Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Chọn phân bón “hiệu lực vượt trội” cho cà phê Tây Nguyên trong mùa mưa

10:00 23/08/2023 GMT+7
Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên sau nhiều năm nghiên cứu sử dụng phân bón đa yếu tố Văn Điển trên cây cà phê, đã đi đến kết luận: Phân bón đa yếu tố (phân lân nung chảy, phân bón NPK Văn Điển), có hiệu lực vượt trội hơn so với các loại phân khác trên cây cà phê ở Tây Nguyên.

 Đó là thông tin chia sẻ của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm về hướng dẫn sử dụng phân bón. Trao đổi với Tạp chí Nông thôn mới về chủ đề bón phân cho cây cà phê Tây Nguyên trong mùa mưa, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự phân tích: “Các tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng… có tổng diện tích trồng cà phê với hơn nửa triệu hectar. Đất trồng cà phê ở Tây Nguyên thuộc đất đỏ bazan và một phần nhỏ đất xám, tầng canh tác dày, đồi thoải, thoát nước tốt, tơi xốp cùng với tiểu địa hình, khí hậu cao nguyên mát mẻ quanh năm thích hợp cho cây cà phê sinh trưởng, phát triển”.

Niềm vui thu hoạch cà phê ở Kon Tum. (Ảnh minh hoạ). Nguyễn Ngọc Thái

Theo kết quả nghiên cứu của Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, tầng đất canh tác đang trồng cà phê bằng việc bón quá mức phân hóa học chủ yếu các loại phân có gốc chua như: Supe lân, đạm sunfat (S.A) và một số dòng sản phẩm NPK tan nhanh, làm cho đất tích tụ lưu huỳnh (S), rửa trôi canxi, magie, các chất vi lượng. Lớp đất canh tác nhiều nơi trở nên chai cứng, mất cân đối dinh dưỡng, thiếu hụt các loại chất trung - vi lượng trầm trọng, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cà phê, sâu bệnh trên cây cà phê bùng phát mạnh.

Có từ 13-16 thành phần dinh dưỡng đa, trung, vi lượng

Không phải ngẫu nhiên mà Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên đi đến kết luận: Phân bón đa yếu tố (phân lân nung chảy, phân bón NPK Văn Điển), có hiệu lực vượt trội hơn so với các loại phân khác trên cây cà phê ở Tây Nguyên. Lý do đến từ chính tính chất sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn thiên nhiên này.

Theo ông Nguyễn Xuân Thự, phân bón Văn Điển chứa nhiều loại chất dinh dưỡng, cụ thể:

- Phân lân nung chảy có thành phần dinh dưỡng: Lân dễ tiêu (P2O5)=16%; canxi (CaO)=30%; magie (MgO)=15%; silic (SiO2)=24%; bo (B)=0,02%; kẽm (Zn)=0,04%; sắt (Fe)=0,04%; đồng (Cu)=0,01%; mangan (Mn)=0,02% và coban (Co)=0,01%.

Lân Văn Điển không tan trong nước, nhưng tan hoàn toàn trong dịch chua của cây khi hấp thụ lân, nên không bị rửa trôi khi gặp mưa, cung cấp từ từ đầy đủ 10 loại dinh dưỡng cho cây cà phê.

- Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển: Được sản xuất từ lân nung chảy phối hợp với đạm urê, kali theo tỷ lệ khoa học, đáp ứng nhu cầu từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây cà phê, công nghệ vê viên tạo hạt tan từ từ, hạn chế bị rửa trôi.

Bao bì mới của phân bón ĐYT NPK 12:8:12 Văn Điển dùng bón cho cà phê Tây Nguyên vào giữa mùa mưa (tháng 7-8). Ảnh tư liệu.

Đối với cây cà phê, Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển có một số dòng sản phẩm chuyên dùng bón trong mùa mưa là:

-Phân ĐYT NPK 12.8.12 có thành phần dinh dưỡng: Đạm (N)=12%; P2O5=8%; K2O = 12%; CaO=8%; MgO=6%; SiO2=9%; S=2%; B; Zn; Fe; Mn và Co.

- Phân ĐYT NPK 13.3.13 có thành phần dinh dưỡng: N=13%; P2O5=3%; K2O=13%; CaO=3%; MgO=1%; SiO2=2%; S= 2%; B; Zn; Fe; Mn và Co.

- Phân ĐYT NPK 12.7.20 có thành phân dinh dưỡng: N=12%; P2O5=7%; K2O=20%; CaO=6%; MgO=4%; SiO2=4%; S=2%; B; Zn; Fe; Mn và Co.

Các dòng sản phẩm NPK Văn Điển đều có từ 13–16 loại dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của cây, nên cà phê cho năng suất cao, cây khỏe, sức đề kháng sâu bệnh tốt. Cây sử dụng chưa hết thì các chất dinh dưỡng nằm lại trong đất cung cấp cho cây vụ sau, năm sau…

Kỹ thuật chăm bón cho cây cà phê thời kỳ kinh doanh

Các vùng trồng cà phê vối ở Tây Nguyên có 2 mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5, giai đoạn này cà phê ra hoa đậu trái khi được tưới. Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) cây nuôi quả cho đến thu hoạch và phát triển bộ cành dự trữ cho năm sau. Mùa mưa cây sử dụng khối lượng dinh dưỡng lớn nên hơn 70% lượng phân bón cả năm được bón cho mùa mưa. Vào đầu mùa mưa, trái cà phê tăng nhanh về thể tích. Cây cà phê cần phát triển mạnh bộ rễ tơ để hút dinh dưỡng và nước đồng thời hút đạm, lân, kali và một phần lượng vôi, magie để phát triển bộ cành cho năm sau.

Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, kết hợp với các thông số của nhà sản xuất, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự khuyến cáo các chủ vườn cà phê Tây Nguyên bón phân   theo các đợt như sau:

Đợt 1: Bón cho cà phê đầu mùa mưa (tháng 5 – 6).

Lúc này trái to bằng hạt đậu xanh, thúc cho trái lớn nhanh về thể tích bằng phân Lân Văn Điển phối hợp NPK Văn Điển. Lượng bón: Từ 1 – 2 kg/ gốc lân Văn Điển + 1,5 – 2,0 kg NPK 12.8.12. Rải đều phân dưới hình chiếu tán lá xung quanh rạch bón phân đợt bón sau thu hoạch, tưới nước hoặc bón theo mưa, phân tan dần cây hấp thu tốt.

Đợt 2: Bón giữa mùa mưa (tháng 7 – 8)

Giai đoạn này trái cà phê tích lũy chất khô và hình thành hạt, nếu thiếu dinh dưỡng, đặc biệt các vườn năng suất cao sẽ dẫn đến tình trạng cây bị kiệt sức gây nên hiện tượng khô cành, khô trái. Vì vậy cần bón cho cà phê lượng phân cân đối, đầy đủ các loại dinh dưỡng nên sử dụng NPK 13.3.13 hoặc NPK 12.8.12 lượng bón từ 1,5 – 2,0 kg/gốc, rải đều phân dưới hình chiếu tán cây từ mép bồn trở vào cách gốc 60 – 70cm, sau đó tưới nước hoặc bón theo mưa, bón sau mưa khi đất còn độ ẩm 80%.

Đợt 3: Bón cuối mùa mưa (tháng 9 - đầu tháng 10).

Giai đoạn này hạt bắt đầu thời kỳ chắc chín nên cần nhiều kali hơn, thời tiết cuối mùa mưa chuẩn bị vào mùa khô, sự vận chuyển dinh dưỡng từ các bộ phận của cây cũng chậm lại và sự hút dinh dưỡng từ đất cũng giảm, vì vậy đợt bón phân nên kết thúc cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch, nên dùng NPK 12.7.20, lượng bón từ 1,0 – 1,5 kg/gốc, rải phân đều dưới hình chiếu tán cây, cách gốc 60 – 70 cm, tưới nước hoặc bón theo mưa. Kỹ thuật bón phân hiệu quả nhất vẫn là chủ vườn phân tích độ màu mỡ của đất, mức năng suất để điều chỉnh lượng phân cho phù hợp. Bên cạnh việc bón phân vô cơ thì việc bón phân hữu cơ hoai mục, phân sinh học theo chu kỳ 2 năm bón một lần vào đợt bón sau thu hoạch trái là cần thiết.

Chuyên gia Nguyễn Xuân Thự khuyến cáo nhà nông sử dụng phân bón ĐYT NPK 12:7:20 để bón cho cà phê Tây Nguyên vào cuối mùa mưa. Ảnh tư liệu.

Hai điểm nhấn cần nhớ khi dùng phân bón Văn Điển

Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự lưu ý: Khi lựa chọn, sử dụng phân bón Văn Điển cho cây cà phê, bà con nông dân cần lưu ý ở 2 điểm chính, cũng là những ưu điểm vượt trội:

- Thứ nhất, có sự khác biệt giữa phân lân nung chảy Văn Điển so với phân lân supe bón cho cà phê.

Phân lân Văn Điển là phân khoáng tự nhiên đa yếu tố, hoàn toàn không có yếu tố hóa học. Phân được nung chảy, chuyển hóa hoàn toàn các chất dinh dưỡng: Lân, canxi, magie, silic, vi lượng bo, kẽm, sắt, đồng, mangan… từ dạng khó tiêu trong quặng Apatit và quặng Sepentin chuyển sang dạng dễ tiêu, giúp cây trồng sử dụng dễ dàng thông qua dịch chua của rễ. Phân lân Văn Điển chứa đầy đủ từ 10 – 16 loại chất dinh dưỡng : P2O5 = 16%; CaO = 30%; MgO = 15%; SiO2 = 24% và các chất vi lượng: B, Zn, Fe, Cu, Mn, Co…

Các thành phần vượt trội hơn phân lân supe là: Chất vôi (CaO); magie (MgO); Silic (SiO2) và 6 – 7 loại vi lượng. Phân lân Văn Điển không bị rửa trôi, không tan trong nước, sau bón lân nằm trong đất, cây cần đến đâu thì hấp thụ đến đó. Chính vì vậy cà phê bón lân Văn Điển tốt bền, cây khỏe, lá dày, cuống trái dai, chống rụng quả.

Lân Văn Điển được các chuyên gia khuyến cáo bón lót, cho cà phê trồng mới, bón thúc. Sau thu hoạch trái để hồi phục kích thích rễ tơ, tăng dinh dưỡng cho bộ lá chuyển hóa dinh dưỡng cùng với phân NPK Văn Điển giúp cho cà phê trổ bông. Lân Văn Điển còn được khuyến cáo bón thúc cùng phân NPK cho cây cà phê đầu mùa mưa để giúp ra nhiều rễ, lấy được nhiều nước cũng như dinh dưỡng trong đất. Lân Văn Điển cũng được sử dụng rất hiệu quả đối với đợt bón cuối cùng mùa mưa để duy trì bộ lá cành bánh tẻ bền tốt cho cây trổ bông, đối với chân đất vườn cà khó tưới nước.

Lân Văn Điển có đầy đủ tiêu chuẩn tham gia canh tác cà phê hữu cơ, cà phê sạch theo VietGAP, phù hợp với xu thế phát triển nền nông nghiệp và nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại.

-  Thứ hai, sự khác biệt của phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển bón cho cà phê.

Các dòng sản phẩm ĐYT NPK Văn Điển đều vượt trội so với NPK thông thường ở những loại dinh dưỡng sau đây: Vôi (CaO); Magie (MgO); Silic (SiO2); Bo (B); Kẽm (Zn); Sắt (Fe); Mangan (Mn); Đồng (Cu) và Coban (Co)… Tỷ lệ NPK phù hợp với giai đoạn sinh trưởng phát triển của cà phê: Đầu mùa mưa, giữa mùa mưa và cuối mùa mưa, các dòng sản phẩm như: NPK 12.8.12; NPK 13.3.13; NPK 12.7.20 chuyên dụng cho cà phê kinh doanh, phân dễ tan, không cần xới xáo đất, chỉ giải phân trên mặt đất rồi tưới hoặc bón theo mưa, an toàn cho bộ rễ tơ của cây.

"Chính vì những đặc điểm trên, nên khi cà phê được bón phân ĐYT NPK Văn Điển, cây được dưỡng khỏe, dày xanh lá, vỏ cành, thân nhẵn, sai quả, quả đều, tỷ lệ 2 nhân trong trái cao, cà phê ít sâu bệnh, giảm dùng thuốc bảo vệ thực vật, tăng chất lượng hạt, bảo vệ môi trường sinh thái đất, kéo dài tuổi thọ và năm khai thác của cà phê kinh doanh, tăng thu nhập cho bà con nông dân" - kỹ sư Nguyễn Xuân Thự khẳng định.

  Việt Hà – Nam Phong

 “Việc không được quên” khi bón phân cho chè Lâm Đồng trong mùa mưa
Việc bón phân cho cây chè ở Lâm Đồng trong mùa mưa như hiện tại cần được các chủ vườn chú trọng để đạt hiệu quả cao và bền vững trong nhiều năm, không quá ỷ lại vào thổ nhưỡng thuận lợi của vùng này mà tận thu theo kiểu “bóc ngắn cắn dài”. Lâm