Xuất khẩu dừa việt Nam năm 2023 có thể đạt 1 tỷ USD
Theo VCA, cả nước hiện có hơn 800 doanh nghiệp sản xuất, chế biến các sản phẩm từ dừa và liên quan dừa với nhiều loại hình, quy mô hoạt động khác nhau, giải quyết việc làm cho hơn 15.000 lao động. Trong đó, có khoảng 90 doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm từ dừa và liên quan dừa; gần một nửa số doanh nghiệp này đã xuất khẩu những sản phẩm chế biến sâu. Các doanh nghiệp ngành Dừa đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, vùng trồng nguyên liệu hữu cơ…
Dừa là loại cây trồng truyền thống ở nước ta, cây dừa có mặt ở phần lớn vùng-miền của đất nước ta với tổng diện tích gần 200.000ha, xếp thứ năm thế giới. Cây dừa đang là nguồn thu nhập cho khoảng 389.530 hộ nông dân; kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ dừa và liên quan dừa như: Bánh, kẹo, mỹ phẩm, gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ… năm 2022 đạt khoảng 940 triệu USD.
Trong những tháng đầu năm 2023, do tình hình kinh tế khó khăn nên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành Dừa sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, trong quý 2 và 3/2023, ngành Dừa đón nhận nhiều tin vui khi trái dừa được xuất chính ngạch vào thị trường Hoa Kỳ và một số nước châu Âu; riêng thị trường Trung Quốc thì đang xem xét cho trái dừa Việt Nam được xuất khẩu vào nước này. Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ dừa và liên quan dừa của nước ta năm 2023 có thể đạt 1 tỷ USD và năm 2024 có thể vượt con số 1 tỷ USD.
Hiện nay, Đề án Phát triển cây công nghiệp Việt Nam đến năm 2030, trong đề án có cây dừa, đã khảo sát ở 9 tỉnh (2 tỉnh Nam Trung Bộ và 7 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long) và thu thập số liệu thứ cấp tại các tỉnh khác. Đề án sẽ đưa ra định hướng và giải pháp phát triển cây dừa đến năm 2030 theo hướng sử dụng tối ưu các nguồn lực, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị, cải thiện sức cạnh tranh của ngành hàng dừa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thời gian qua, VCA đã phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh triển khai Chương trình “Cây dừa vì một Việt Nam xanh”. Là chương trình phối hợp trồng cây dừa nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh thiếu nhi trong tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển bền vững đất nước. Nghiên cứu xây dựng hệ sinh thái cây trồng biển đảo, tiến tới xây dựng khu sinh quyển biển đảo, bảo tồn đa dạng sinh học biển đảo Việt Nam.
Chương trình đã trồng dừa tại 28 tỉnh ven biển, các đảo thuộc quần đảo Trường sa, Hoàng sa và 6 đảo Thanh niên gồm: Đảo Trần, Quảng Ninh; đảo Bạch Long Vĩ, Tp. Hải Phòng; đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị; đảo Cù Lao Xanh, tỉnh Bình Định, đảo Hòn Chuối, tỉnh Cà Mau; đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang và các địa phương thuộc cụm song Tiền, song Hậu đang chịu nhiều ảnh hưởng do biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn; các địa bàn tổ chức Đoàn đã và đang hỗ trợ chương trình xây dựng nông thôn mới.
Theo VCA, năm 2017, VCA đã cử đại diện tham dự hội nghị thường kỳ lần thứ 53, ký kết hiệp ước để chấp thuận Hiệp hội dừa châu Á Thái Bình Dương trở thành Cộng đồng dừa Thế giới – ICC. VCA đã tham gia một số hội nghị, hội thảo về ngành Dừa do ICC tổ chức tại Thái Lan, Indonesia và Ấp Độ... Năm 2022, VCA có 112 hội viên, gồm 46 doanh nghiệp, 2 tổ chức và nông dân. Hiện nay, cả nước có 90 doanh nghiệp ngành dừa và liên quan đến dừa, trong đó có 42 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ dừa. Nhiều doanh nghiệp đầu tư công nghệ, vùng trồng nguyên liệu hữu cơ tại Tây Ninh, Hậu Giang, Long An Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Định để hướng đến xuất khẩu. Trong đó, có khoảng 15 trang trại trồng dừa chuyên canh có diện tích trên 100ha.
Đến nay, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Phước, Tây Ninh ... đã có nhiều doanh nghiệp trồng trọt, sản xuất và xuất khẩu sản phẩm từ dừa và các sản phẩm liên quan đến dừa. Đồng thời, có gần 15 trang trại trồng dừa chuyên canh có diện tích trên 100 ha/trang trại ở các tỉnh Long An, Hậu Giang, Tây Ninh, Bình Thuận, Khánh Hòa và Bình Định chứng tỏ người nông dân trồng dừa đã đáp lời phát biểu của lãnh đạo Trung ương về xây dựng cây dừa thành cây chủ lực quốc gia hiện nay.
Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam chia sẻ: Cây dừa Việt Nam vốn đại diện cho một phần tính cách con người Việt Nam, cùng toàn dân trải qua các thời kỳ chống giặc ngoại xâm, góp phần ổn định đời sống người dân lúc khó khăn nhưng ít được quan tâm. Quá trình thành lập Hiệp hội Dừa Việt Nam cùng với các hoạt động giai đoạn 1 theo chiều sâu, tiến đến mở rộng các hoạt động theo chiều rộng lan tỏa với định hướng hạn chế sử dụng vốn ngân sách, tận dụng các nguồn lực liên kết, phối hợp cùng các cơ quan liên quan, nguồn lực từ cộng đồng doanh nghiệp và người nông dân trồng dừa. Hiệp hội Dừa Việt Nam đã góp phần đưa ngành Dừa Việt Nam vào thương trường quốc tế cùng với những đề xuất với các cấp ngành về những chính sách quy định hỗ trợ ngành Dừa rõ ràng hơn.
Nhằm nâng cao giá trị cây dừa, hiệp hội cùng Bộ Công Thương xây dựng thương hiệu và bộ nhận diện cho ngành Dừa Việt Nam với mục tiêu định vị thương hiệu, tăng cường nhận thức và công nhận ở quy mô quốc tế về thực phẩm Việt Nam. Ngoài ra, hiệp hội đưa sản phẩm dừa Việt Nam tham gia Hội chợ thực phẩm tại Pháp, Ý và Trung Quốc.
Trong nhiệm kỳ 2023-2028, hiệp hội phối hợp Cục Bảo vệ thực vật, Viện cây ăn quả Miền Nam tổ chức chương trình phòng ngừa dịch bệnh cho cây dừa, hạn chế làm ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch và sản lượng tiêu thụ, ảnh hưởng đến chất lượng các sản phẩm từ dừa của Việt Nam.
Đại hội VCA nhiệm kỳ 2023-2028 đã bầu ra Ban Chấp hành với 17 thành viên; bà Nguyễn Thị Kim Thanh, tái đắc cử Chủ tịchVCA; ông Cao Bá Đăng Khoa, Quyền Tổng Thư ký VCA được bầu giữ chức Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VCA nhiệm kỳ mới.
-
Xuất khẩu rau quả đầu năm 2025 giảm mạnh, mục tiêu 8 tỷ USD khó đạt -
Giá cả ngày đầu năm mới Ất Tỵ ổn định -
Lúa Đông xuân rớt giá, nông dân lo lắng ngày cận Tết -
Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt kỷ lục
- Việt Nam mất vị trí dẫn đầu xuất khẩu gạo vào Singapore
- Xuất khẩu hạt điều Việt Nam năm 2024 lập kỷ lục, tiếp tục dẫn đầu thế giới
- Xuất khẩu điều, cà phê cùng đạt mốc hơn tỷ đô trong năm 2024
- Hoa quả tươi Việt Nam có cơ hội xuất khẩu thị trường Thụy Điển
- Dừa là 1 trong 6 đối tượng nằm trong Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực
- Dự báo quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ trong bối cảnh mới
- Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam
-
Du lịch Lạng Sơn khởi sắc ngay từ đầu năm 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Theo ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn, trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn tỉnh đã có khoảng 93.000 lượt khách tới tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2024). Trong đó, khách nội địa ước đạt 87.800 lượt, còn lại là khách quốc tế. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 115 tỷ đồng.
-
Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dânBộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 92/2024/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
-
Người tiên phong tham gia kinh tế tập thể trong thời kỳ mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Từ một tổ hợp tác ban đầu với vài chục thành viên, đến nay Hợp tác xã (HTX) sầu riêng Tân Phú (xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã phát triển với hơn 300 thành viên và diện tích vùng trồng trên 320ha sầu riêng Ri6 đã đưa cuộc sống của xã viên trở nên sung túc trên mảnh đất quê hương.
-
Nông dân miền Tây thu tiền tỷ từ trồng na TháiVới diện tích gần 10 ha trồng na Thái, một nông dân ở quận Ô Môn, TP. Cần Thơ mỗi năm thu 7 - 8 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí phân, thuốc, nhân công thì mỗi năm lãi hơn 4 tỷ đồng. Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước nhưng trái na Thái được người tiêu dùng ưa chuộng vì trái to, mẫu mã đẹp.
-
Đảng Cộng sản Việt Nam truyền cảm hứng cho cách mạng thế giớiĐảng Cộng sản Uruguay đã gửi lời chúc mừng tới Đảng Cộng sản Việt Nam và khẳng định chủ nghĩa anh hùng và quyết tâm của Đảng truyền cảm hứng cho người cách mạng trên thế giới.
-
Dòng người tấp nập trẩy hội chợ ViềngMỗi dịp Tết đến Xuân về, chợ Viềng (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), phiên chợ “mua may, bán rủi” lại thu hút hàng nghìn du khách thập phương về trẩy hội, du xuân, cầu mong năm mới mưa thuận gió hòa.
-
“Cuốn sách của Tổng Bí thư chỉ rõ bản chất cách mạng của công an nhân dân Việt Nam"Theo Trung tướng, GS.TS Trần Vi Dân, cuốn sách "Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân - Sáng ngời tư cách người Công an Cách mạng" của Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ bản chất cách mạng của công an nhân dân Việt Nam.
-
Tổng Bí thư: Bắt tay ngay vào công việc, không để tình trạng ăn Tết kéo dàiTổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương bắt tay ngay vào công việc sau nghỉ Tết, không để xảy ra tình trạng ăn Tết kéo dài, lơ là công việc.
-
Lạng Sơn: Sôi nổi hoạt động Tết trồng cây tại huyện Hữu Lũng(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong ngày 03/02 (tức ngày mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025), huyện Hữu Lũng đã tổ chức hoạt động tích cực hưởng ứng "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ".
-
Trở thành tỷ phú từ thu mua nông sản(Tapchinongthonmoi.vn) - Với diện tích khu vực sản xuất 8.500m2, được đầu tư quy mô lớn, hiện đại, hàng năm cung ứng ra thị trường trên 20.000 tấn rau, củ, quả tươi và các loại rau gia vị đã chế biến... Công ty cổ phần Chế biến nông sản thực phẩm Tân Hương ở xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương đã góp phần nâng cao giá trị nông sản của Cẩm Giàng và một số tỉnh trong nước.
-
1 Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối năm -
2 Chủ tịch nước Lương Cường chúc Tết giao thừa Xuân Ất Tỵ 2025 -
3 Những chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm cho năm 2025 và những năm tiếp theo -
4 Việt Nam xuất siêu năm thứ 9 liên tục, mức thặng dư gần 25 tỷ USD -
5 4 đột phá trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước năm 2024