
Những người lính một thời xông pha chiến trường, trong thời bình trở về với đất đai đồng ruộng. Ý chí của người lính cùng với sự siêng năng đã tạo nên khát vọng làm giàu. Những người lính khoác áo nông dân đang góp phần lan tỏa cuộc sống ấm no cho quê hương.

Mát tay làm trang trại
Về khu Trung Tiến 1, xã Phú Lạc (huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) được nghe câu chuyện vượt khó của cựu chiến binh Phạm Đình Kiên (sinh năm 1958) khiến nhiều người thán phục. Ông Kiên kể rằng: năm 1978, ông lên đường nhập ngũ, cùng đơn vị tham gia giúp nước bạn Campuchia, bảo vệ biên giới phía Bắc. Rồi ông tham gia học tập tại trường Sĩ quan Hóa học, sau 10 năm học tập tại trường, nhờ tích cực rèn luyện, học tập, ông được phong cấp hàm Đại uý, nhưng vì lý do gia đình, ông phục viên trở về quê hương xây dựng kinh tế mới.
Ngay khi trở về, với mong muốn làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, năm 2000, ông Kiên bắt tay vào làm kinh tế, mạnh dạn vay vốn để đầu tư nuôi cá và trồng thử vải, xoài nhưng đều thất bại. Không nản chí, ông Kiên tự tìm tòi học hỏi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp tục vay vốn để chăn nuôi gà, vịt, thả cá…
Năm 2006, ông đã mạnh dạn nhận thầu diện tích 12 mẫu ruộng đất quỹ 2 của xã để cải tạo đầu tư sản xuất 1 vụ lúa, 1 vụ cá, xây dựng chuồng trại nuôi lợn kết hợp nuôi vịt đẻ trứng. Hiện nay trang trại của ông đang nuôi gần 100 con lợn, 1.200 con vịt thịt và vịt đẻ trứng, 400 con gà; 12 mẫu 1 lúa, 1 cá. Sau khi trừ chi phí mỗi năm trang trại cho thu nhập gần 300 triệu đồng. Ông Kiên chia sẻ kinh nghiệm: “Để chăn nuôi thành công phải vệ sinh chuồng trại, môi trường chăn nuôi tốt và phải theo dõi thường xuyên để đề phòng dịch bệnh cho lợn, phải có hệ thống xử lý chất thải để không gây ô nhiễm môi trường”.
Ông cho biết: “Những năm mới bắt đầu làm kinh tế tôi gặp rất nhiều khó khăn về vốn, kinh nghiệm, dịch bệnh, nguồn đầu ra,…Có năm tôi nuôi vịt bị dịch bệnh, chết cả đàn mấy nghìn con lúc đó chỉ biết chất rơm rạ vào đốt chứ không thể chôn hết; ao, đầm thả cá không có hệ thống thoát nước đảm bảo nên khi có lũ lên cá đi hết, năm đó mất trắng”.
Sau nhiều năm cố gắng, kiên trì đến nay gia đình ông có 6ha diện tích ao, đầm thả các các loại cá chủ yếu như trắm, mè, chép, rô phi…; nuôi gà, vịt hàng tháng xuất bán ra thị trường với số lượng mỗi loại khoảng 2000 con và chăn nuôi 70 con lợn. Mô hình trang trại của gia đình ông hiện nay cho thu nhập năm khoảng 200 triệu đồng/năm.
Ông cho biết, thời gian tới gia đình sẽ tiếp tục mở rộng phát triển mô hình trang trại, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm với các hội viên. Với tinh thần “Làm tới lúc nào sức khỏe yếu mới dừng lại” ông Phạm Đình Kiên là tấm gương sáng cho bà con địa phương học hỏi, từng bước phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Vượt khó chinh phục dòng sông
Cũng từng tham gia làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, cựu chiến binh Triệu Văn Đông (xã Hùng Long, Đoan Hùng) sau khi xuất ngũ đã tạo dựng được mô hình nuôi cá lồng trên dòng sông Lô cho hiệu quả kinh tế cao.
Ông Đông cho biết: “Năm 1985, tôi xuất ngũ trở về địa phương. Những năm đầu, dù chăm chỉ lao động, xoay sở nhiều nghề nhưng thu nhập của gia đình vẫn không đủ để trang trải cuộc sống. Bởi thế, tôi ngày đêm trăn trở suy nghĩ quyết tâm vươn lên phát triển kinh tế và làm giàu chính đáng. Tận dụng lợi thế nhà nằm ven sông Lô, tôi quyết định đầu tư phát triển nuôi cá lồng”.
Để đi tới quyết định đầu tư nuôi cá lồng, ông Đông đã phải bỏ công sức đi tìm hiểu và học hỏi nhiều nơi, trong đó đặc biệt chú ý tới mô hình nuôi cá lồng trên sông của các hộ dân tại huyện Thanh Thủy và các địa phương lân cận. “Lợi thế của việc nuôi cá lồng trên sông Lô là có thể tận dụng dòng nước chảy, môi trường nước đảm bảo, ít khi xảy ra dịch bệnh trên cá”, ông Đông nói.
Thay vì nuôi bằng lồng tre thông thường, gia đình ông nuôi cá bằng lồng sắt. Theo tính toán, để đầu tư một lồng cá có kích thước 6x6x3m, gia đình ông phải bỏ ra 30 triệu đồng kể cả con giống và thức ăn… Sản lượng cá đến thời kỳ thu hoạch có thể đạt từ 4 – 4,5 tấn cá/lồng, tương đương với 1ha mặt nước so với hình thức nuôi trồng thủy sản ở trong các ao, hồ. Giống cá được gia đình ông Đông nuôi chủ yếu là các loại có giá trị kinh tế cao như: Cá lăng, diêu hồng, trắm đen, chép… Để tránh cá chết do thiếu ôxy trong nước, gia đình ông trang bị 2 máy sục khí tạo thêm ôxy khi mật độ cá trong lồng dầy hơn và cá lớn hơn.
Cũng theo ông Đông, hiện nay có nhiều doanh nghiệp đang được cấp phép hoạt động khai thác cát sỏi trên dòng sông Lô nên hiện tượng tràn dầu từ các tàu cuốc khai thác cát ra môi trường nước là việc không tránh khỏi. Để tránh ảnh hưởng đến môi trường sinh trưởng, phát triển của cá và thiệt hại về kinh tế, ông cùng các thành viên trong gia đình làm hàng rào bằng tôn chắn xung quanh các lồng cá. Để phòng bệnh cho cá, ông tận dụng những loại kháng sinh có trong tự nhiên như: Lá xoan, vôi… để diệt khuẩn, khử trùng môi trường nuôi và tăng khả năng đề kháng cho cá. Nhờ vậy, cá sinh trưởng khỏe mạnh, ít bệnh tật, mang lại lợi nhuận kinh tế ổn định.
Với 36 lồng cá, sau gần 1 năm nuôi, trọng lượng cá trung bình đạt từ 3 – 4kg/con, sau khi trừ mọi chi phí, gia đình ông thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Không chỉ làm giàu cho gia đình mình, ông Đông còn thường xuyên giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn với hội viên và bà con trong thôn; vận động xây dựng quỹ hội, giúp hội viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn với lãi suất thấp để phát triển kinh tế…
Những người cựu chiến binh như ông Kiên, ông Đông đại diện cho hàng vạn bộ đội cụ Hồ ngày đêm phát huy phẩm chất người lính để góp phần làm cho quê hương giàu đẹp. Cùng với ý chí quyết tâm làm giàu, họ cũng là những tấm gương mẫu mực tại địa phương.
Ông Đỗ Xuân Thọ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Đoan Hùng nhận xét: “Cựu chiến binh Triệu Văn Đông tích cực tham gia hoạt động Hội và phong trào của địa phương, có nhiều đóng góp vào công tác an sinh xã hội, đồng thời làm ăn có hiệu quả, là tấm gương tiêu biểu để các hội viên học tập và noi theo”.
“Mô hình của đồng chí Kiên là mô hình tiêu biểu của hội cũng như của xã. Không chỉ là tấm gương điển hình trong việc phát triển kinh tế, đồng chí còn là hội viên năng động, tích cực trong công tác hội, luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và giúp hội viên và bà con nhân dân trong xã cùng vươn lên làm giàu. Cựu chiến binh Phạm Đình Kiên xứng đáng là người lính cụ Hồ, là tấm gương cựu chiến binh làm kinh tế giỏi để mọi người học tập và làm theo” – ông Hoàng Văn Trào – Chủ tịch Hội CCB xã Phú Lạc.
Hoàng Quý
-
Hội quán Nông dân Tây Phú - nơi phát huy thế mạnh của nông dân
-
Nhiều hoạt động thiết thực Chào mừng Đại hội Hội Nông dân tỉnh Nghệ An lần thứ X
-
Hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn
-
Hưởng ứng tham gia liên hoan phim an toàn giao thông năm 2023
- Cán bộ Hội năng động, giỏi làm kinh tế
- Chi, tổ hội nghề nghiệp sẽ là nơi góp phần xây dựng mẫu người nông dân mới
- “Nghìn việc hay” chào mừng Đại hội của nông dân Thủ đô
- TP. HCM tổ chức Ngày hội “Bảo vệ môi trường” năm 2023
- Thanh Hoá: Điểm sáng “Chi hội 5 cùng” trong doanh nghiệp
- Hội thi - "sân chơi" giúp nông dân tăng hiểu biết về bảo vệ tài nguyên, môi trường
- Nhiều dấu ấn nổi bật trong hoạt động Hội
-
Nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng Nông thôn mới thông minh là chương trình trọng tâm của Lâm Đồng(Tapchinongthonmoi.vn) - Lâm Đồng là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về áp dụng chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ cao, nông nghiệp thông minh vào sản xuất nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất đã góp phần nâng cao cuộc sống của người dân, đưa nền nông nghiệp của tỉnh phát triển thêm một bước mới, từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, đưa công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) tiến lên một “nấc thang mới”.
-
Bang Nebraska (Hoa Kỳ) và tỉnh Bình Dương xúc tiến hợp tác đầu tư và phát triển nhiều lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) Theo lời mời của Thống đốc bang Nebraska, Hoa Kỳ, Đoàn công tác của tỉnh Bình Dương đã có chuyến thăm và làm việc tại bang Nebraska; chuyến công tác thắt chặt quan hệ giao lưu và hợp tác trên các lĩnh vực: Y tế, giáo dục và các cơ hội đầu tư giữa tỉnh Bình Dương và bang Nebraska.
-
Nguy cơ tiềm ẩn sạt lở đất ở huyện miền núi Hướng Hóa(Tapchinongthonmoi.vn) - Là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt tình hình sạt lở núi, bờ sông, suố... huyện miền núi Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị đang là khu vực có nguy cơ tiềm ẩn gây thiệt hại lớn về người và của cải.
-
Phát hiện ca bệnh Đậu mùa Khỉ thứ 5 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhTrung tâm Y tế quận Tân Bình khẩn trương tiến hành điều tra dịch tễ, lập danh sách người tiếp xúc gần với bệnh nhân (nam giới, 22 tuổi, tạm trú tại Phường 2) trong vòng 21 ngày trước khi khởi bệnh.
-
Bộ Chính trị ra Kết luận về đổi mới hệ thống tổ chức đơn vị sự nghiệp công lậpNgày 2/10, thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai ký ban hành kết luận số 62 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
-
Hải Dương: Họp báo tuyên truyền Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 04/10, Hội Nông dân tỉnh Hải Dương tổ chức Họp báo tuyên truyền Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028.
-
Hòa Bình: Khai mạc "Chợ phiên - nét đẹp vùng cao"Tối 3/10, tại Sân vận động huyện Mai Châu, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức khai mạc Phiên chợ vùng cao với chủ đề "Chợ phiên - nét đẹp vùng cao" năm 2023.
-
JICA hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực dự báo thời tiết và cảnh báo sớm mưa, lũ(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 3/10, tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo “Sử dụng thông tin khí tượng thủy văn cho công tác phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại Việt Nam”.
-
Cà Mau tổ chức nhiều sự kiện nhân Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023Vừa qua, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Kế hoạch số 236/KH-UBND về việc tổ chức sự kiện ngày Chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh năm 2023. Theo kế hoạch này, nhiều sự kiện quan trọng, có ý nghĩa sẽ được tổ chức…
-
Triển lãm “Người đàn bà trên sông Ngân” của tiến sĩ, họa sĩ Đỗ ChungNgày 4/10, tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ chí Minh (HCM), Trung tâm Unesco Bảo tồn Di sản Mỹ thuật Văn hoá Việt Nam tổ chức khai mạc triển lãm “Người đàn bà trên sông Ngân” của tiến sĩ, họa sĩ Đỗ Chung. Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 4/10 - 10/10/2023.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
-
5 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp