Tân Yên xây dựng nông thôn mới nâng cao thành “miền quê đáng sống”
Chú trọng xây dựng cơ sở Đảng vững mạnh
Ông Nguyễn Viết Toàn – Chủ tịch UBND huyện Tân Yên cho biết, Tân Yên là huyện nằm trên vùng đất cổ kính có bề dày lịch sử. Trải qua nhiều thử thách, khó khăn, đến nay Tân Yên đã gặt hái được rất nhiều thành công trong việc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng NTM và phát triển các sản phẩm OCOP…
Còn nhớ, năm 2020, sau gần 10 năm với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng, ủng hộ, đóng góp sức người, sức của của người dân, các doanh nghiệp và con em đi làm ăn xa với tổng kinh phí hơn 100 tỷ đồng. Cùng với những nguồn lực khác, huyện đã kiến thiết, xây dựng nhiều công trình trụ sở, trạm y tế, nhà trường, nhà văn hóa, điểm vui chơi công cộng, các tuyến đường giao thông… nhờ đó Tân Yên đã hoàn thành các chỉ tiêu huyện NTM, với 20/20 xã đạt chuẩn NTM.
Việc về đích NTM, khiến các vùng quê của Tân Yên đã thực sự "thay da đổi thịt", đời sống vật chất, tinh thần của bà con nông dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Các vấn đề về an sinh xã hội được bảo đảm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ.
Tháng 3/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM và xã NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025. Và năm 2022 là năm đầu tiên các địa phương thực hiện tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, huyện Tân Yên đã chủ động, sớm ban hành kế hoạch của năm để triển khai như: Tập trung chỉ đạo giải phóng mặt bằng xây dựng, nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông; đầu tư kinh phí cải tạo, nâng cấp công trình hành chính công khu trung tâm huyện; tu bổ công trình văn hóa... Đồng thời, chỉ đạo đồng loạt các xã tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí xã NTM; chỉ đạo 3 xã xây dựng NTM nâng cao, 19 thôn xây dựng thôn NTM kiểu mẫu…
Ông Nguyễn Thế Huy, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Tân Yên cho biết, để triển khai hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, KT - XH, Huyện ủy Tân Yên đã tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh. Trong đó đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp, biện pháp lãnh đạo, trọng tâm là hướng về cơ sở với nhiều cách làm mới, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của huyện. Đảng bộ huyện triển khai các giải pháp xây dựng cấp ủy tốt, chi bộ vững mạnh với đội ngũ đảng viên chất lượng để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng.
“Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo các chi, đảng bộ rà soát, nắm bắt nguồn quần chúng ưu tú, xây dựng kế hoạch kết nạp đảng viên, chú trọng nguồn kết nạp là công nhân, học sinh; trưởng, phó các ngành đoàn thể thôn, tổ dân phố. Đặc biệt, tỷ lệ trưởng thôn là đảng viên toàn huyện đạt 92,11%, tăng 16,8% so với năm 2021; tỷ lệ Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố là đảng viên đạt 90,5%, cao hơn mặt bằng chung của tỉnh”, ông Huy cho biết.
Để phong trào thi đua sôi nổi, hiệu quả, các tổ chức cơ sở đảng đề cao vai trò, tính tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện các nhiệm vụ. Hàng năm, mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên đăng ký từ 1 đến 3 việc làm cụ thể học tập và làm theo Bác gắn với thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao…
Đưa Nghị quyết vào cuộc sống
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tân Yên lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025, đến nay huyện đã đạt và vượt 15/15 mục tiêu theo tiến độ phân kỳ, 5 nhiệm vụ trọng tâm cũng là 5 nhiệm vụ khó được chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH của huyện.
Trong đó có nhiệm vụ huy động các nguồn lực, giải phóng mặt bằng (GPMB), thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật; nâng chất lượng các tiêu chí NTM, phấn đấu huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, xây dựng “miền quê đáng sống” là những nhiệm vụ trong tâm.
Để tạo sự đồng thuận trong nhân dân, Ban Thường vụ Huyện ủy Tân Yên đã ban hành Chỉ thị số 11-CT/HU về nâng cao chất lượng, hiệu quả việc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp, lắng nghe, giải quyết ý kiến, kiến nghị của người dân.
Theo đó, từ năm 2020 đến nay, trực tiếp đồng chí Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện tổ chức hơn 30 cuộc tiếp xúc, đối thoại với nhân dân; các đồng chí Bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND xã, thị trấn tổ chức 187 cuộc với gần 28 nghìn lượt người tham dự. Qua đó kịp thời giải quyết gần 1,4 nghìn kiến nghị, phản ánh từ cơ sở của cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là trong công tác GPMB để triển khai các dự án trọng điểm.
Đến nay, huyện Tân Yên đã hoàn thành 4/9 tiêu chí huyện NTM nâng cao. Huyện đang nỗ lực thực hiện các tiêu chí về giao thông, môi trường, y tế - văn hóa - giáo dục, chất lượng môi trường sống, an ninh - trật tự - hành chính công. Huyện phấn đấu đến năm 2025 duy trì 20/20 xã đạt chuẩn NTM, có ít nhất 50% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 10% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Toàn huyện đã có 6 xã được công nhận xã NTM nâng cao; 37 thôn đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu, vượt 80% mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra về số thôn kiểu mẫu.
Tại xã Quế Nham, một trong các xã NTM nâng cao của huyện, nhờ tranh thủ các nguồn lực từ ngân sách và vận động xã hội hóa, hiện 100% đường trục thôn, liên xã và đường ngõ xóm được cứng hóa với tổng số hơn 75km; các đoạn đường được lắp đặt đèn chiếu sáng và các biển báo, biển chỉ dẫn bảo đảm hệ thống giao thông sáng - xanh - sạch - đẹp. Thiết chế văn hóa ở cơ sở được đầu tư xây dựng, nâng cấp đầy đủ, bảo đảm phục vụ tốt các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí, sinh hoạt cộng đồng dân cư.
Tính đến nay, xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, sau khi về đích xã NTM, Hợp Đức đã nỗ lực, bắt tay xây dựng và đến nay đã hoàn thành 14/14 tiêu chí của xã NTM nâng cao. Theo đó, hệ thống hạ tầng cơ sở đều được đầu tư khang trang, hiện đại, cảnh quan môi trường sạch đẹp; xây dựng được nhiều mô hình phát triển sản xuất hiệu quả, ngành nghề nông thôn được chú trọng… Từ đó, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao, đạt và vượt mức chuẩn của các tiêu chí.
Năm 2023, thôn Hương, xã Liên Chung, huyện Tân Yên về đích NTM kiểu mẫu. Kết quả này có vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thôn.
Bà Nguyễn Thị Luyện, Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Hương cho biết, để thực hiện có hiệu quả nghị quyết của Chi bộ về xây dựng thôn NTM kiểu mẫu, chi ủy tích cực tuyên truyền người dân, đồng thời vận động con em ở xa quê đóng góp kinh phí, ngày công, nguyên vật liệu, hiến đất xây dựng cơ sở hạ tầng.
“Nhờ đó, đến nay gần 2 km đường giao thông nội thôn được cứng hóa và mở rộng. Thôn hoàn thành xây dựng khu trung tâm văn hóa - thể thao gồm nhà văn hóa, sân thể thao, khu vui chơi và các công trình phụ trợ với tổng diện tích hơn 1,6 nghìn m2. Nhiều con đường hoa, bích họa đã được mọc lên to đẹp thêm các con đường ngõ xóm”, bà Luyện chia sẻ.
Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP
Bà Đào Thu Phương, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tân Yên cho biết, điểm nổi bật trong sản xuất nông nghiệp của huyện là có sản phẩm đa dạng, đặc trưng nhờ phát huy tiềm năng, lợi thế vùng; tổng đàn lợn và diện tích thủy sản đứng đầu tỉnh.
Trên địa bàn huyện hiện duy trì 78 vùng sản xuất hàng hóa tập trung gồm: Lúa chất lượng, lạc, rau quả thực phẩm, canh tác 3-4 vụ/năm có liên kết với các doanh nghiệp, HTX bao tiêu sản phẩm. Cây ăn quả gồm vải thiều, ổi, bưởi, vú sữa phát triển theo hướng ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Nhiều diện tích vải sớm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và một số nước châu Âu mang lại giá trị cao.
Thời gian qua, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của huyện đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viettel Bắc Giang tạo mã QR truy xuất nguồn gốc cho 3 hợp tác xã là: Núi ông Vệ; sản xuất và tiêu thụ ổi lê Tân Yên; mật ong Phồn Nhi. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện rà soát, lập danh sách đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông hỗ trợ cấp chứng thư số cho 12 hợp tác xã, phục vụ giao dịch trên sàn thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, huyện đang vận động người dân tích cực ứng dụng khoa học công nghệ, hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất và tiêu thụ, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích; Tiếp tục phát triển cây ăn quả, duy trì và mở rộng diện tích canh tác theo quy trình VietGAP, diện tích vải sớm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Cùng đó là xây dựng và phát triển các sản phẩm đặc trưng, tiềm năng, sản phẩm OCOP, từng bước xây dựng các sản phẩm OCOP chất lượng cao.
-
Phong Điền: Xây dựng Nông thôn mới gắn với phát triển sản xuất sản phẩm thế mạnh, lợi thế của địa phương -
Bạc Liêu: Sử dụng nguồn vốn chính sách đúng cách góp phần đạt các tiêu chí nông thôn mơi -
Than Uyên phấn đấu 100% số xã cán đích nông thôn mới -
Huyện Giao Thuỷ kỷ niệm 90 năm thành lập và đón nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao năm 2023
- Chuyển đổi số - đòn bẩy đưa xã Cấn Hữu (Quốc Oai) xây dựng nông thôn mới hiện đại, thông minh
- Xây dựng nông thôn mới nâng cao có nhiều khởi sắc
- TP. Cần Thơ: Huy động mọi nguồn lực hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới đề ra trong năm 2024
- Đồng Tháp: Tổ chức Lễ công bố huyện Lấp Vò đạt chuẩn nông thôn mới
- Xây dựng chính quyền số từ thôn, xã
- Huyện Thoại Sơn xây dựng và vận động 31 loại quỹ phục vụ an sinh xã hội và xóa đói, giảm nghèo
- Hải Dương có thêm 21 xã nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu
-
Bạc Liêu: Tổ chức thành công Hội thi Cán bộ Hội giỏi lần thứ I - năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 4/10, Hội Nông dân (HND) tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức Hội thi Cán bộ Hội giỏi lần thứ I - năm 2024. Đây là hoạt động hướng tới chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930- 14/10/2024).
-
Khánh Hòa: Thu hút hơn 50 gian hàng trưng bày sản phẩm, công nghệ số tiêu biểu tại Ngày hội công nghệ số năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 4/10, tại TP. Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức ngày hội công nghệ số năm 2024. Ngày hội có quy mô hơn 50 gian hàng của cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp công nghệ số, ngân hàng trong và ngoài tỉnh Khánh Hòa tham gia trưng bày các sản phẩm công nghệ số tiêu biểu. Qua đó, thu hút được đông đảo người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tiếp cận công nghệ mới, dịch vụ công nghệ mới, góp phần vào thành công chung trong công cuộc chuyển đổi số của tỉnh
-
Ninh Thuận: Kinh tế nông nghiệp và nông thôn duy trì đà tăng trưởng(Tapchinongthonmoi.vn) – Trong 9 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận tiếp tục phục hồi, phát triển ổn định theo kế hoạch (KH). Một số lĩnh vực chuyển biến tích cực như: các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ, công nghiệp tăng khá; kinh tế nông nghiệp và nông thôn duy trì tăng trưởng ổn định, quy mô sản xuất nông nghiệp công nghệ cao vượt mục tiêu đề ra.
-
Tôn vinh những người "Gieo trí tuệ, gặt mùa vàng"Sáng 3/10/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã trang trọng tổ chức Chương trình tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V và trao giải cuộc thi "Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông" lần thứ X, năm 2024. Đây là một chương trình kéo dài suốt 6 tháng với nhiều vòng thẩm định nghiêm túc, khắt khe để chọn ra 56 gương mặt "Nhà khoa học của Nhà nông"; 24 tác giả đoạt giải cuộc thi "Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông"
-
Không gian mua sắm sôi động tại nhà phố quảng trường đầu tiên tại Nghệ AnNhà phố quảng trường Central Plaza, Eco Central Park lấy cảm hứng thiết kế từ những căn nhà châu Âu cộng với ngôn ngữ kiến trúc Ecopark tạo nên một không gian mua sắm sôi động, hiện đại, kích thích nhu cầu tiêu dùng, gia tăng trải nghiệm của cư dân, khách tham quan, du lịch.
-
An Giang tăng cường liên kết đưa trái cây vươn ra thế giới(Tapchinongthonmoi.vn) – An Giang là tỉnh có thổ nhưỡng rất thích hợp cho phát triển cây ăn trái, do đó hoạt động liên kết, tiêu thụ trái cây được quan tâm, doanh nghiệp đầu tư, xúc tiến liên kết để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
-
Tây Ninh kêu gọi đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Tỉnh Tây Ninh đã và đang tập trung tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư vào vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
-
Hà Nội tổ chức “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại Hồ Hoàn Kiếm vào sáng 6/10Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm - biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô.
-
Trưởng bản “vượt lũ” cứu dân trong đêmThất thần sau cơn lũ quét ngang qua, anh Lô Văn Du, trưởng bản Đửa, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An vẫn còn bàng hoàng, chưa tin đây là sự thật…
-
Bình Dương: Phát động phong trào nông dân sử dụng thuốc sinh học, vi sinh(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 02/10, tại tỉnh Bình Dương, Trung tâm Dạy nghề và Dịch vụ hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh Bình Dương) tổ chức phát động phong trào nông dân sử dụng thuốc sinh học và vi sinh, hướng đến giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
-
1 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
2 Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024 -
3 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
4 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm hỏi đồng bào, chiến sỹ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 -
5 Vụ bứng cây tạo “cảnh trời Âu” ra khỏi rừng ở Quảng Trị: Đã rõ đơn vị chịu trách nhiệm!