
Cuốn Cẩm nang hướng tới đối tượng độc giả là các địa phương, Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và người sản xuất tham gia vào chuỗi sản xuất, xuất khẩu rau quả nói riêng và nông sản nói chung sang thị trường Trung Quốc.
Cẩm nang cung cấp các thông tin cần thiết để hỗ trợ các đối tượng nêu trên chuyển đổi hoạt động sản xuất, xuất khẩu qua biên giới chuyển sang hình thức chính ngạch, khắc phục những yếu điểm còn tồn tại, tạo ra động lực nâng cao chất lượng hàng hóa, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ của thị trường Trung Quốc mà còn của các thị trường khác trên thế giới, góp phần đa dạng hóa thị trường, đảm bảo hoạt động xuất khẩu nông sản phát triển bền vững.
Cẩm nang làm rõ những vấn đề về thị trường Trung Quốc mà địa phương, người sản xuất, doanh nghiệp, tổ chức tham gia vào chuỗi giá trị hàng nông sản quan tâm khi xuất khẩu sang thị trường này; cung cấp thông tin liên quan tới tình hình thị trường, ưu – nhược điểm và cách thức triển khai hoạt động xuất khẩu qua biên giới theo hình thức chính ngạch. Tạp chí Nông Thôn Mới xin trích dẫn một số vấn đề chính được nêu trong Cẩm nang này:
Thực trạng xuất nhập khẩu sang thị trường Trung Quốc
Thực hiện cam kết trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc, đến nay Trung Quốc đã giảm thuế cho hơn 8.000 mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam, trong đó có nông sản, trái cây tươi, mở ra nhiều cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường rộng lớn này. Nhu cầu, sức mua của người dân Trung Quốc đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm đang tăng cao. Vì vậy, Trung Quốc dần trở thành thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của nước ta, bình quân chiếm khoảng 28% tổng kim ngạch xuất khẩu ra thế giới của nhóm hàng này, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt khoảng 8,9%/năm trong giai đoạn 2015 - 2020. Năm 2021, trong bối cảnh thương mại toàn cầu chịu tác động mạnh của dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc vẫn tăng trưởng tích cực, trong đó xuất khẩu rau quả chiếm tới 56% tổng xuất khẩu rau quả của cả nước. Với đà tăng trưởng của kinh tế và cùng với đó là thu nhập dân cư, Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính, có gì mua nấy mà đã có sự chọn lọc sản phẩm chất lượng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp trong ngành bắt buộc phải thay đổi phương thức sản xuất theo hướng an toàn, có các tiêu chuẩn cụ thể, quản lý quy trình canh tác, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc thì mới có thể đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc trong thời gian tới.
Điều kiện nào cho phép nông sản được nhập khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc?
Nông sản nhập khẩu vào Trung Quốc phải nằm trong danh mục được Trung Quốc cho phép nhập khẩu, hay nói cách khác là đồng ý mở cửa thị trường. Theo đó, với từng loại trái cây, Cơ quan kiểm nghiệm kiểm dịch trực thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ tiến hành đánh giá rủi ro về vệ sinh dịch tễ, sau đó mới quyết định cho phép nhập khẩu vào Trung Quốc. Quá trình này đòi hỏi thời gian và sự hợp tác từ phía cơ quan quản lý của nước xuất khẩu (ở nước ta là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Danh mục nông sản được phép nhập khẩu được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố rộng rãi và cập nhật trên website: http://www.customs.gov.cn/
Có những loại trái cây nào của Việt Nam được phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc?
Có 9 loại trái cây của Việt Nam được phép xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc, bao gồm thanh long, xoài, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, mít, chôm chôm, măng cụt. Ngoài ra, còn có 02 sản phẩm trồng trọt được phép xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc là ớt và thạch đen. Qua nhiều năm, nỗ lực thúc đẩy đàm phán của các cơ quan chức năng Việt Nam, tiến trình hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường Trung Quốc cho một số loại nông sản Việt Nam như sầu riêng, khoai lang tím, tổ yến đang ở giai đoạn cuối cùng. Cơ quan chức năng cũng đang tích cực thúc đẩy phía Trung Quốc mở cửa thị trường cho các loại trái cây khác như chanh leo, bưởi, roi, na...
Có 9 loại trái cây của Việt Nam được phép xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc, bao gồm thanh long, xoài, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, mít, chôm chôm, măng cụt. Ảnh minh hoạ
Những khó khăn trong kiểm soát chất lượng và đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn của Trung Quốc?
Chính phủ Trung Quốc ngày càng siết chặt những quy định quản lý nhập khẩu hàng hóa và chủ trương tiến hành thương mại chất lượng cao; đồng thời không ngừng hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, đăng ký doanh nghiệp xuất nhập khẩu, kiểm tra vùng trồng, nhà máy, v.v... đối với hàng hóa nói chung, hàng hóa nhập khẩu nói riêng. Trong khi đó, các hộ sản xuất, doanh nghiệp Việt Nam chưa kịp thay đổi và thích nghi với những điều chỉnh mới của Trung Quốc, chất lượng chưa đồng đều, công tác bảo quản sau thu hoạch còn nhiều bất cập, dẫn đến chưa đáp ứng tốt các quy định của Trung Quốc về điều kiện xuất khẩu, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tại sao doanh nghiệp cần xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc?
Sở dĩ các thương nhân cần chủ động chuyển nhanh, chuyển mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc theo hình thức chính ngạch vì trong những thời điểm khó khăn nhất xuất khẩu chính ngạch vẫn lưu thông bình thường, trong khi xuất khẩu tiểu ngạch tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Xuất khẩu chính ngạch ổn định hơn và chính là động lực để thúc đẩy sản xuất các sản phẩm có chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm.
Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc theo hình thức chính ngạch ổn định hơn xuất khẩu tiểu ngạch. Ảnh minh hoạ
Tại sao phải sản xuất rau quả theo tiêu chuẩn?
Chính phủ Trung Quốc ngày càng siết chặt những quy định quản lý nhập khẩu hàng hóa và chủ trương tiến hành thương mại chất lượng cao; đồng thời không ngừng hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, đăng ký doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đăng ký và kiểm tra vùng trồng, cơ sở đóng gói... Do vậy, để xuất khẩu được rau quả vào thị trường Trung Quốc, người sản xuất phải tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng được Chính phủ Trung Quốc quy định.
Thị trường Trung Quốc yêu cầu tiêu chuẩn gì đối với rau quả nhập khẩu?
Thực vật và các sản phẩm từ thực vật nhập khẩu vào Trung Quốc cần có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật; đảm bảo các quy định về tiêu chuẩn an toàn và chất lượng sản phẩm theo luật pháp của Trung Quốc. Một sản phẩm nếu được cấp Giấy chứng nhận chất lượng sẽ được dán nhãn an toàn sản phẩm. Mọi hàng hóa lưu thông trên thị trường Trung Quốc đều phải có nhãn mác kèm theo các thông tin liên quan bằng tiếng Trung Quốc. Trung Quốc yêu cầu hàng thực phẩm nhập khẩu như: kẹo, rượu, quả hạch, thực phẩm đóng hộp và pho mát... phải được dán tem và chứng nhận an toàn sản phẩm trước khi cho xuất khẩu và nhập khẩu. Nhà nhập khẩu phải chịu phí dán nhãn có hình và nhãn dính có hình chỉ được đính vào sản phẩm khi có sự đồng ý của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Nếu không đạt được các chứng nhận tiêu chuẩn này, sản phẩm có được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không?
Để xuất khẩu trái cây tươi sang thị trường Trung Quốc, các nhà sản xuất và xuất khẩu phải tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Những lô hàng từ vùng trồng hoặc cơ sở đóng gói không đăng ký mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và không được Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) chấp nhận sẽ không được nhập khẩu vào Trung Quốc. Trong trường hợp phát hiện đối tượng kiểm dịch mà Trung Quốc quan tâm, lô hàng sẽ bị từ chối nhập khẩu, tiêu hủy hoặc áp dụng biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật. Đồng thời, GACC sẽ thông báo ngay cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và có thể sẽ áp dụng biện pháp tạm dừng nhập khẩu từ vùng trồng (hoặc doanh nghiệp) đó vào Trung Quốc, hoặc thậm chí tạm dừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu mặt hàng đó từ Việt Nam, tùy theo tình hình. Trong trường hợp dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất độc hại khác vượt tiêu chuẩn về an toàn và y tế của Trung Quốc, lô hàng sẽ bị từ chối hoặc tiêu hủy. GACC cũng thông báo ngay cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và có thể sẽ áp dụng biệp pháp tạm dừng nhập khẩu từ vùng trồng (hoặc doanh nghiệp) đó vào Trung Quốc, hoặc thậm chí tạm dừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu mặt hàng đó từ Việt Nam, tùy theo tình hình.
Làm thế nào để đăng ký mã số vùng trồng cho sản phẩm?
Mã số vùng trồng là điều kiện cần thiết và bắt buộc đối với xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và là một trong những yếu tố phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Theo quy định, trái cây tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc phải được thu mua từ những vùng trồng và đóng gói tại những cơ sở đã được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp mã số và được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công nhận. Thông tin chi tiết xin liên hệ với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và các Chi cục Bảo vệ thực vật và Trồng trọt tại địa phương.
Trung Quốc quy định bao bì đóng gói sản phẩm như thế nào đối với nông sản nhập khẩu?
Việc đóng gói, bao bì, in mã hiệu là khâu quan trọng trong quá trình chuẩn bị hàng hoá. Muốn làm tốt công việc đóng gói thì cần phải nắm vững yêu cầu loại bao bì đóng gói cho phù hợp và theo đúng quy định trong hợp đồng.
Nhà xuất khẩu Việt Nam cần thường xuyên liên hệ với đối tác Trung Quốc để kiểm tra, cập nhật các quy định về nhãn mác đối với hàng nhập khẩu nhằm tránh thiệt hại từ việc không cập nhật quy định pháp luật của thị trường nhập khẩu hoặc hiểu không đúng quy định do khác biệt về ngôn ngữ.
Trên bao bì sản phẩm phải ghi những thông tin gì về sản phẩm? Bằng ngôn ngữ nào?
Các yêu cầu về nhãn mác của Trung Quốc rất đa dạng, phụ thuộc vào loại hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, trên bao bì sản phẩm phải ghi rõ các thông tin cơ bản sau: tên sản phẩm, xuất xứ, số lượng, trọng lượng, mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói (đối với trái cây), nơi đến... bằng tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Anh. Nhà nhập khẩu phải chịu trách nhiệm đảm bảo nhãn mác phù hợp với quy định pháp luật của Trung Quốc, phù hợp với quy định hành chính và yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Cơ quan Hải quan sẽ không cho phép nhập khẩu hàng hóa nếu không đáp ứng tiêu chuẩn về dán nhãn trên bao bì sản phẩm.
Doanh nghiệp xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc phải đóng gói, bao bì, nhãn mác như thế nào?
Việc đóng gói bao bì, dán nhãn đối với nông sản nhập khẩu phải tuân theo các yêu cầu của luật pháp và quy định hành chính của Trung Quốc cũng như an toàn thực phẩm quốc gia. Đối với trái cây nhập khẩu vào Trung Quốc, phải tuân thủ các quy định về đóng gói, bao bì và nhãn mác như sau:
- Đóng gói: Trên bao bì (thùng, kiện) phải dùng tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Anh; thông tin ghi rõ tên loại hoa quả; nơi sản xuất, nơi đóng gói hoặc số mã hiệu/mã code, dán sẵn tem nhãn truy xuất nguồn gốc. Tất cả các bao bì phải ghi chữ “Để xuất khẩu đi Trung Quốc” bằng tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Anh. Đóng gói đáp ứng quy định nhập khẩu, trong đó bao bì, vật liệu bao gói bằng gỗ được xử lý theo đúng tiêu chuẩn ISPM 15. - Tem mác: Tem nhãn truy xuất nguồn gốc có thể dán lên trái cây, dán/in bên ngoài thùng/hộp đóng gói; thông tin tem nhãn truy xuất nguồn gốc rõ ràng, dễ hiểu, ngôn ngữ sử dụng là tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Anh. Nội dung của tem mác bao gồm: tên tổ chức xuất khẩu, chủng loại hoa quả, tên vùng trồng và mã số đăng ký; tên cơ sở đóng gói và mã số đăng ký. Lưu ý mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói này đã được đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và được Tổng cục Hải quan Trung Quốc chấp nhận.

- Nuôi trồng và chế biến sâu duy trì tăng trưởng thủy sản năm 2023
- Đầu xuân nghe câu chuyện đưa trái xoài Đồng Tháp xuất ngoại
- Hàng hóa nhộn nhịp qua cửa khẩu Lào Cai ngày đầu năm mới
- Xuất khẩu rau quả cần bám tín hiệu thị trường
- Hoa, cây cảnh miền Bắc đưa vào TP.HCM giảm do lo ngại sức mua kém
- Xuất khẩu cà phê của Việt Nam vượt kế hoạch
- Chung tay bình ổn giá thịt lợn tươi dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023
-
TTCK: Nhóm Ngân hàng đang tạo đà trở lại(Tapchinongthonmoi.vn) - Bước qua thời gian nghỉ Tết Âm lịch cũng là lúc kết thúc tháng 1/2023, chỉ số VN-Index bật tăng hơn 10% trong tháng giao dịch đầu tiên của năm 2023 và đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/01 tại mốc 1.111 điểm. Với diễn biến dòng tiền vào thị trường tập trung ở nhóm Ngân hàng và Chứng khoán khi khối ngoại mua ròng tháng thứ 3 liên tiếp với giá trị đạt gần 4.200 tỷ đồng bao gồm SSI; VIC. Cùng xu hướng với khối ngoại, tự doanh cũng mua ròng 470 tỷ đồng trong tháng 1/2023.
-
Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 36 về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh họcNgày 30/1, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới. Trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết quan trọng này.
-
Cách phòng viêm họng cho trẻ trong mùa nồm ẩmTrẻ em dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch yếu, sức chống chọi với vi khuẩn, virus kém, do đó dễ nhiễm bệnh hơn khi gặp thời tiết nồm ẩm, đặc biệt là viêm họng.
-
Thủ tướng thăm Singapore và Brunei, thúc đẩy “Ngoại giao cây tre" độc lập, linh hoạtChuyến thăm chính thức Singapore và Brunei của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 8-11/2 tới nằm trong tổng thể đường lối “ngoại giao cây tre” độc lập và linh hoạt của Việt Nam, góp phần củng cố và đưa mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Singapore và Brunei lên tầm cao mới.
-
Quy định mới về khung giá bán lẻ điện bình quânPhó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 02/2023/QĐ-TTg về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.
-
Tổ chức thành công ngày hội văn hóa dân tộc Mông và Festival khèn Mông năm 2023(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong hai ngày 4-5/2, huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) đã tổ chức thành công Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông và Festival khèn Mông huyện Mèo Vạc năm 2023. Đây là hoạt động văn hóa quan trọng trong năm 2023, mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc Mông vùng Cao nguyên đá Hà Giang.
-
Làng Cam Lâm khôi phục lễ hội truyền thống cầu ngư(Tapchinongthonmoi.vn) - Để làm cho đời sống tinh thần của người dân làng chài ngày càng phong phú và bảo tồn những nét đẹp văn hóa cổ truyền, những ngày đầu năm mới Xuân Quý Mão, làng chài Cam Lâm thuộc xã Xuân Liên (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) tổ chức khôi phục Lễ hội Cầu ngư đã có từ lâu đời nhưng bị mai một theo thời gian.
-
Tổng Bí thư: Thành tựu của đất nước có đóng góp quý báu từ nguyên lãnh đạo cấp caoTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, trong những thành tựu đất nước đạt được có sự đóng góp quý báu, đầy tâm huyết và trách nhiệm của các nguyên cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.
-
Kỳ nghỉ lễ 30/4 năm nay sẽ kéo dài gần bằng nghỉ Tết Quý MãoNăm 2023, do ngày giỗ Tổ Hùng Vương liền kề dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 nên người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục, chỉ ít hơn dịp nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2 ngày.
-
Quy định mới của Bộ Chính trị về Lấy phiếu tín nhiệmThường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quy định số 96-QĐ/TW về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh