, tỉnh Tuyên Quang đã luôn kịp thời điều chỉnh nguồn vốn từ các công trình, dự án thành phần không còn đối tượng hỗ trợ, không đủ điều kiện để giải ngân hoặc có tỷ lệ giải ngân thấp để bổ sung dự toán thực hiện cho các công trình, dự án thành phần khác có nhu cầu, khả năng thực hiện và giải ngân tốt hơn nhằm phát huy tối đa khả năng, hiệu quả sử dụng nguồn vốn Trung ương giao cho tỉnh.
Nguồn Ngân sách địa phương đã tập trung hỗ trợ cho các xã mục tiêu về đích hàng năm để hoàn thành các tiêu chí và xây dựng các huyện nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, tỉnh Tuyên Quang cũng chủ trương thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ 02 Chương trình mục tiêu quốc gia còn lại và các chương trình, dự án hợp pháp khác để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Tuyên Quang cũng đã chủ động huy động sự đóng góp của người dân đối với những nội dung như: Hiến đất để xây dựng các công trình, đóng góp vật liệu và ngày công xây dựng đường ngõ xóm, xây dựng nhà văn hóa thôn bản, đối ứng để thực hiện các dự án phát triển sản xuất, tự chỉnh trang khuôn viên nhà văn hóa, nhà ở…
Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, huyện Hàm Yên đạt chuẩn nông thôi mới vào năm 2025. Đến năm 2023 tỉnh bổ sung thêm huyện Sơn Dương để thực hiện xây dựng huyện Sơn Dương đến năm 2025 đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Tỉnh Tuyên Quang đã thành lập Ban vận động hỗ trợ nguồn lực thực hiện Đề án do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư làm Trưởng ban. Đến hết tháng 5/2024, đã có 16 cơ quan, đơn vị có văn bản cam kết tài trợ, hỗ trợ với tổng kinh phí 835,7 tỷ đồng trong đó đã có 09 đơn vị chuyển kinh phí tài trợ với số tiền 512,1 tỷ đồng.
Chính vì vậy lũy kế đến nay, toàn tỉnh Tuyên Quang đã có 71 xã đã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới (16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu); tiêu chí bình quân toàn tỉnh đạt 15,7 tiêu chí/xã. TP. Tuyên Quang đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; huyện Hàm Yên đã đạt chuẩn 5/9 tiêu chí và huyện Sơn Dương đạt 4/9 tiêu chí huyện nông thôn mới.
Từ Chương trình xây dựng nông thôn mới diện mạo nông thôn của tỉnh Tuyên Quang đã có thay đổi rõ nét, thu nhập bình quân đầu người của các xã năm sau luôn cao hơn năm trước, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 14,03% năm 2023, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một nâng cao.
Dù đã đạt được những kết quả rất tích cực, xin ông cho biết những khó khăn, thách thức của tỉnh trong công tác xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững trong thời gian tới?
Công tác xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang mặc dù đã đạt những kết quả quan trọng, tuy nhiên vẫn còn gặp không ít khó khăn và thách thức, nhất là đối với những huyện, xã ở vùng sâu, vùng xa còn khó khăn như: Việc đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn (cầu đường, trường học, chợ, cơ sở vật chất văn hóa…) cần nhu cầu vốn tương đối lớn trong khi ngân sách của tỉnh, huyện, xã còn hạn chế; việc huy động nguồn vốn đóng góp của nhân dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở các xã thuộc khu vực III, khu vực II.
Đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn trước năm 2021, nhưng theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 có nhiều tiêu chí được bổ sung nội dung, điều chỉnh mức độ yêu cầu đạt cao hơn; đặc biệt là tiêu chí Thu nhập và tiêu chí Nghèo đa chiều.
Nguồn vốn bố trí cho các xã để thực hiện duy trì, củng cố tiêu chí tại các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới còn hạn chế, như: Đối với nguồn vốn Trung ương, các xã đạt chuẩn được hưởng nguồn vốn đầu tư hỗ trợ theo định mức phân bổ hệ số l (khoảng hơn 1,7 tỷ đồng/1 hệ số/năm); các xã thuộc khu vực III, II nhưng sau khi được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới thì không còn được hưởng nguồn vốn hỗ trợ (theo quy định của Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ).
Một bộ phận nhỏ người dân vẫn còn tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa có ý thức và hỗ trợ người khác vươn lên thoát nghèo, thoát cận nghèo bền vững.
Bên cạnh đó, hộ nghèo, hộ cận nghèo đa chiều, hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo tại một số địa phương phần đông có thành viên bị bệnh tật, khuyết tật, người không có khả năng lao động, thiếu đất để xây dựng chuồng trại, thiếu lao động để tham gia dự án… nên không đáp ứng điều kiện để tham gia dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, dự án phát triển cộng đồng theo quy định như: Phải đảm bảo về cơ sở vật chất, lao động, tư liệu sản xuất và cam kết đảm bảo phần đối ứng thực hiện dự án.
Năng lực lãnh đạo, điều hành của một số cấp ủy đảng, chính quyền còn hạn chế, chưa linh hoạt, sáng tạo, thiếu quyết liệt trong tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp để hỗ trợ giảm nghèo bền vững...
Vậy trong thời gian tới, tỉnh Tuyên Quang sẽ tiếp tục phát huy các nguồn lực để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới như nào thưa ông?
Tỉnh Tuyên Quang sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh để hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ về lao động - việc làm. Tập trung thực hiện các dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, dự án phát triển sản xuất cộng đồng.
Bên cạnh đó, Tuyên Quang cũng tăng cường huy động, lồng ghép nguồn vốn từ nhiều chương trình, dự án hợp pháp trên địa bàn tỉnh để đầu tư cho thực hiện xây dựng nông thôn mới và công tác an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Ngành Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu quản lý thực hiện sản xuất nông nghiệp của tỉnh theo định hướng sản xuất theo từng vùng (vùng núi cao phía Bắc, vùng trung tâm, vùng phía Nam), sản xuất theo từng lĩnh vực (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp), sản xuất theo cơ cấu sản phẩm (chủ lực, đặc sản địa phương) nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. Qua đó, góp phần thực hiện các tiêu chí về: Thu nhập, Lao động, Nghèo đa chiều, Tổ chức sản xuất, Môi trường… trong xây dựng nông thôn mới./.
Trân trọng cám ơn ông!
-
Đồng Tháp: Tổ chức Lễ công bố huyện Lấp Vò đạt chuẩn nông thôn mới -
Xây dựng chính quyền số từ thôn, xã -
Huyện Thoại Sơn xây dựng và vận động 31 loại quỹ phục vụ an sinh xã hội và xóa đói, giảm nghèo -
Hải Dương có thêm 21 xã nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu
- Huyện Phước Long: Đa dạng kế hoạch trên mọi chỉ tiêu để hoàn thành xây dựng huyện NTM trong 2025
- Cà Mau: Toàn lực xây dựng NTM để phục vụ người dân
- Nhà nông Điện Biên trồng nho hạ đen bằng chế phẩm sinh học
- Nuôi vịt ứng dụng chế phẩm vi sinh, nông dân Phú Thọ kỳ vọng thu nhập cao
- Yên Sơn bứt phá trong xây dựng nông thôn mới
- Bản vùng cao Sơn La xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
- Huyện Sơn Dương: Vững tin đạt huyện nông thôn mới
-
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớnSáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
-
Thống kê ban đầu: Bão số 3 gây thiệt hại hơn 31.000 tỷ đồngTheo Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra hơn 31.596 tỷ đồng. Hiện các địa phương đang tiếp tục rà soát, cập nhật thống kê thiệt hại.
-
Mọi trẻ em đều phải được vui chơi, học tập và phát triển toàn diệnPhó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị các cấp, các ngành, đoàn thể, các bậc cha mẹ, thầy cô,… tiếp tục có nhiều hành động thiết thực hơn nữa, quan tâm, chăm lo, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất để mọi trẻ em dù ở lứa tuổi nào, cấp học nào, miền núi hay đồng bằng, biên giới hay biển đảo xa xôi đều được vui chơi, học tập và phát triển toàn diện, được sống trong tình yêu thương, môi trường sống an toàn, lành mạnh.
-
Hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng ngập lụt: Làm thế nào để đảm bảo an toàn?Trong số hàng cứu trợ người dân vùng bão, lũ có nhiều loại bánh chưng, bánh mỳ và nhiều loại thực phẩm do các nhóm hay hộ gia đình tự chế biến, được hút chân không để bảo quản.
-
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triểnThủ tướng chỉ đạo quá trình xây dựng, hoàn thiện các dự án luật phải đảm bảo thể chế hóa, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển.
-
Hà Nội: Sự cố vỡ bờ sông Ngũ Huyện Khê đã được khắc phụcDo mực nước sông dâng cao (trên báo động 3) đã làm vỡ một đoạn bờ hữu sông Ngũ Huyện Khê, trên địa bàn thôn Đình Tràng, xã Dục Tú (Đông Anh, TP. Hà Nội).
-
Đồng Nai có 694ha diện tích cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu(Tapchinongthonmoi.vn) – Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 13 hợp tác xã (HTX) với tổng diện tích 694ha được cấp mã số vùng trồng đối với cây chuối, sầu riêng, chôm chôm, xoài để xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, Newzealand.
-
Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bãoThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
-
Đoàn công tác của Phó Chủ tịch Nước hỗ trợ 500 triệu đồng giúp tỉnh Lạng Sơn khắc phục hậu quả sau bão Yagi(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong chiều ngày 13/9, tại thôn Đồng Bụt (xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn), Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và đoàn công tác của Trung ương đã đến kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả sau bão số 3 (bão Yagi) và thăm hỏi, động viên, tặng quà người dân địa phương.
-
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa thăm hỏi động viên người dân vùng lũ Sơn LaChiều 13/9, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã tới kiểm tra tình hình thiệt hại, công tác khắc phục hậu quả mưa lũ do tác động của hoàn lưu cơn bão số 3 tại xã Hua Păng, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay -
5 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3