Chủ tịch Quốc hội: Người trồng rừng phải sống được từ rừng và giàu lên từ rừng
Nhân dịp đầu Xuân, năm mới và kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, sáng nay, tại thôn Trường Sơn, xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang – nơi “Thủ đô khu giải phóng”, “Thủ đô kháng chiến”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dự Lễ phát động thi đua và “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Quý Mão.
Cùng dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh; Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh; Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn.
Tuyên Quang là tỉnh đi đầu cả nước về bảo vệ rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 76% diện tích tự nhiên. Tỉnh thực hiện tốt quy hoạch phân 3 loại rừng; triển khai rất tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng; trồng mới trên 11 nghìn héc-ta hằng năm; hình thành vùng rừng nguyên liệu với gần 200 nghìn héc-ta, tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 65%; duy trì hệ sinh thái đa dạng, bền vững, góp phần quan trọng bảo tồn nguồn gen và tạo nguồn sinh thủy; chủ động phòng chống một cách hiệu quả lụt bão, hạn hán, sạt lở… cho vùng trung du Bắc Bộ.
Những năm gần đây, địa phương tiếp tục phát huy hiệu quả thế mạnh về phát triển kinh tế lâm nghiệp; tạo cơ chế thu hút nhiều nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao từ gỗ rừng trồng, được thị trường trong nước và các thị trường Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ ưa chuộng. Theo đó, tốc độ tăng trưởng của ngành lâm nghiệp bình quân đạt 9%/năm, đóng góp trên 4%/năm giá trị tăng trưởng GRDP của tỉnh, tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao và nhiệt liệt chúc mừng những kết quả quan trọng của đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang trong phong trào thi đua yêu nước và công tác trồng rừng, bảo vệ rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, năm 2023, Tuyên Quang cần phát huy truyền thống quê hương cách mạng và những thành quả đã đạt được, đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua yêu nước, tạo sức lan tỏa cổ vũ cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc quyết tâm thực hiện toàn diện và trọn vẹn các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh đồng bộ, thiết thực và hiệu quả hơn nữa phong trào thi đua yêu nước gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh; không ngừng phát huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, hợp lực của toàn dân thực hiện tốt các nghị quyết của Ðảng, nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023 nhằm khai thác mọi tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội với mục tiêu trung tâm là nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân.
Từng ngành, từng địa phương, mỗi tổ chức, mỗi cơ quan, đơn vị tiếp tục xác định và chỉ đạo chặt chẽ các phong trào thi đua với mục tiêu thi đua rõ ràng, nội dung phù hợp, biện pháp khả thi nhằm thu hút sâu rộng mọi tầng lớp, lứa tuổi, trải khắp mọi ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn, làm cho phong trào thi đua thực sự trở thành nếp sống hằng ngày, trở thành nhu cầu bằng các lợi ích thiết thân; cổ vũ thực hành tiết kiệm, hăng hái phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, cải cách hành chính; nhất là làm tốt công tác phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các mô hình hiệu quả; đổi mới công tác khen thưởng, tạo động lực nội sinh cổ vũ các tổ chức, mọi cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo vị trí và trách nhiệm của mình, thiết thực kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 -11/6/2023).
Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Xuân Quý Mão 2023 tiếp tục là “Tết trồng cây” được khởi nguồn từ Xuân Canh Tý tròn 63 năm trước theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh; là sự cam kết của thực hiện yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị số 13 của Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nhằm xây dựng một “nền kinh tế xanh”, phát triển đất nước hài hòa và bền vững.
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan Trung ương, trước hết và trực tiếp là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ tỉnh Tuyên Quang đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ cao trong bảo vệ và phát triển rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp, gắn việc trồng rừng, bảo vệ rừng với phát triển dịch vụ môi trường rừng và du lịch sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hoá và xây dựng nông thôn mới.
"Tất cả thực hiện cho kỳ được vấn đề cốt lõi nhất: Những người trồng rừng phải sống được từ rừng và giàu lên từ rừng, quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Tuyên Quang là trung tâm lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao và trung tâm sản xuất, chế biến gỗ vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ theo yêu cầu tại Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh Vùng trung và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Đây là mục tiêu bao trùm" - ông Vương Đình Huệ nói.
Với khí thế mới, quyết tâm mới, cách làm mới, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Quý Mão năm 2023 của tỉnh Tuyên Quang nhất định đạt được nhiều kết quả tốt đẹp hơn, góp phần xây nước Việt rực rỡ xanh tươi, phát triển bền vững, như khát vọng thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân".
Cũng trong sáng nay, Chủ tịch Quốc hội đã dự Lễ khởi công dự án xây dựng Trường Trung học phổ thông chuyên Tuyên Quang.
Dự án Trường THPT chuyên Tuyên Quang đạt chuẩn quốc gia được đầu tư xây dựng tại địa điểm mới có tổng mức đầu tư 255,8 tỷ đồng, trên diện tích khoảng 6 ha; quy mô 38 lớp, 1.330 học sinh, trong đó có khoảng 400 học sinh ở nội trú.
Dự án được duyệt với đầy đủ các khối phòng học tập, phòng học bộ môn, khối hành chính quản trị, nhà đa năng, khu ở và bếp ăn cho học sinh nội trú và các hạng mục phụ trợ.
Trước đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tới dâng hương, dự lễ khai xuân tại Hoàng thành Thăng Long, TP Hà Nội tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước./.
Theo VOV
-
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên -
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm điểm mới cơ bản -
Từ ngày 20/11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 thông qua nhiều dự án luật quan trọng -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Triển khai công việc theo tinh thần 'vừa chạy vừa xếp hàng'
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
- Tổng Bí thư: Mục tiêu cao nhất của dân vận giai đoạn cách mạng mới là vì dân
- Còn nhiều băn khoăn quanh việc tăng thuế suất 5% cho mặt hàng phân bón
- Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV của Đảng
- Chủ tịch Quốc hội: Chỉ đạo nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí bảo đảm chất lượng
- Quốc hội tập trung thảo luận dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam
- Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc là nguồn lực mạnh mẽ nhất để vượt qua mọi khó khăn
-
Nghệ An: Các cấp Hội cần tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, cách làm hiệu quả, kết quả ấn tượngSáng ngày 22/11, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, lắng nghe và nắm bắt tình hình công tác Hội và phong trào nông dân tại tỉnh Nghệ An năm 2024.
-
“Nông dân chính là tương lai của chúng ta”Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
-
Công dụng thần kỳ của nước gừng tươi trong việc giảm cholesterol, giảm cânGừng, một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, đang trở nên phổ biến vì nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm buồn nôn, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol, thậm chí giúp giảm đau đầu.
-
Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc giaTỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, xây dựng và phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
-
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá và báo chíĐó là đề nghị của ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tại Hội nghị “Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2024” tổ chức ngày 21/11/2024 tại Hà Nội.
-
Cách trồng chuối Laba cho năng suất caoChuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
-
Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyệnỦy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
-
“Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
-
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAPTháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
-
Đổi mới trên quê hương Nho QuanLà một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh