“Việc không được quên” khi bón phân cho chè Lâm Đồng trong mùa mưa
Việc bón phân cho cây chè ở Lâm Đồng trong mùa mưa như hiện tại cần được các chủ vườn chú trọng để đạt hiệu quả cao và bền vững trong nhiều năm, không quá ỷ lại vào thổ nhưỡng thuận lợi của vùng này mà tận thu theo kiểu “bóc ngắn cắn dài”.
Lâm Đồng là tỉnh có diện tích chè lớn nhất nước ta với khoảng 26.000ha tập trung nhiều ở Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh. Chè được trồng trên các loại đất đỏ Bazan, đỏ nâu, đỏ vàng với nền nhiệt ôn hòa quanh năm nhiệt độ trung bình từ 22 – 300C. Vùng này có 2 mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa ở Lâm Đồng đến sớm hơn các tỉnh Tây Nguyên thường bắt đầu từ cuối tháng 4 dương lịch đến hết tháng 11. Các kết quả điều tra thổ nhưỡng đối với tỉnh này cho thấy: Hàm lượng đạm tổng số trong đất từ trung bình đến khá, độ chua cao pH < 4,2 (cây hè thích hợp pH từ 4,5 – 5,5). Hàm lượng lân, kali dễ tiêu rất thấp, chỉ đạt bình quân (5 lđl/100g đất).
Bón phân Văn Điển cho cây chè ở Lâm Đồng, thu được lợi ích kép: Được cho chè và bồi bổ cho đất. Ảnh minh hoạ: LĐO.
Đặc biệt các chất canxi (vôi), magie (MgO), silic (SiO2) cùng vi lượng như Bo (Bo), kẽm (Zn), mangan (Mn) thiếu rất nghiêm trọng. Đất bị thoái hoá do độc canh cây chè thời gian dài, do chăm sóc bón phân không cân đối. Quá trình rửa trôi màu mỡ diễn ra thường niên. Thế nhưng việc bổ xung dinh dưỡng cho cây chè thông qua đất lại “bỏ quên” nhiều yếu tố dinh dưỡng. Việc bổ sung phân hữu cơ bị giảm sút. Ngược lại, phân hóa học được sử dụng quá nhiều, tập trung vào các loại phân đơn, phân NPK thường xuyên chỉ duy nhất có 3 thành phần là đạm, lân, kali.
Bón thừa đạm, cây chè “đói” trung, vi lượng
Trên thực tế, việc chăm sóc cây chè đang nghiêng về dùng đạm bón quá nhiều. Cây thừa đạm, sinh khối chất khô giảm. Những nhà vườn sử dụng NPK thông thường cũng đã bổ sung được 3 yếu tố đạm, lân, kali, nhưng thiếu hầu như hoàn toàn vôi, magie, silic và vi lượng. Bởi vậy, cây yếu, búp nhỏ, lá mỏng mềm, tỷ lệ nước trong chè quá cao, chất khô thấp. Muối khoáng hòa tan, vitamin tích lũy từ búp đều thấp chất lượng hạn chế. Sức đề kháng cây yếu, sâu bệnh gây hại phát triển. Việc sử dụng quá mức thuốc trừ sâu bệnh gây ô nhiễm môi trường và để lại tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm cao, ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm.
Trao đổi với chúng tôi, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự (nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm về phân bón cho cây công nghiệp khu vực Tây Nguyên) cho biết, có một số giải pháp khắc phục những hạn chế nói trên. Một trong số đó là chọn được phân bón phù hợp với thổ nhưỡng và sử dụng đúng cách phân bón cho cây chè. Mấy năm gần đây, bà con nông dân ở các huyện Di Linh, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc đã sử dụng phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển bón cho cây chè. Đây là loại phân vượt trội về chất lượng, về số lượng các yếu tố dinh dưỡng gần đầy đủ cân đối các dưỡng chất đa lượng (N, P, K), các dưỡng chất trung lượng (CaO, MgO, SiO2, S) và các dưỡng chất vi lượng (B, Zn, Mn, Fe, Cu…).
Điển hình là các dòng sản phẩm cho canh tác cây chè:
– Phân ĐYT NPK 16.8.8 có thành phần dinh dưỡng: N =16%; P2O5 = 8%; K2O = 8%; CaO = 10%; MgO = 7%; SiO2 = 9%; S = 2% và vi lượng B, Zn, Mn… Tổng dinh dưỡng dễ tiêu cho cây chè: 79%.
– Phân ĐYT NPK 16.8.4 có thành phần dinh dưỡng: N =16%; P2O5 = 8%; K2O = 4%; CaO = 10%; MgO = 7%; SiO2 = 9%; S = 2% và vi lượng B, Zn, Mn… Tổng dinh dưỡng dễ tiêu cho cây chè: 75%.
– Phân ĐYT NPK 22.5.11 có thành phần dinh dưỡng: N =22%; P2O5 = 5%; K2O = 11%; CaO = 6%; MgO = 7%; SiO2 = 9%; S = 2% và vi lượng B, Zn, Mn… Tổng dinh dưỡng dễ tiêu cho cây chè: 61%.
– Phân ĐYT NPT 5.10.3 có thành phần dinh dưỡng N = 5%; P2O5 = 10%; K2O = 3%; CaO = 15%; MgO = 9%; SiO2 = 14%; S = 2% và vi lượng B, Zn, Mn… Tổng dinh dưỡng dễ tiêu cho cây chè: 58%.
Cách bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây chè
Đối với chè trồng mới: Sau khi xử lý đất, đào hố trồng mật độ hố tùy theo giống chè, độ dày trồng đất canh tác đất có độ phì khá thì trồng mật độ thưa, đất có độ phì kém thì trồng mật độ dày hơn.
Mỗi hecta chè, bón 15 – 20 tấn phân hữu cơ ủ mục + 500 – 600 kg phân ĐYT NPK 5.10.3 trộn đều với đất trên mặt hố, sau đó đưa phân đất xuống hố trước khi trồng cây 5 – 7 ngày. Sau trồng 15 – 20 ngày, dùng phân đạm urê hòa loãng với nước tưới xa gốc để cây nhanh bén rễ. Sau trồng 30 – 40 ngày, dùng phân bón ĐYT NPK 16.8.8 hoặc 16.8.4. Lượng bón 300 – 400 kg/ha. Rải phân quanh gốc (cách gốc 25 – 30cm), phủ đất tưới ẩm, hoặc lấy cỏ, rác, lá cây khô phủ gốc giữ ẩm. Các năm thứ 2, thứ 3 điều chỉnh lượng bón tăng dần 500 – 600 kg/ha. Lượng phân trên được chia bón 3 lần đầu, giữa, cuối mùa mưa.
Đối với chè kinh doanh: Bón sâu hàng năm vào những tháng mùa khô, rạch sâu giữa 2 hàng chè, rải đều phân ĐYT NPK 5.10.3, lượng bón 400 – 500 kg/ha. Hoặc dùng phân ĐYT NPK 16.8.4. Lượng bón 250 – 300 kg/ha, lấy cỏ, lá cây phủ kín phân và tưới nước ẩm.
Bón phân cho chè giai đoạn mùa mưa: Mùa mưa thời tiết ẩm, thuận lợi cho cây chè sinh trưởng phát triển nhanh cho sinh khối lớn (búp chè) đồng thời cây cũng cần nhiều dinh dưỡng. Để đạt năng suất cao thế cần tập trung phân bón cho giai đoạn này.
Bao bì phân bón ĐYT NPK công thức 22.5.11 của Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển. Ảnh tư liệu.
Bà con nông dân có thể sử dụng loại sản phẩm ĐYT NPK 22.5.11 để tạo năng suất cao và chất lượng cho búp chè. Đầu mùa mưa, tiến hành rải phân ĐYT NPK 22.5.11 lượng bón từ 270 – 350 kg/ha. Bón vào buổi chiều tạnh ráo, bón phân khi đất còn ẩm hoặc bón đón mưa, hay bón phân xong tưới nước. Tiếp theo, cứ 2 lứa thu hoạch búp lại tiến hành bón phân. Liều lượng cần được điều chỉnh theo thổ nhưỡng của từng vườn chè.
Các mức bón phân theo năng suất búp chè
Theo khuyến cáo của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, bà con có thể tham khảo mức bón như sau:
– Mức bón hàng năm theo mức năng suất dưới 6 tấn búp/ha, bón 1.800 -2.000kg phân ĐYT NPK 22.5.11;
– Với mức năng suất 7 – 15 tấn búp/ha, mức bón 2.200 – 2.700 kg ĐYT NPK 16.8.8 hoặc 1.500 – 2.000kg ĐYT NPK 22.5.11.
– Nếu mức năng suất trên 15 tấn búp/ha, lượng bón 2.700 – 3.000kg phân ĐYT NPK 16.8.8 hoặc 2.500 – 2.800 kg ĐYT NPK 22.5.11.
Đối với những nương chè đồi dốc, rải phân xong lấp đất kín phân trên những hố nhỏ đã đào để bón trên tả luy dương. Những vùng chủ động tưới thì sau bón phân, cần tưới ẩm ngay để cây chè hấp thụ được ngay. Phân đa yếu tố NPK Văn Điển bón cho chè cung cấp đầy đủ, cân đối tất cả các dưỡng chất đa lượng (đạm, lân, kali) dưỡng chất trung lượng (vôi, magie, silic, lưu huỳnh) và vi lượng (bo, kẽm, mangan…). Cây chè no đủ phát triển mạnh, hiệu suất quang hợp cao, cây khỏe, kháng cự lại các đối tượng sâu bệnh hại, ít sâu, ít bệnh cho năng suất búp cao, vượt trội về hương vị, lá xanh, sáng bóng. Sử dụng phân bón Văn Điển cho cây chè, thời gian khoảng cách mỗi lứa thu hái búp ngắn lại, tăng lượt thu hái, tăng năng suất, chất lượng chè vượt trội. Và một trong những tác động quan trọng lâu dài khi sử dụng loại phân bón này, là cân bằng lại dinh dưỡng trong các loại đất trồng chè ở tỉnh Lâm Đồng.
Việt Hà – Nam Phong
Các nghiên cứu khoa học cho thấy: Để có 100 kg chè nguyên liệu loại tốt, cây chè đã lấy đi từ đất khoảng 7,2 kg N; 3kg P2O5; 3,1 kg K2O; 2 kg CaO; 1,2 kg MgO; 2kg SiO2; 15g Zn; 90g Bo; 15g Mn… Như vậy, đạm là yếu tố mà cây cần nhiều nhất, sau đó là lân, kali (gần ngang nhau). Các nguyên tố trung, vi lượng cũng cần CaO khử vôi, magie, silic…
-
Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia -
Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi -
Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững -
Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
- Sầu riêng ở Krông Pắc trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân
- Tăng cường nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024
- TP. Cần Thơ công bố quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp
- TP. Cần Thơ: Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh và sạch
- Phòng chống đói, rét cho vật nuôi trong vụ Đông - Xuân 2024-2025
- “Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê
- Tìm hướng đi mới, giải quyết những vướng mắc cho ngành Điều Việt Nam
-
“Nông dân chính là tương lai của chúng ta”Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
-
Công dụng thần kỳ của nước gừng tươi trong việc giảm cholesterol, giảm cânGừng, một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, đang trở nên phổ biến vì nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm buồn nôn, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol, thậm chí giúp giảm đau đầu.
-
Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc giaTỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, xây dựng và phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
-
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá và báo chíĐó là đề nghị của ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tại Hội nghị “Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2024” tổ chức ngày 21/11/2024 tại Hà Nội.
-
Cách trồng chuối Laba cho năng suất caoChuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
-
Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyệnỦy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
-
“Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
-
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAPTháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
-
Đổi mới trên quê hương Nho QuanLà một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".
-
Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển(Tapchinongthonmoi.vn) - Bằng nhiều giải pháp thiết thực như: Đào tạo, bồi dưỡng; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; chuyển giao công nghệ, khoa học; tiếp cận vốn… Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Hưng Yên đã và đang trở thành “bà đỡ” cho kinh tế tập thể ở Hưng Yên ngày một phát triển.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh