Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Vắc xin lao được tiêm cho trẻ sơ sinh khi nào?

Trần Thủy - 17:15 12/11/2023 GMT+7
Khi nào tiêm phòng vắc xin lao (BGC) là tốt nhất? Tại sao nên chích ngừa lao cho trẻ sơ sinh? Các đối tượng được chỉ định và chống chỉ định khi tiêm phòng là gì? Các điều cần lưu ý trước, trong và sau khi tiêm phòng cho trẻ? Các vấn đề này được trình bày trong bài viết dưới đây.
Chích ngừa lao cho trẻ sơ sinh

Bệnh lao là một trong những bệnh truyền nhiễm thường gặp trên lâm sàng. Bệnh bị gây ra bởi vi khuẩn lao có tên gọi là Mycobacterium Tuberculosis.

Lao có khả năng lây nhiễm trực tiếp qua các đường
+ Qua không khí
+ Khi giao tiếp
+ Lây qua hệ hô hấp khi tiếp xúc với người bị bệnh.

Ngày nay theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao. Do đó, nhằm hạn chế các trường hợp nhiễm lao, chương trình tiêm vắc xin phòng lao được đưa ra để áp dụng cho tất cả các trẻ ngay từ giai đoạn sơ sinh.

Đặc điểm của vắc xin BCG

Vắc xin dự phòng lao BCG là một vắc xin sống giảm độc lực được sản xuất trực tiếp từ vi khuẩn lao Calmette Guerin.

Vắc xin có chứa kháng nguyên BCG. Do đó, khi tiêm vào cơ thể sẽ kích thích cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch – hệ miễn dịch đặc hiệu chủ động. Từ đó có thể sản sinh ra các kháng thể chống lại kháng nguyên.

Lưu ý, trong vắc xin phòng lao hay bất kể các loại vắc xin nào khác phần lớn đều vô hại. Vì các tác nhân gây bệnh đều đã được làm suy yếu đi hoặc đã bị bất hoạt nên không thể gây ra bệnh lý cho cơ thể.

Theo thống kê số liệu lâm sàng cho thấy có khoảng 1 trong 1 triệu trường hợp tiêm vắc xin phòng lao bị nhiễm BCG. Các trường hợp này hầu hết đều xảy ra ở các đối tượng
+ Bị nhiễm HIV
+ Người bệnh suy giảm miễn dịch.

Vậy khi nào chích ngừa lao cho trẻ sơ sinh?

Chích ngừa lao cho trẻ sơ sinh

Có thể tiêm vắc xin ở mọi lứa tuổi nhưng tiêm càng sớm càng tốt.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra nên chích ngừa lao cho trẻ sơ sinh, tốt nhất là tiêm trước 28 ngày tuổi.

Có thể tiêm vắc xin lao trong ngày đầu sinh trên trẻ sơ sinh có các yếu tố sau.

Có sức khỏe tốt.

Sau sinh không cần tuân thủ theo chế độ chăm sóc đặc biệt.

Trẻ không phải nằm phòng theo dõi hay lồng kính.

Ảnh minh họa

Lưu ý, tiêm vắc xin phòng lao muộn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao hơn những trẻ đã được tiêm phòng. Thậm chí trẻ có thể nhiễm lao ngay những ngày đầu sau sinh.

Nguyên nhân là vì: Lúc này hệ thống miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện; Tình trạng trẻ còn yếu nên không có đủ khả năng để hoàn toàn tự bảo vệ cơ thể trước mọi tác nhân xâm nhập, đặc biệt là lao và các loại vi khuẩn khác.

Trường hợp trẻ chưa đủ điều kiện về sức khỏe hoặc chưa được tiêm trong giai đoạn 1 tháng tuổi.

Có thể tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ sau đó nhưng vắc xin chỉ có tác dụng khi cơ thể trẻ chưa bị nhiễm khuẩn lao.

Với những trường hợp còn lại nếu đã xác định chính xác trẻ nhiễm lao thì việc tiêm phòng lao lúc này là không cần thiết.

Chỉ định tiêm phòng lao

Vắc xin BCG được chỉ định cho tất cả trẻ sơ sinh chưa bị nhiễm lao, sức khỏe tốt và không mắc các bệnh lý suy giảm miễn dịch.

Lưu ý, bên cạnh đó còn một số trường hợp hoãn tiêm chủng BCG phòng lao:

Trẻ đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính, đang sốt; Đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid, globulin miễn dịch; Trẻ nhẹ cân, có cân nặng <2kg; Tuổi thai <34 tuần thì cần tạm hoãn tiêm vắc xin BCG. Trường hợp khi trẻ đủ 34 tuần tuổi (tính cả tuổi thai) thì thực hiện tiêm chủng.

Cần hoãn tiêm phòng bệnh lao nếu trẻ đang bị sốt

Không chích ngừa lao cho trẻ sơ sinh nếu trẻ đang trong tình trạng sốt cao.

Trường hợp mới khỏi bệnh và cơ thể vẫn còn đang trong giai đoạn phục hồi.

Hiện tượng bị viêm da mủ.

Các đối tượng đang mắc bệnh mạn tính như sởi, viêm phổi…

Không tiêm cho trẻ bị sinh non, các trường hợp thiếu cân hoặc đang nằm lồng kính với chế độ chăm sóc đặc biệt.

Có dấu hiện bệnh lí về suy giảm miễn dịch hoặc suy dinh dưỡng…

Lưu ý trước khi tiêm phòng

Để đảm bảo trẻ có thể trạng tốt khi đi tiêm chủng và hạn chế các phản ứng sau tiêm vắc xin, bố mẹ cần lưu ý:

Không nên để trẻ bị đói trước khi đi tiêm phòng vắc xin

Ngoài ra, bố mẹ cần chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe của trẻ cho bác sĩ/ điều dưỡng như
+ Trẻ đang ốm, sốt
+ Con sinh non
+ Từng bị dị ứng hoặc phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước
Các trường hợp này bố mẹ nên chủ động đề nghị bác sĩ thăm khám con cẩn thận trước khi tiêm phòng

Lưu ý sau khi tiêm phòng lao cho trẻ

An toàn tiêm chủng không chỉ là vấn đề chất lượng vắc xin hay tuân thủ quy trình kỹ thuật của nhân viên y tế. Do đó, sau khi chích ngừa lao cho trẻ sơ sinh cần chăm sóc và theo dõi trẻ thật cẩn thận tại nhà. Dưới đây là một số tham khảo:

Sau tiêm, vẫn giữ chế độ ăn uống của trẻ ăn uống bình thường.

Thường xuyên theo dõi trẻ sau tiêm chủng. Cụ thể, nên để trẻ tại điểm tiêm khoảng 30 phút để được theo dõi cẩn thận.

Trường hợp trẻ sốt có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, phải có chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.

Nếu bố mẹ không yên tâm về tình trạng sức khỏe của trẻ sau khi tiêm. Hãy gọi cho bác sĩ/ dược sĩ/ điều dưỡng để được tư vấn cách chăm sóc trẻ.

Lưu ý, khi trẻ có các dấu hiệu bất thường như
+ Trẻ bị sốt cao
+ Tình trạng quấy khóc kéo dài
+ Bé bị co giật, bỏ bú
+ Rơi vào tình trạng khó thở, tím tái
Cần chú ý và đưa trẻ đến trạm y tế kịp thời để được hỗ trợ và xử trí ngay lập tức.

Vắc xin lao có thể tiêm phòng ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, tiêm càng sớm càng tốt nếu đủ điều kiện. Chích ngừa lao cho trẻ sơ sinh nếu trẻ đảm bảo các yếu tố về sức khỏe. Việc tiêm phòng sớm sẽ giúp trẻ chủ động phòng ngừa bệnh hiệu quả. Ngoài ra, cần lưu ý theo dõi tình trạng trẻ sau tiêm. Nếu có bất cứ tình trạng nào bất thường hãy đưa trẻ đến bệnh viện gần đó để được hỗ trợ kịp thời.

Bác sĩ Võ Trang (Bệnh viện Tràng An)