Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Bộ Nội vụ đề xuất hợp nhất nhiều sở, ngành

18:50 18/04/2018 GMT+7
Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo tờ trình nghị định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thành trong đó đề xuất hợp nhất nhiều sở, ngành; giúp cả nước giảm từ 46 đến 88 sở, ngành. Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo tờ trình nghị

Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo tờ trình nghị định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thành trong đó đề xuất hợp nhất nhiều sở, ngành; giúp cả nước giảm từ 46 đến 88 sở, ngành.

Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo tờ trình nghị định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thành trong đó đề xuất hợp nhất nhiều sở, ngành; giúp cả nước giảm từ 46 đến 88 sở, ngành.

Dự thảo Nghị định về sáp nhập sở ngành được dư luận quan tâm. Ảnh: Báo Giao thông

Tại dự thảo này, Bộ Nội vụ đề xuất tổ chức các sở được sắp xếp, hoàn thiện theo hướng tinh gọn như sau:

Đối với 17 sở đang tổ chức thống nhất trong cả nước hiện nay (theo quy định tại Nghị định 24/2014/NĐ-CP) được chia thành 3 nhóm như sau:

Nhóm thứ nhất, các sở được tổ chức thống nhất trên phạm vi cả nước, nhằm bảo đảm giữ ổn định và phát huy hiệu quả của mô hình tổ chức sở quản lý đa ngành, đa lĩnh vực hoặc sở tham mưu quản lý chuyên ngành chuyên sâu có tính ổn định cao, gồm 4 sở: Tư pháp; Tài nguyên và Môi trường; LĐ-TB-XH; Y tế.

Nhóm thứ hai, các sở được quy định theo hướng giao thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định giữ ổn định hoặc hợp nhất, gồm 10 sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Giao thông vận tải; Xây dựng; NN-PTNT; Công Thương; Giáo dục và Đào tạo; Khoa học và Công nghệ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hoặc Văn hóa, Thể thao); Thông tin và Truyền thông.

Nhóm thứ ba, các sở giao thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định giữ ổn định hoặc thực hiện thí điểm hợp nhất gồm: Sở Nội vụ (thí điểm hợp nhất với Ban Tổ chức); Thanh tra tỉnh (thí điểm hợp nhất với Ủy ban Kiểm tra); Văn phòng UBND cấp tỉnh (thí điểm hợp nhất với Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh).

Đối với 4 sở đặc thù, chuyên ngành, không được tổ chức thống nhất giữa các địa phương gồm: Sở Quy hoạch – Kiến trúc thuộc UBND TP Hà Nội và TP.HCM và 3 sở do Chính phủ quy định tiêu chí thành lập (Ban Dân tộc, Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch) giao UBND cấp tỉnh trình Hội động nhân dân cùng cấp quyết định giữ ổn định hoặc sáp nhập; thành lập hoặc không thành lập (kể cả khi đáp ứng đủ các tiêu chí thành lập).

Theo lý giải của Bộ Nội vụ, đề xuất sáp nhập một số sở bởi chức năng, nhiệm vụ của các sở có mối quan hệ liên thông với nhau, tạo điều kiện cho việc tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước.

Cụ thể, việc hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư với Sở Tài chính sẽ tạo điều kiện cho việc tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư, tài chính, ngân sách và một số lĩnh vực liên quan được hiệu quả hơn, đảm bảo việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế-xã hội của địa phương được gắn với khả năng cân đối nguồn lực về tài chính, ngân sách.

“Qua đó hạn chế tối đa sự giao thoa về nhiệm vụ giữa hai sở này vốn kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ Chính phủ. Trường hợp hợp nhất các sở này sẽ có tên gọi là Sở Tài chính-Kế hoạch” – dự thảo của Bộ Nội vụ lý giải.

Về khung số lượng các sở, Bộ Nội vụ đề xuất hai phương án:

Thứ nhất, tổng số lượng sở sau khi thành lập mới, hợp nhất, sáp nhập không vượt quá số sở hiện có. Cụ thể, Hà Nội và TP HCM không quá 20 sở, ngành. Các tỉnh còn lại từ 17-19 sở, ngành tùy theo loại đơn vị hành chính. Thực hiện phương án này sẽ giảm tối thiểu được 46 sở, ngành trên toàn quốc.

Thứ hai, các tỉnh, thành (ngoại trừ Hà Nội và TP HCM) không quá 17- 18 sở, qua đó giúp giảm tối thiểu 88 sở, ngành trên toàn quốc.

Ngoài ra, Bộ Nội vụ cũng đề xuất phương án 3, quy định tổng số lượng sở sau khi thực hiện việc hợp nhất (thí điểm hợp nhất), sáp nhập, thành lập hoặc không thành lập bảo đảm không vượt quá số lượng sở hiện tại có tại thời điểm tổ chức thực hiện Nghị định.

Trong các phương án nêu trên, Bộ Nội vụ đề xuất lựa chọn phương án 1 nhằm bảo đảm thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy có lộ trình, tránh xáo trộn lớn.

Bình luận về vấn đề này, ông Lê Minh Thông- nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội cho rằng, việc sắp xếp các sở ngành có tính đến hiệu quả, hiệu lực của nó để có một bộ máy hành chính nhà nước, đặc biệt là chính quyền địa phương thực sự tinh gọn, hiệu quả, rõ trách nhiệm, rõ quyền hạn là việc làm rất đáng hoan nghênh.

Ông Thông cũng cho rằng, dự thảo nghị định của Bộ Nội vụ nằm trong một chuỗi những công việc phải làm để thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 về tinh giảm bộ máy của hệ thống chính trị và Nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. “Những đề xuất của Bộ Nội vụ là hoàn toàn có căn cứ”, ông Thông nhấn mạnh đồng thời cho rằng việc tinh gọn bộ máy là cơ sở để tinh giản biên chế, chúng ta không thể tinh giản ngay một lúc. Sau khi tổ chức bộ máy tinh gọn thì đương nhiên, chúng ta sẽ sắp xếp lại biên chế một cách hợp lý.

TỪ KHÓA #Bộ Nội Vụ