“Con số biết nói” về lãng phí qua giám sát tối cao của Quốc hội
Chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021” như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh là nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận, cử tri vì liên quan trực tiếp đến nhân lực, vật lực, tài lực của quốc gia.
Hơn nữa, “đôi khi hậu quả của lãng phí còn lớn hơn tham nhũng”, dù chưa có con số thống kê cụ thể song qua thực tế ai cũng cảm nhận được. Cuộc giám sát vì thế được kỳ vọng sẽ khiến lãng phí phải “hiện hình” công khai. Và những con số dù mới là bước đầu vừa được Đoàn giám sát báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 9 cũng cho thấy phần nào thực trạng lãng phí.
Trước hết hãy nói về mặt được. Đó là công tác THTK,CLP đạt được một số kết quả tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KTXH được Quốc hội đề ra. Rõ nét nhất là số tiết kiệm kinh phí ngân sách, vốn nhà nước giai đoạn 2016-2021 là 350,54 nghìn tỷ đồng, trong đó năm 2020 là 88.479 tỷ đồng, gấp 4 lần so với năm 2016.
Tuy nhiên, tồn tại, hạn chế lại là vấn đề lớn hơn, dù nội dung giám sát khu biệt ở 5 lĩnh vực trọng tâm dễ nãy sinh lãng phí, thất thoát là: Quản lý, sử dụng NSNN; Quản lý, khai thác và sử dụng vốn nhà nước khác; Quản lý tài sản nhà nước; Quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và Quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên.
Về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, theo báo cáo tổng hợp số liệu chưa đầy đủ của các bộ, ngành, địa phương, giai đoạn 2016-2021 phát hiện và xử lý 12.640 vụ vi phạm các quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ với tổng giá trị được kiến nghị thu hồi và bồi thường là 894,1 tỷ đồng. Lập dự toán sai chế độ, sai đối tượng, sai tiêu chuẩn định mức gần 2.553 tỷ đồng; số tiền vi phạm đã xử lý, cắt giảm dự toán hơn 8.574 tỷ đồng.
6 năm có 3.845 cơ quan, tổ chức sử dụng NSNN lãng phí, sai chế độ đã được phát hiện với số tiền 883,2 tỷ đồng. Số vốn chậm giải ngân so với kế hoạch là 25.185,4 tỷ đồng; Số dự án thực hiện chậm tiến độ rất lớn (8.580 dự án trong giai đoạn 2016-2020)...
Trong khi đó, vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp nhà nước chưa được bảo toàn; công tác cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Phần lớn các đơn vị còn sai sót trong việc hạch toán kế toán, kê khai nghĩa vụ với NSNN và Kiểm toán Nhà nước kiến nghị thu tăng 32.219,25 tỷ đồng và 756.999 USD. Một số dự án thua lỗ lớn, gây thất thoát, mất vốn, tài sản nhà nước. Các dự án hoàn thành không sử dụng được hoặc có vi phạm pháp luật bị đình chỉ, hủy bỏ là 78.285 dự án…
Còn về tài sản nhà nước có đến gần 7.000 phương tiện đi lại, 33.608 tài sản khác được trang bị, hàng trăm nghìn mét vuông diện tích trụ sở, nhà công vụ sử dụng sai mục đích, sai tiêu chuẩn, chế độ. Việc quản lý, khai thác, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng quốc gia trong lĩnh vực giao thông, cung cấp điện chưa thật sự hiệu quả.
Với quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước, báo cáo khẳng định cơ cấu tổ chức bên trong Bộ, cơ quan ngang Bộ vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian. Việc quản lý, sử dụng biên chế ở một số bộ, ngành, địa phương chưa đúng quy định. Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và theo vị trí việc làm chưa đạt yêu cầu đề ra. Ngoài ra có hàng chục nghìn vụ việc vi phạm trong quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động gây thất thoát, lãng phí lớn nguồn lực, thời gian của xã hội.
Đối với tài nguyên, giai đoạn 2016-2021 vẫn còn 650.624.498m2 đất sử dụng sai mục đích, bỏ hoang hóa, có vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, số tiền xử phạt vi phạm thu được lại rất nhỏ là 242.082 triệu đồng. Số lượng vụ việc vi phạm trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên là 47.234 vụ; số tiền xử phạt, xử lý vi phạm thu được chỉ có 622.082 triệu đồng.
Cũng trong giai đoạn trên, ngành Thanh tra triển khai 43.276 cuộc thanh tra, kiểm tra THTK,CLP hoặc có nội dung liên quan THTK,CLP đã phát hiện vi phạm về kinh tế 148.540 tỷ đồng, 143.777 ha đất. Cơ quan thanh tra kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 293 vụ, 375 đối tượng; kiến nghị xử lý hành chính trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị 1.709 người, xử lý hình sự 50 người.
Cùng thời gian trên, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) kiến nghị xử lý tài chính 431.435,5 tỷ đồng (trong đó: tăng thu NSNN 72.380 tỷ đồng; giảm chi NSNN 107.240,4 tỷ đồng; xử lý khác 265.814 tỷ đồng). Đặc biệt, KTNN phát hiện những hiện tượng, những dấu hiệu tham ô, lãng phí, không tuân thủ pháp luật trong quản lý kinh tế, tài chính, sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực tài chính, tài sản nhà nước… và chuyển 21 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan Cảnh sát điều tra.
Cần nhắc lại rằng đó chỉ mới là kết quả bước đầu của cuộc giám sát. Số liệu cũng tổng hợp chưa đầy đủ vì có đến 32 bộ, cơ quan trung ương, 10 HĐND cấp tỉnh, 9 UBND cấp tỉnh, 2 tập đoàn, tổng công ty nhà nước chưa gửi báo cáo, trong khi các báo cáo đã có lại “chất lượng không đảm bảo yêu cầu của Đoàn giám sát, nội dung nhiều báo cáo rất sơ sài, nhận định chung chung”. Mới chừng ấy thôi song cũng khiến cử tri “giật mình” về mức độ lãng phí, thất thoát nguồn lực trên nhiều lĩnh vực.
Theo kế hoạch, Đoàn giám sát dự kiến tổ chức khảo sát thực tế, làm việc với 16 bộ ngành trung ương và 6 địa phương. Ngoài ra, Đoàn có thể tổ chức thêm một số Nhóm công tác liên ngành tổ chức giám sát việc quản lý,khai thác, sử dụng đất đai không hiệu quả tại một số địa phương và một số nhiệm vụ trọng tâm khác.
Quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và lãnh đạo Quốc hội rất rõ ràng: Giám sát trọng tâm tâm, trọng điểm, chỉ rõ địa chỉ, phản ánh “con số biết nói”, “nói có sách, mách có chứng” và sàng lọc, lựa chọn tạo danh mục một loạt vụ việc lớn vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để cảnh tỉnh, răn đe và tạo hiệu ứng xã hội.
Chính vì vậy, hàng loạt câu hỏi như “Bao nhiêu dự án treo, dự án dang dở hay đầu tư xong rồi lại phơi mưa phơi nắng? Diện tích đất hoang hoá, chưa kiểm kê đo đếm, vi phạm mà chưa thu hồi là bao nhiêu? Các dự án, diện tích đó tên gì, nằm ở đâu? Bộ ngành, địa phương, đơn vị nào làm tốt hoặc chưa tốt? Trách nhiệm cụ thể thuộc về ai?” dù rất khó nhưng khả năng rất lớn sẽ được trả lời trong thời gian tới./.
Theo VOV
-
Nâng cao hiệu quả thông tin dự báo, cảnh báo để vận hành hiệu quả và an toàn hồ chứa -
Tinh gọn bộ máy: Làm lợi cho nhân dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế -
Kỳ vọng chỉ đạo của Tổng Bí thư về tinh gọn bộ máy sẽ tạo đột phá -
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu từ cấp chi bộ đến Trung ương
- Đoàn kết, vững lòng tin vào Đảng, Chính phủ để vượt qua siêu bão Yagi
- Trí tuệ nhân tạo giúp tối ưu hoá sản xuất nông nghiệp
- Ứng dụng AI - Cơ hội phát triển nông nghiệp nhanh, bền vững
- Thiêng liêng hai tiếng Việt Nam
- Phát triển chuỗi giá trị hiệu quả, bền vững để nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản
- 'Có biểu hiện của lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong xây dựng văn bản pháp luật'
- Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Thương hiệu là niềm tin của người tiêu dùng
-
Nghệ An: Các cấp Hội cần tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, cách làm hiệu quả, kết quả ấn tượngSáng ngày 22/11, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, lắng nghe và nắm bắt tình hình công tác Hội và phong trào nông dân tại tỉnh Nghệ An năm 2024.
-
“Nông dân chính là tương lai của chúng ta”Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
-
Công dụng thần kỳ của nước gừng tươi trong việc giảm cholesterol, giảm cânGừng, một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, đang trở nên phổ biến vì nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm buồn nôn, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol, thậm chí giúp giảm đau đầu.
-
Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc giaTỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, xây dựng và phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
-
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá và báo chíĐó là đề nghị của ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tại Hội nghị “Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2024” tổ chức ngày 21/11/2024 tại Hà Nội.
-
Cách trồng chuối Laba cho năng suất caoChuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
-
Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyệnỦy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
-
“Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
-
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAPTháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
-
Đổi mới trên quê hương Nho QuanLà một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh