
Không chỉ trở thành vật nuôi phổ biến và có tác động to lớn tới truyền thống văn hóa của người Kinh, trâu cũng là loài vật hiện diện trong đời sống và phong tục của các dân tộc thiểu số Việt Nam, ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến tập quán và bản sắc của họ.

Dân tộc CHĂM
Trâu là con vật không thể thiếu trong nhiều nghi lễ, phong tục. Nó là lễ vật dâng cúng thần linh, ông bà, cha mẹ, thu hút sự chăm lo giúp sức của người thân và bà con láng giềng. Vào tháng Bảy theo lịch Chăm, cứ 7 năm một lần, một con trâu trắng dùng làm lễ vật được đem dâng cúng với nghi lễ linh đình tại chân núi Đá Trắng (núi Giang Patao) thuộc làng Như Bình, Phước Thái, Ninh Phước (Ninh Thuận). Còn vào tháng Tư theo lịch Chăm hàng năm, lễ hội chém trâu tế thần được tổ chức cầu kỳ ở Lạc Tánh (Bình Thuận), một con trâu đực lành lặn được cúng dâng thần linh tại đền Pô Rum Păn.
Dân tộc CƠ TU
Trâu là hình ảnh thiêng liêng nối kết ước vọng của con người với thế giới thần linh. Nghi lễ Khóc tế trâu (Boóch tế trâu) có điệu hát Lý khóc trâu và nhạc chuông riêng đặc sắc. Trâu còn được coi là đơn vị tài sản cơ bản để đánh giá, trao đổi, mua bán hàng hóa giá trị cao.
Nhà công cộng (gươl) của dân làng là công trình khang trang, bề thế và đẹp nhất. Ngôi nhà này được tạo hình đầu trâu trên mặt ván be quanh sàn, vừa để trang trí, vừa dùng làm bậc lên xuống, cứ mỗi cặp sừng trâu là một bậc. Còn nhà mồ (pinh blâng) thì có hai cột ngang đỡ mái được kéo dài với đầu nhô ra phía trước cũng là hình đầu trâu.
Dân tộc DAO
Mỗi họ dùng một con thú khác nhau làm lễ vật chính cúng tổ tiên. Họ Phùng dùng dê, họ Bàn dùng bò..còn họ Triệu thì dùng trâu để cúng.
Sừng trâu là biểu tượng may mắn của người Dao đỏ. Nó thường được khắc tên người chủ gia đình và luôn được treo hoặc cắm trên đầu một cây gậy gỗ, để cạnh bàn thờ – nơi trang trọng nhất trong nhà.
Dân tộc M’NÔNG
Trâu được coi là vật quý, chỉ xếp sau voi, nên gia đình nào có trâu được xem là giàu có. Người ta dùng trâu để giải quyết nhiều việc lớn của cá nhân, gia đình, dòng họ và buôn làng. Trâu còn được sử dụng làm vật hiến sinh để thể hiện lòng tôn kính, biết ơn giữa con người với thế giới thần linh; tin rằng hồn trâu, thần trâu luôn ở bên cạnh và mang lại may mắn cho gia đình, cộng đồng…
Trong lễ ướm hỏi, người mai mối của nhà trai đem theo hai ống lồ ô đựng măng chua và da trâu thái nhỏ. Nếu gia đình nhà gái nhận, nghĩa là đã ưng thuận. Còn với lễ ăn hỏi, trong các lễ vật nhà trai mang đến nhà gái thường phải có 20-30 ống măng chua và da trâu muối.
Dân tộc MƯỜNG
Trước Tết vài ngày, người Mường chuẩn bị sẵn mõ để qua giao thừa đốt đuốc đi gọi vía trâu. Họ tin đó là cách trả ơn vật nuôi trung thành đã vất vả giúp gia đình cày ruộng. Họ cũng treo bánh ống lên các dụng cụ sản xuất như cày, bừa, sào, đòn gánh… để mời “những người bạn đồng hành” này về ăn Tết với gia đình, với quan niệm con trâu hay cái cày cũng đều cần được nghỉ Tết sau một năm làm việc trên đồng.
Dân tộc PHÙ LÁ
Dân tộc Phù Lá coi trâu là thủy tổ của mình với truyền thuyết rằng, xa xưa, ông tổ người Phù Lá mồ côi từ rất sớm, may nhờ có trâu cho bú nên đã sống được và trưởng thành. Chính từ quan niệm ấy, con cháu họ về sau kiêng ăn thịt trâu để tỏ lòng biết ơn.
Dân tộc SÁN CHAY
Ngôi nhà của người Sán Chay có mô hình phỏng theo con trâu thân thuộc của họ: 4 cột ở giữa là 4 chân, rui mè là xương sườn, đòn nóc là sống lưng… Thùng cám được đặt ngay chân cột chính, cạnh cửa ra vào chính là dạ dày của trâu thần, người và gia súc nương bám vào đó mà sống (bởi vậy đây là chỗ linh thiêng trong nhà, là nơi thờ thần nuôi của gia đình).
Dân tộc S’TIÊNG
Khi kinh tế khá giả, một gia đình có thể mời một gia đình khác trong họ, hàng xóm hoặc thông gia tổ chức lễ “quay đầu trâu”. Nguyên liệu gồm 2 con trâu to béo được lựa chọn và nuôi từ trước, 2 con lợn, một đàn gà, nhiều rượu, gạo nếp, gạo tẻ…
Ngày lễ hội, một cây nêu cầu kỳ được dựng, cạnh đó chôn các cọc cột trâu chắc chắn. Trâu được dắt tới, buộc chặt vào các cọc. Mọi người tập trung xung quanh và nhảy múa theo nhịp cồng chiêng. Gia chủ bắt đầu các lễ cúng thần linh theo nghi thức của người S’tiêng, rồi cầm cây xà gạc (một loại dao) chặt mạnh 2 chân sau để trâu ngã quỳ trước cây nêu… Giết trâu xong, đầu trâu được cắt ra, đặt dưới gốc cây nêu để cúng dâng các vị thần. Còn thân trâu được mổ moi, làm thịt và chế biến cùng các nguyên liệu khác thành những món ăn độc đáo. Hoạt động vui chơi, ăn uống trong lễ hội có thể kéo dài mấy ngày liền.
Dân tộc TÀY
Dân tộc Tày đầu năm có tục “hát vài xuân” (“vài” theo tiếng Tày có nghĩa là con trâu). Người hát rong nghèo khổ vào dịp Tết đến đứng trước mỗi nhà cất lời hát chúc mừng năm mới tốt lành và nhất là hát chúc mừng con trâu mùa xuân, vừa hát vừa dán lên cánh cổng ra vào tờ tranh nền đỏ, khổ bằng bàn tay, có hình một con trâu béo khỏe, bên cạnh là dòng chữ “tân niên đại cát”. Chủ nhà thích thú lắng nghe từ đầu đến cuối, dứt bài hát liền chạy ra biếu người hát rong một cái bánh chưng, vài phong bánh khảo hoặc một món tiền trong phong bao giấy đỏ.
Dân tộc THÁI
Trâu giữ vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống kinh tế với câu tục ngữ “Con trâu là cái nền nhà” (Tô quai tại hương). Trâu cũng được sử dụng vào mục đích tín ngưỡng, tôn giáo, là lễ vật cúng tế trong đám tang nhà giàu, chức dịch hoặc bậc cao niên và nhất là các dịp cúng bản cúng mường để tạ ơn trời đất, cầu an cho dân. Ngày Tết, trâu được ăn bánh chưng, lá dong…
Người Thái Mường Lò ở Văn Chấn (Yên Bái) còn có tục cúng vía trâu: lễ cúng được tổ chức trang trọng vào sáng sớm Tết “xíp xí”, tức ngày 14 tháng Bảy âm lịch (ngày 14 tháng Giêng theo lịch của người Thái cổ). Sáng sớm, trẻ em đưa trâu đi tắm rửa sạch sẽ. Người nhà chuẩn bị một mâm lễ vật gồm: Một con gà nhỏ luộc chín, một bát cơm, một bát gạo, một đĩa muối, nhiều nến, nhang và số chén rượu bằng số trâu của gia đình. Bà mo khấn xong rồi đổ rượu, xoa muối vào đầu trâu, bón cơm, thịt gà, cỏ non cho trâu nái trước khi bón cho những con trâu khác. Mọi người vui chơi và cho trâu ăn uống, vuốt ve, vỗ về trâu.
Dân tộc XƠ ĐĂNG
Trâu được dùng để dẫm ruộng trước khi đi cày. Cả làng nhốt trâu chung một chuồng. Cửa chuồng được trang trí đẹp, giữa chuồng có trồng cây nêu cao vút và gắn nhiều vật thiêng. Tháng 2 dương lịch mở đầu năm mới với lễ cúng trâu. Mỗi năm, chuồng được thay một lần và lễ cúng trâu tổ chức trong dịp này. Mọi người dự lễ đều cầu mong những điều tốt lành cho làng, cầu cho trâu được khỏe mạnh, sinh con đàn cháu đống. Tiếp đó là nghi thức 5, 7 hoặc 9 người cùng rút gióng thả trâu ra khỏi chuồng mới.
Đối với nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam, còn có chung những phong tục lạ liên quan đến trâu. Chẳng hạn, phụ nữ Dao, Gia Rai, Pà Thẻn khi có thai đều kiêng bước qua dây buộc trâu, vì họ sợ làm vậy sẽ đẻ khó. Đa số các dân tộc ở Tây Nguyên đều có tục đâm trâu độc đáo trong lễ cắt việc (mơ tloh bróa) dành riêng cho người con trai tuổi trưởng thành (từ 18 đến 20 tuổi) nhằm chính thức công nhận từ đây anh ta là thành viên của cộng đồng, đảm lãnh nghĩa vụ và quyền lợi bình đẳng như mọi thành viên khác. Các dân tộc ở Tây Nguyên cũng coi trâu là một trong những tài sản giá trị, dùng để phân định mức độ giàu nghèo của từng gia đình và là đại lượng để mua bán trao đổi các vật quý hiếm (ví dụ, có chiếc ché hoặc bộ cồng chiêng phải đổi bằng hàng chục con trâu).
Sơn Hà (sưu tầm)
-
Độc đáo lễ cưới truyền thống của dân tộc M’nông
-
Lễ kỷ niệm 995 năm Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ
-
Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2023
-
Tôn nghiêm lễ Tế tổ Bách Nghệ và tôn vinh nghề truyền thống Việt
- Lễ hội Đền Đô tái hiện thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc
- Ra mắt làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo, Kon Tum
- Ngày hội Thống nhất non sông tại Hiền Lương - Bến Hải
- Triển lãm ảnh 'Tự hào một dải biên cương'
- Kỷ niệm 1055 năm Nhà nước Đại Cồ Việt và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2023
- Giỗ Tổ Hùng Vương 2023: Độc đáo Lễ rước kiệu từ các xã vùng ven
- Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu năm 2023
-
Rào cản trên đường đến 1.000 tỷ USD của kinh tế số Đông Nam ÁKinh tế số Đông Nam Á có nhiều thuận lợi để phát triển như dân số trẻ, thành thạo công nghệ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khoảng cách kỹ thuật số giữa các quốc gia cũng như trong cùng một nước.
-
Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao vùng vải thiều Thanh HàNgày 1/6, trong chuyến thăm vùng vải thiều Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, đại diện doanh nghiệp Nhật Bản đã trực tiếp trò chuyện với người nông dân, thưởng thức vải chín tại vườn và ghé thăm cây vải tổ. Các vị khách đến từ thị trường vốn được đánh giá là khó tính đã bày tỏ sự ngạc nhiên và dành lời khen ngợi đối với vùng trồng vải rộng lớn, nhất là ấn tượng với chất lượng thơm ngon của quả vải Thanh Hà.
-
Khai mạc Tuần lễ mận, nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023(Tapchinongthonmoi.vn) Tối 1/6, tại Trung tâm thương mại Big C Thăng Long, Hà Nội diễn ra Lễ khai mạc Tuần lễ mận và nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023; ký kết đưa trái Mận hậu Sơn La trên các chuyến bay VietNam Airlines năm 2023.
-
Lạng Sơn: Nông dân trồng ớt được mùa “kép”(Tapchinongthonmoi.vn) - Với giá bán trung bình từ 30.000-40.000 đồng/kg, những người trồng ớt ở Lạng Sơn không khỏi vui vừng vì ớt thu hoạch năm nay vừa được mùa lại được giá.
-
Vấn đề Tổ hợp tác như là tổ chức tiền Hợp tác xã(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhìn chung, bản dự thảo Luật HTX (sửa đổi) 2023 đã được dự thảo khá công phu, nhìn chung phù hợp tình hình phát triển HTX của Việt Nam tuy nhiên còn một số góp ý liên quan đến chương IX Tổ hợp tác (THT).
-
Kiểm tra chiến dịch bổ sung vitamin A cho hàng nghìn trẻ tại Hà NộiNgày 1/6, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Đào Hồng Lan làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác tổ chức chiến dịch đợt 1 bổ sung vitamin A cho hơn 392.000 trẻ tại Hà Nội. Dự kiến, cả nước có hơn 6 triệu trẻ sẽ được bổ sung vitamin A đợt này.
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ vấn đề lập dự toán ngân sáchBộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã phát biểu trước Quốc hội làm rõ các vấn đề liên quan đến lập dự toán ngân sách, đến chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, đến số tồn dư ngân sách, quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, kinh phí cho chương trình tiêm chủng…
-
Nhiều mô hình phòng tránh đuối nước cho trẻVừa mới đầu Hè, nhiều nơi đã liên tục xảy ra đuối nước trẻ em. Từ năm 2022 đến nay, tại tỉnh Quảng Trị, 25 trẻ em tử vong do đuối nước. Trong tổng số trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích thì tỷ lệ trẻ em bị tai nạn đuối nước chiếm hơn 50%. Tỉnh Quảng Trị đang triển khai nhiều mô hình, giải pháp giúp giảm nguy cơ đuối nước.
-
Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được cung cấp cả bản điện tửTừ 1/6, kết quả của các hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được cung cấp đồng thời cả bản điện tử có đầy đủ giá trị pháp lý cho người dân, doanh nghiệp.
-
Triển khai các biện pháp cấp bách giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu biên giới phía BắcThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 492/CĐ-TTg ngày 31/5/2023 về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách nhằm giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
-
1 Ấn tượng về “nữ thủ lĩnh” Xuân Lộc
-
2 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
3 Nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao được thực hiện đồng bộ
-
4 Dưa hấu Xuân Hồng – vị ngọt kết tinh từ nắng miền Trung
-
5 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"