Độc đáo cây hoa báo hiếu
Biểu tượng thiêng liêng của người Tày, Nùng nơi rẻo cao phía Bắc
Cây hoa báo hiếu là một biểu tượng thiêng liêng, ý nghĩa trong cuộc sống tâm linh của người Tày, Nùng ở Cao Bằng. Khi trong gia đình có người mất, con cháu sẽ làm cây hoa báo hiếu để tưởng nhớ và thể hiện tình cảm với người đã khuất. Đây là một trong những phong tục độc đáo mà dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng vẫn gìn giữ đến ngày nay.
Cây hoa báo hiếu thường được làm bằng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, và được làm thủ công. Một cây hoa báo hiếu bao gồm các nguyên liệu chính là: Tre, dây thép, dây chỉ, giấy màu và bột hồ. Một cây hoa báo hiếu gồm có ba tầng tượng trưng cho vòng đời của con người, đó là sinh ra, lớn lên và chết đi. Tầng một của cây hoa báo hiếu là mâm đế chân hoa, được làm khá chắc chắn bằng một miếng gỗ vuông tầm 25 - 30cm, ngày nay, miếng gỗ này đã được thay thế bằng các vật liệu nhẹ và dễ di chuyển hơn, đó là bìa các - tông hoặc giấy đề can.
Vì là tầng đế dưới cùng, nên người Tày, Nùng quan niệm đây là tầng biểu thị cho nguồn cội, gốc rễ. Tầng hai là thân hoa với nhiều bông hoa giấy, chim muông màu sắc sặc sỡ kết thành từng dây, treo xung quanh thân hoa. Đây là tầng tái hiện cuộc sống sung túc, hòa hợp khi còn sống của mỗi người. Tầng trên cùng thường được dán giấy đỏ, cắt vẽ những hình thù về mặt trời và mặt trăng, thể hiện khát vọng sống của mỗi con người.
Thông qua cây hoa báo hiếu, mỗi người lại có cách biểu đạt tình cảm riêng đối với người đã khuất. Tùy vào từng vùng miền mà những họa tiết trên thân cây hoa sẽ được biến tấu để phù hợp với tín ngưỡng và phong tục.
Người Tày, Nùng ở Cao Bằng thì thường có ba loại cây hoa báo hiếu là: Cây hoa, cây hương và cây mâm cỗ. Cây hoa báo hiếu trong đám tang của người Tày, Nùng thường phân theo tầng lớp con cái, cháu chắt, anh em họ hàng nội, ngoại… Tùy theo cấp bậc, vai vế trong gia đình mà cây hoa sẽ có hình dáng to nhỏ, số vòng, dây hoa khác nhau. Cây hoa của con cả được làm cao, to hơn của các em.
Đối với con trai, con dâu cây hoa báo hiếu là loại cây mâm cỗ. Cây mâm cỗ gồm có 2 tầng hoa, 19 bông hoa kết lại với nhau thành 9 sợi dây được xâu lại vào treo xung quanh thân cây. Cây mâm cỗ có ý nghĩa là sự đền đáp, báo hiếu, lòng kính trọng của con trai và con dâu đối với cha mẹ, cảm ơn công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, để cầu xin phúc xin lộc của cha mẹ để lại cho con cháu.
Đối với con gái, con rể cây hoa báo hiếu gồm có hai loại là cây hoa và cây hương. Cây hoa và cây hương mỗi cây gồm có 3 tầng chính, biểu thị cho vòng đời của một con người. Cây hương thì phức tạp hơn, mỗi cây hương gồm có 120 thẻ hương, mỗi thẻ được quấn cầu kì bởi giấy màu sặc sỡ, bốn góc của cây sẽ là 4 xâu hoa, mỗi xâu gồm 12 bông hoa. Khác với cây hương, cây hoa chỉ được làm bằng hoa giấy đủ sắc màu. Mỗi cây gồm 24 dây hoa được xâu theo thứ tự khác nhau, tầng một là 11 bông, tầng hai 7 bông và tầng ba là 6 bông hoa.
Trong đám ma của người Tày, Nùng, đêm cuối trước khi ra đồng sẽ là đêm tiến hành các nghi lễ giao hoa cho người chết nhận. Những cây hoa sẽ được đưa vào làm lễ theo từng tuần và thứ tự con trai, con dâu làm lễ trước, đến hoa con gái, con rể, cuối cùng hoa của cháu ruột, họ hàng. Khi đưa tang, tất cả những cây hoa đều được con cháu trong gia đình cầm theo. Cây hoa sẽ đi trước quan tài. Sau khi làm lễ và hoàn tất thủ tục cuối cùng, tất cả sẽ được hóa thành tro.
Phong tục làm cây hoa báo hiếu của người Tày, Nùng ở Cao Bằng chính là một trong những nét văn hóa độc đáo vẫn được người dân gìn giữ, bảo tồn đến ngày nay.
Duy trì nét văn hóa độc đáo trên quê mới Tây Nguyên
Xã Cư M’gar (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) hiện có 81 hộ dân tộc Tày sinh sống chủ yếu ở các thôn 2, 3, 5 và 7. Phần lớn người Tày đều di chuyển từ Cao Bằng vào xã Cư M’gar lập nghiệp từ năm 1990. Anh Y Thôn Niê, cán bộ văn hóa xã Cư M’gar cho biết: “Qua nhiều năm sinh sống tại đây, người Tày vẫn giữ được nhiều phong tục độc đáo, trong đó có Lễ hội Lồng tồng được tổ chức hằng năm vào dịp Tết Nguyên đán hay Lễ báo hiếu trong các đám tang với tín vật chủ đạo là cây hoa giấy. Trong đời sống tâm linh của người Tày, khi gia đình có người thân mất, con cháu trong nhà sẽ phải làm cây hoa giấy để báo hiếu và làm tín vật đưa đường cho người thân sang thế giới bên kia. Tục lệ này đã trở thành nét văn hóa ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người Tày, đến nay vẫn không hề thay đổi”.
Ông Lý Văn Mào, một già làng người Tày có uy tín ở thôn 5 cho biết, cây hoa báo hiếu chỉ xuất hiện trong văn hóa tang ma. Người Tày thường gọi cây hoa này là “co zọoc”. Khi di cư vào Đắk Lắk, phong tục làm cây hoa báo hiếu trong đám tang đã có nhiều thay đổi. Việc làm hoa báo hiếu chỉ bắt buộc với con gái, còn con trai có thể làm hoặc không làm.
“Người Tày quan niệm con trai là người ở với cha mẹ và phụng dưỡng họ, còn con gái lớn lên phải gả chồng nên khi cha mẹ nằm xuống là cơ hội để thể hiện tấm lòng hiếu kính qua cây hoa. Người Tày ở xã Cư M’gar cũng không còn giữ quan niệm nhất thiết phải tự tay làm cây hoa báo hiếu mà có thể mua hoặc nhờ làm giúp nếu không có đủ thời gian. Cây hoa của chị cả phải cao, to hơn của các em, số dây trên mỗi tầng phải hơn 13. Con trai nếu có làm cây hoa thì cũng đơn giản, ít hoa hòe hơn, ít tầng hoa hơn con gái. Ngoài lễ vật bắt buộc là cây hoa giấy, người con gái còn chuẩn bị một mâm cỗ gồm: Bánh giày, một con lợn hoặc gà để cúng cho người mất” - ông Mào cho biết thêm.
Trong tất các các đám tang của người Tày ở Cư M’gar đều có sự hiện diện của cây hoa báo hiếu, đặc biệt là những gia đình có con gái. Cây hoa sẽ trở thành tín vật linh thiêng và quan trọng để đưa người mất qua thế giới bên kia được suôn sẻ. Với người Tày, ai nằm xuống mà không có cây hoa trong đám tang sẽ bị coi là vô phúc.
-
Đặc sắc đêm lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer Trà Vinh -
Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Giàu sức hút, đậm đà bản sắc -
Mô hình CLB dân ca tại Cao Bằng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa -
Festival Hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong 1 tháng, hướng tới quy mô quốc gia và quốc tế
- UNESCO đánh giá cao quyết tâm của Ninh Bình trong phát huy giá trị di sản
- Yên Thế đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đặc trưng
- Trưng bày “Tinh hoa cổ vật Xứ Đông” và công bố bảo vật Quốc gia từ thời Trần
- Nông dân miền núi Nghệ An tổ chức chợ phiên truyền thống mừng Ngày Thành lập Hội
- Độc đáo Ngày hội Văn hóa các dân tộc 'Thành phố Hoa Đào'
- Hà Nội tổ chức “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại Hồ Hoàn Kiếm vào sáng 6/10
- Giữ gìn điệu khèn Mông trên cao nguyên đá Tủa Chùa
-
Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc giaTỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, xây dựng và phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
-
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá và báo chíĐó là đề nghị của ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tại Hội nghị “Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2024” tổ chức ngày 21/11/2024 tại Hà Nội.
-
Cách trồng chuối Laba cho năng suất caoChuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
-
Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyệnỦy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
-
“Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
-
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAPTháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
-
Đổi mới trên quê hương Nho QuanLà một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".
-
Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển(Tapchinongthonmoi.vn) - Bằng nhiều giải pháp thiết thực như: Đào tạo, bồi dưỡng; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; chuyển giao công nghệ, khoa học; tiếp cận vốn… Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Hưng Yên đã và đang trở thành “bà đỡ” cho kinh tế tập thể ở Hưng Yên ngày một phát triển.
-
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa DominicaTừ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Dominica đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
-
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-MalaysiaTrong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh