Vụ đông: Cây “ăn gì” cho khoẻ để đấy lui sâu bệnh, dịch hại?
Không nên vội cho rằng chỉ có thuốc trừ sâu mới là “bảo bối” duy nhất bảo vệ vụ Đông. Theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, khi nắm chắc kỹ thuật bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển, nhà nông có thể giúp cho cây trồng vụ Đông khoẻ mạnh, giảm thiểu tác hại của sâu bệnh dịch hại, tiết kiệm tiền mua thuốc và giảm tác hại của dư lượng thuốc trừ sâu tồn dư trong nông sản, trong đất.
Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự nguyên là cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, một chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm về phân bón. Chia sẻ với phóng viên Làng Mới về thời vụ và nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng vụ Đông, ông cho biết:
Vụ đông ở miền Bắc thời vụ bắt đầu từ đầu tháng 9 và kết thúc vào tháng 2 dương lịch năm sau. Tần suất vụ đông lạnh thường chiếm đến 60 – 70%, còn lại là vụ đông trung bình và ấm. Thời tiết lạnh thích hợp với nhóm cây như khoai tây, su hào, bắp cải, súp lơ, hành tỏi… Thời tiết ấm và trung bình thích hợp nhiều cây như ngô, khoai lang, ớt, đậu tương, bí xanh về cường độ ánh sáng, số giờ nắng trong vụ đông thường thấp, thậm chí nhiều ngày không có nắng gây khó khăn cho quá trình quang hợp, tổng hợp dinh dưỡng của cây.
Mô hình trồng rau an toàn của HTX dịch vụ, sản xuất nông nghiệp Hương Đất (thôn Bắc, xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng, Bắc Giang). Ảnh minh hoạ: Hồng Phấn.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng vụ đông
Hầu hết đất sản xuất vụ đông là đất trồng lúa vừa thu hoạch không được nghỉ, các chất dinh dưỡng trong đất đã giảm sút, cạn kiệt. Lượng hữu cơ “tươi” như rơm, rạ, gốc rạ… để lại trên đồng sẽ phân giải ra nhiều chất độc hại gây chua, ảnh hưởng đến cây trồng vụ đông.
Những kết quả điều tra thổ nhưỡng cho thấy: Các chất dinh dưỡng thiếu hụt nghiêm trọng bao gồm: chất vôi (CaO); chất lân (P2O5), chất magie (MgO); chất Kali (K2O); các chất vi lượng. Riêng chất đạm (N) không thiếu nhiều.
Cây trồng vụ đông tuy thời gian sinh trưởng ngắn (90 – 100 ngày) nhưng cho sinh khối nông sản lớn, cũng đồng nghĩa với sự lấy đi từ đất nhiều loại dinh dưỡng: Đạm, lân, kali, dinh dưỡng trung lượng là magie, canxi (vôi), silic và vi lượng kẽm (Zn), bo (B), sắt (Fe) tùy theo mỗi loại cây mà nhu cầu ở từng thời kỳ sinh trưởng phát triển khác nhau.
Thời kỳ cây non thì nhu cầu đạm, lân nhiều hơn, thời kỳ cây trưởng thành thì nhu cầu magie, vôi, kali, vi lượng nhiều hơn. Đặc biệt đất cả các loại cây vụ đông đều cần pH đất từ 5,5 – 6,5. Thực tại thì đất trồng hầu hết là chua pH < 5,0. Bởi vậy cần phải bón đủ các chất dinh dưỡng và bón vôi hoặc phân chứa vôi khử chua và cung cấp canxi cho cây.
Các kết quả nghiên cứu khoa học cũng như thực tiễn sản xuất đều cho thấy: Cung cấp đầy đủ, cân đối thỏa mãn tất cả các chất dinh dưỡng thì cây trồng sinh trưởng phát triển khỏe, rất ít sâu bệnh do sức đề kháng của cây tốt hơn. Trong thực tiễn, do hiểu biết của người nông dân còn hạn chế, hoặc do thói quen nên nghĩ rằng cây vụ đông cần đạm là chính, bón thừa, bón chưa đúng lúc, đúng cách hoặc dùng phân N-P-K ít thành phần dinh dưỡng dẫn đến cây yếu, bệnh tật nhiều, sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.
Đất không được nghỉ, cần bón phân nào cho cây trồng vụ đông?
Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – Nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, so sánh về dinh dưỡng cũng như chất lượng thỏa mãn cây trồng vụ đông sinh trưởng phát triển khỏe cho năng suất chất lượng, giảm sâu bệnh gây hại thì phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển vượt trội nhất về đất cả các yếu tố dinh dưỡng thể hiện qua một số dòng sản phẩm chuyên dùng sau:
– Đa yếu tố (ĐYT) NPK 5.10.3 (bao bì như ảnh sau đây) có 5%N; 10%P2O5; 3% K2O; 15% CaO; 9% MgO; 14% SiO2; 2%S và vi lượng B, Zn, Mn, Cu, Co. Tổng dinh dưỡng cây trồng hấp thu 58%.
– Đa yếu tố (ĐYT) NPK 10.7.3 có 10%N; 7%P2O5; 3% K2O; 6% CaO; 5% MgO; 9% SiO2; 2%S và vi lượng B, Zn, Mn, Cu, Co. Tổng dinh dưỡng cây trồng hấp thu 42%.
– Đa yếu tố (ĐYT) NPK 12.5.10 có 12%N; 5%P2O5; 10% K2O; 5% CaO; 2% MgO; 4% SiO2; 11%S và vi lượng B, Zn, Mn, Cu, Co. Tổng dinh dưỡng cây trồng hấp thu 49%.
– Đa yếu tố (ĐYT) NPK 13.3.10 có 13%N; 3%P2O5; 10% K2O; 1% CaO; 5% MgO; 4% SiO2; 7%S và vi lượng B, Zn, Mn, Cu, Co. Tổng dinh dưỡng cây trồng hấp thu 43%.
Các dòng sản phẩm này có đặc điểm khác biệt với các loại NPK thông thường ở chỗ: Bên cạnh đạm, lân, kali cân đối còn đầy đủ nhất các chất dinh dưỡng trung lượng như vôi (CaO); magie (MgO); Silic(SiO2), lưu huỳnh (S) và vi lượng mà các loại NPK khác thường thiếu đồng thời trong đất rất thiếu mà cây vụ đông cũng rất cần để cây khỏe phòng chống các loại sâu bệnh gây hại. Kỹ thuật sử dụng cho một số cây trồng vụ đông như sau:
Cách bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây ngô và khoai tây
Bón phân cho cây ngô:
Bón lót trước khi trồng: Bón phân ĐYT NPK 5.10.3 lượng bón 400 – 500 kg/ha, rải phân vào rạch luống lấp lớp đất mỏng sau đó tra hạt. Khi ngô có 4 – 5 lá sử dụng ĐYT NPK 13.3.10 hoặc dùng ĐYT 12.5.10, lượng bón 270 – 300 kg/ha, rải phân 2 mép luống hoặc giữa 2 hàng cây vun đất, tưới ẩm. Khi ngô xoáy nõn dùng ĐYT NPK 12.5.10 hoặc ĐYT NPK 13.3.10 lượng bón 400 – 450 kg/ha. Rải phân mép luống, vun cao gốc tưới nước. Cây ngô khỏe, ngọn nở, lá dày xanh đậm, cứng lá, tốt đều, phun râu tập trung, hạt mẩy, múp bắp. Đặc biệt ít sâu bệnh, giảm dùng thuốc bảo vệ thực vật, năng suất cao, chất lượng tốt.
Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây khoai tây:
– Bón lót: 300 – 350kg/ha loại phân đa yếu tố NPK 10.7.3 cùng với 10 -12 tấn phân hữu cơ hoai mục, rải phân vào rạch, phủ lớp đất mỏng sau đó đặt củ giống, khi cây khoai tây mọc cao so với mặt luống từ 10 – 15 cm tiến hành bón thúc đợt 1 bằng phân đa yếu tố NPK 13.3.10 lượng bón 400 – 500 kg/ha.
Rải phân mép luống hoặc giữa 2 hàng, lấy đất ở rãnh luống vun cao phủ kín phân tưới ẩm, sau bón phân đợt 1 từ 20 – 25 ngày tiến hành bón phân đợt 2 bằng phân đa yếu tố NPK 13.3.10 hoặc dùng NPK 12.5.10, lượng bón 350 – 400 kg/ha.
Rải phân 2 mép luống kéo hết phần đất ở rãnh vun luống cao phủ phân và tưới nước ẩm, khoai tây thân mập, ngọn nở, lá xanh đậm, sáng bóng phủ một lớp lông, kháng sâu bệnh rất cao, đặc biệt chống được bệnh héo xanh, lở cổ rễ, hình thành củ sớm tỷ lệ củ to cao trên 70%, năng suất cao, chất lượng tốt.
Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho nhóm cây rau quả
– Đối với su hào, bắp cải: Bón lót trước khi trồng cây con bằng phân đa yếu tố NPK 10.7.3 Văn Điển, lượng bón 280 – 300 kg/ha. Rải phân xuống rạch luống, phủ đất mỏng 3 – 4cm, trồng cây con, tưới nước. Khi cây rải lá bón hoặc hòa loãng phân tưới bằng đa yếu tố NPK 13.3.10 Văn Điển lượng bón 400 – 500 kg/ha khi bắt đầu phình củ (đối với su hào, và bắt đầu cuốn đối với bắp cải) tiến hành bón thúc đợt 2: Sử dụng phân đa yếu tố NPK 13.3.10, lượng bón 300 – 400 kg/ha, rải phân xa gốc tưới nước hoặc hòa phân với nước tưới.
– Đối với cây bí xanh: Bón lót trước khi trồng bằng phân đa yếu tố NPK 5.10.3 hoặc dùng đa yếu tố 10.7.3, lượng bón 400 – 500 kg/ha đối với đa yếu tố NPK 5.10.3, nếu dùng NPK 10.7.3. thì bón 200 -250 kg/ha.
Khi cây ngả ngọn bờ bón thúc đợt 1 bằng phân đa yếu tố NPK 13.3.10 lượng bón 450 – 500 kg/ha. Rải phân cách gốc cây 15 – 20cm, lấp đất kín phân tưới ẩm hoặc hòa loãng phân tưới.
Bón thúc đợt 2: Khi cây bí đậu quả, sử dụng phân đa yếu tố NPK 13.3.10 hoặc dùng đa yếu tố NPK 12.5.10, lượng bón 400 – 500 kg/ha. Rải phân xa gốc 20 – 30cm, tưới nước để phân tan nhanh cây hấp thu được dễ dàng.
– Đối với nhóm cây cải bẹ, sà lách, rau diếp thì sử dụng đa yếu tố NPK 10.7.3 bón lót lượng bón 300 – 400kg/ ha. Trộn đều phân với đất ở rạch luống, trồng cây con, tưới nước. Sau khi cây hồi xanh, hòa nước với phân đa yếu tố NPK 13.3.10 hoặc đa yếu tố NPK 12.5.10 để tưới.
Tiếp sau đó 20 ngày sau lại bón tiếp phân đợt 2 lượng bón 300 – 400 kg/ha. Rải phân tưới nước.
Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển bên cạnh cung cấp cây 3 chất dinh dưỡng đạm, lân, kali, còn cung cấp lượng vôi lớn khử chua đất, làm cho độ pH tăng, cây trồng phát triển thuận lợi, đồng thời cung cấp thêm magie, silic, lưu huỳnh giúp cho cây quang hợp, lấy ánh sáng tốt hơn, bản lá dày, lá bóng, tăng sức đề kháng đối với sâu bệnh, 6 loại chất vi lượng giúp cho cây trồng tổng hợp tốt vitamin, làm cho sản phẩm rau, củ, quả ngon chất lượng cao rất dễ tiêu thụ, tăng thu nhập cho nông dân.
Việt Hà – Nam Phong
-
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL -
Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững -
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể -
Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
- Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững
- Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
- Sầu riêng ở Krông Pắc trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân
-
Kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm an toàn thực phẩm bị phạt đến 6 triệu đồngVi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố bị phạt cao nhất đến 6 triệu đồng, vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bị phạt cao nhất đến 120 triệu đồng.
-
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCLNgày 12/12, tại tỉnh Đồng Tháp, Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết dự án: “Xây dựng mô hình hợp tác xã tổ chức sản xuất hạt giống lúa liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tại vùng ĐBSCL”.
-
Dừa là 1 trong 6 đối tượng nằm trong Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lựcNgày 13/12, tại tỉnh Bến Tre, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa”.
-
Khai mạc Giải Võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 39 năm 2024Tối 13/12, tại Nhà thi đấu thể thao Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức), Giải Võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 39 năm 2024 đã chính thức khai mạc. Đây là một hoạt động thường niên do Sở Văn hóa và thể thao Hà Nội kết hợp với Hội võ thuật Hà Nội tổ chức nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ của dân tộc, thúc đẩy phong trào luyện tập môn phái võ cổ truyền trong các tầng lớp nhân dân.
-
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thôngThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện 132/CĐ-TTg ngày 12/12/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
-
"Tinh gọn tổ chức bộ máy lần này thực sự là một cuộc cách mạng"So với những lần trước, tinh gọn tổ chức bộ máy lần này thực sự là một cuộc cách mạng, đấy là điểm khác biệt và đáng chú ý nhất - Tiến sĩ Trần Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ đánh giá.
-
Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân PhúcCăn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình; Khiển trách đồng chí Trương Thị Mai.
-
Phân bón Văn Điển gia tăng giá trị cho nông sản và tăng thu nhập cho nông dânCác sản phẩm phân bón Văn Điển nói chung, phân lân nung chảy Văn Điển nói riêng đang được người dân Đồng bằng Sông Cửu Long sử dụng ngày càng nhiều, bởi nhiều tính năng nổi trội của sản phẩm trong việc tăng "sức khỏe" và năng suất, chất lượng cho nông sản, giảm thiểu sâu bệnh gây hại, đồng thời tiết kiệm chi phí cho nông dân.
-
Lần đầu tiên Việt Nam có sàn thương mại điện tử chuyên về nông sản chất lượng cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) tổ chức Sự kiện ra mắt sàn Thương mại điện tử nongsan.buudien.vn. Đây là nền tảng thương mại điện tử chuyên biệt về nông sản chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam do Vietnam Post làm chủ về công nghệ và vận hành.
-
Lâm Đồng: Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệpChủ trương, giải pháp của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh là hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới năm 2024. Trong năm, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã đề ra mục tiêu tăng trưởng 5,1%. Duy trì sản xuất trên diện tích 328.500ha; phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng giá trị sản xuất; phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuấ
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
3 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội -
4 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
5 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển