Cán bộ được quy hoạch chưa cần đáp ứng ngay tiêu chuẩn: Mở rộng thêm cơ hội
Ban Tổ chức Trung ương mới ban hành Hướng dẫn 16 nhằm giúp thực hiện Quy định số 50-QĐ/TƯ của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ.
Một trong những nội dung quan trọng trong Hướng dẫn đã nêu, đó là tại thời điểm xem xét, phê duyệt quy hoạch, cán bộ phải cơ bản đáp ứng được các tiêu chuẩn như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tương ứng với chức danh được bổ nhiệm. Cán bộ được quy hoạch các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý phải đáp ứng tiêu chuẩn lý luận chính trị.
Tuy nhiên, Ban Tổ chức Trung ương nêu rõ, cán bộ được quy hoạch "chưa nhất thiết phải đáp ứng ngay" tất cả tiêu chuẩn. Ví dụ, đối với quy hoạch chức danh Thứ trưởng, tại thời điểm xem xét, cán bộ không nhất thiết đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn như đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp vụ trưởng hoặc tương đương trở lên; hoặc Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND trở lên của cấp tỉnh; có trình độ quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.
Đối với quy hoạch chức danh Phó Bí thư Tỉnh ủy, tại thời điểm xem xét quy hoạch, cán bộ không nhất thiết đáp ứng đầy đủ một số tiêu chuẩn như đã kinh qua lãnh đạo chủ chốt cấp huyện (Bí thư, Phó Bí thư cấp ủy cấp huyện; Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND cấp huyện); có trình độ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.
Việc quy định cán bộ được quy hoạch “chưa nhất thiết phải đáp ứng ngay tất cả tiêu chuẩn” được dư luận đánh giá sẽ mở ra nhiều cơ hội để cán bộ có năng lực, phẩm chất, có triển vọng phát triển để phấn đấu.
Mở rộng thêm cơ hội cho cán bộ rèn luyện, phấn đấu
Theo ông Nguyễn Đức Hà – nguyên Vụ trưởng Vụ cơ sở Đảng (Ban Tổ chức Trung ương), công tác quy hoạch cán bộ được Đảng ta xác định là khâu trọng yếu của công tác cán bộ, là nhiệm vụ thường xuyên nhằm phát hiện sớm nguồn cán bộ có phẩm chất, năng lực, uy tín, có triển vọng phát triển để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm.
Tất cả chức danh đều quy định rõ các điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm. Khi cán bộ được đề bạt vào một chức danh cụ thể thì phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh theo quy định. Vì vậy, với cán bộ được quy hoạch – bước tiền đề cho công tác cán bộ, cấp có thẩm quyền có thể xem xét, phê duyệt quy hoạch đối với những cán bộ cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh bổ nhiệm.
“Quy hoạch là bước tạo nguồn cán bộ, chuẩn bị cho lâu dài và cán bộ được quy hoạch còn được đào tạo, bồi dưỡng tiếp để đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện khi bổ nhiệm vào các chức danh. Vì vậy, Hướng dẫn số 16 của Ban Tổ chức Trung ương nêu tại thời điểm xem xét, phê duyệt quy hoạch “chưa nhất thiết phải đáp ứng ngay các tiêu chuẩn như kinh qua chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp dưới, trình độ quản lý nhà nước...” nhằm mở rộng thêm cơ hội cho cán bộ, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu hiện nay và qua đó chuẩn bị kỹ cho quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ”.
Ông Nguyễn Đức Hà cho biết điều này, đồng thời khẳng định, quy định như vậy là đúng với bản chất logic của công tác cán bộ. Ông lấy ví dụ, cán bộ được bổ nhiệm chức danh A phải đảm bảo 10 điểm, tuy nhiên, khi đưa cán bộ vào diện quy hoạch, có thể thời điểm đó cán bộ mới đạt 9 hoặc 9,5 điểm thì vẫn có thể được xem xét, phê duyệt quy hoạch. Sau đó, cán bộ thiếu tiêu chuẩn gì thì cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo kế hoạch luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện để cán bộ phấn đấu, rèn luyện, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh quy hoạch theo quy định.
Từng bước cụ thể hóa vai trò của người đứng đầu
Nhắc đến phương châm quy hoạch “động và “mở", nguyên Vụ trưởng Vụ cơ sở Đảng cho biết, phương châm này xuất hiện từ Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị năm 2002. Theo đó, quy hoạch "động" được hiểu là định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh để đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc uy tín thấp và kịp thời bổ sung vào quy hoạch những cán bộ có phẩm chất, năng lực, uy tín, triển vọng phát triển.
Quy hoạch "mở" được hiểu là không khép kín trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị mà cần mở rộng nguồn cán bộ từ nơi khác để đưa vào quy hoạch những cán bộ đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện và yêu cầu nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.
Ví dụ quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp huyện thì không khép kín ở nguồn cán bộ trong huyện đó mà cần mở rộng nguồn cán bộ từ các huyện khác, thậm chí ở tỉnh, ở Trung ương, nhằm khắc phục tình trạng trì trệ, cục bộ địa phương, khép kín ngành, lĩnh vực.
“Bây giờ chọn 1 đồng chí mà chỉ nhìn vào 10 đồng chí ở đơn vị mình thì dứt khoát không thể bằng việc nhìn rộng ra khắp cơ quan hoặc khắp địa phương, đơn vị khác” – ông Nguyễn Đức Hà nhấn mạnh.
Có thể thấy, quy hoạch cán bộ không phải là một khung cứng mà rất cần sự linh hoạt, đặc biệt là phải chọn được những cán bộ đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí công tác. Trong đó, cần gắn trách nhiệm người đứng đầu trong việc lựa chọn cán bộ quy hoạch. Bởi thực tế đã chứng minh, nếu người đứng đầu trong sáng, công tâm, khách quan thì sẽ dẫn dắt, định hướng tập thể theo chiều hướng tốt; ngược lại, nếu người đứng đầu lồng ghép ý đồ cá nhân không trong sáng thì sẽ chi phối tập thể.
Ông Nguyễn Đức Hà cũng cho rằng, vai trò của người đứng đầu sẽ từng bước được cụ thể hóa. Thời gian tới sẽ thực hiện thí điểm một số chủ trương mới như giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho người đứng đầu và cấp ủy trong công tác cán bộ.
Theo ông, đối với việc phân cấp quản lý cán bộ, không phải cứ cấp trên quản lý mới là tốt. Quan trọng là cấp nào nắm chắc cán bộ thì giao cho cấp đó quản lý, đồng thời cấp trên phải thường xuyên kiểm tra, giám sát vấn đề này; cùng với đó là phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.
“Việc phân cấp, phân quyền liên quan đến việc đề cao trách nhiệm của tập thể và người đứng đầu. Cấp nào quản lý, nắm chắc cán bộ thì giao cho cấp đó quản lý cán bộ là tốt nhất. Nếu như trước đây, một chức vụ nhỏ nhưng cấp trên cao quản lý, thực chất là quản lý về mặt hồ sơ, còn con người thế nào thì không nắm rõ được. Chính vì vậy, giao cho tập thể cấp ủy cấp dưới, thông qua đó đề cao trách nhiệm của tập thể cấp ủy, trách nhiệm người đứng đầu, nếu có chuyện gì thì phải chịu trách nhiệm trước cấp trên. Tất nhiên, giao thẩm quyền tự chủ nhưng cấp trên phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh những sai sót xảy ra” – ông Nguyễn Đức Hà nhấn mạnh./.
Theo VOV
-
Vai trò của công tác giáo dục xã hội trong phát triển đất nước -
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn -
"Tinh gọn tổ chức bộ máy lần này thực sự là một cuộc cách mạng" -
Tinh gọn bộ máy: Sự hy sinh phải đi kèm với công bằng, hợp lý
- Phân cấp, phân quyền tốt giúp tinh giản biên chế, tinh gọn tổ chức bộ máy
- Nâng cao hiệu quả thông tin dự báo, cảnh báo để vận hành hiệu quả và an toàn hồ chứa
- Tinh gọn bộ máy: Làm lợi cho nhân dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- Kỳ vọng chỉ đạo của Tổng Bí thư về tinh gọn bộ máy sẽ tạo đột phá
- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu từ cấp chi bộ đến Trung ương
- Đoàn kết, vững lòng tin vào Đảng, Chính phủ để vượt qua siêu bão Yagi
- Trí tuệ nhân tạo giúp tối ưu hoá sản xuất nông nghiệp
-
Sóc Trăng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu sốLà tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số với chiếm hơn 35% dân số, thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm chỉ đạo các ngành các cấp bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.
-
3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng caoNgày 22/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký các quyết định công nhận 3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao năm 2024.
-
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ASEAN cần bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn,” lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực tạo đột phá.
-
Công điện bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025Ngày 22/1/2025, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Công điện số 05/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025.
-
Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng (Bến Tre) hối hả vào XuânCứ mỗi độ Xuân về, Tết đến, người dân ở làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng (ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) lại nhộn nhịp hẳn lên. Nhiều hộ dân nơi đây đã “giữ lửa” cho nghề truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa và góp phần làm đẹp cho mùa Xuân.
-
Việt Nam mất vị trí dẫn đầu xuất khẩu gạo vào SingaporeSau 2 quý đầu năm giữ vị trí dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào thị trường Singapore, Việt Nam đã để mất thị phần cho Ấn Độ và Thái Lan.
-
Phát huy vai trò của đảng viên cao niên trong xây dựng nông thôn mớiTỉnh Tiền Giang có 11/11 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới với 2/8 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (huyện Gò Công Đông, huyện Chợ Gạo) năm 2024.
-
Viện Lúa ĐBSCL lai tạo hàng trăm giống lúa chất lượng cao cho khu vựcNgày 20/1, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
-
Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo TW về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18Tổng Bí thư lưu ý, Ban Chỉ đạo xác định việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ bước đầu.
-
Triển lãm 'Đảng Cộng sản Việt Nam - 95 năm đồng hành cùng dân tộc'Ngày 21/1, triển lãm “Đảng Cộng sản Việt Nam - 95 năm đồng hành cùng dân tộc” đã khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
3 Hội Nông dân tỉnh Long An đạt và vượt 18/18 chỉ tiêu nghị quyết năm 2024 -
4 Tạo nhiều dấu ấn mới để khẳng định vai trò của tổ chức Hội -
5 Hội Nông dân Việt Nam mang "quà Xuân" đến với các hộ nghèo ở Thanh Hóa