Đồng chí Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam
Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Võ Chí Công (7/8/1912- 7/8/2022), sáng ngày (6/8), tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: "Đồng chí Võ Chí Công - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Quảng Nam”.
Chủ trì Hội thảo có các ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam; ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Nam; Thành ủy Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Quân khu V, đại diện thân nhân gia đình đồng chí Võ Chí Công, cùng đông đảo các đại biểu, nhà khoa học ở Trung ương và địa phương.
Hơn 40 tham luận tại Hội thảo tập trung làm sáng tỏ 4 nội dung chủ yếu. Đó là đồng chí Võ Chí Công - Người cộng sản kiên trung, một cán bộ tài năng của Đảng trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; Đồng chí Võ Chí Công - tấm gương đạo đức cách mạng cao đẹp, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đồng chí Võ Chí Công - Người con ưu tú của quê hương Quảng Nam.
Đồng chí Võ Chí Công tên khai sinh là Võ Toàn (bí danh Xuân, Năm Công), sinh ngày 7/8/1912, trong một dòng tộc giàu truyền thống yêu nước và cách mạng tại làng Khương Mỹ, tổng Phú Quý, phủ Tam Kỳ, nay thuộc xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Sớm tham gia cách mạng, tháng 5/1935, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, được cử làm Bí thư Chi bộ Mỹ Sơn, sau đó được bầu làm Bí thư Phủ ủy Tam Kỳ (tháng 1/1940), Ủy viên Xứ ủy Trung Kỳ (tháng 10/1941), Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam (tháng 12/1942).
Giữa năm 1943, đồng chí Võ Chí Công bị thực dân Pháp bắt, kết án khổ sai chung thân, sau giảm xuống 25 năm tù và đưa đi giam cầm ở nhà lao Hội An, rồi bị chuyển lên nhà đày Buôn Ma Thuột.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp, đồng chí được trả tự do và tham gia Ủy ban Khởi nghĩa của tỉnh, lãnh đạo nhân dân giành chính quyền một cách nhanh chóng ở Quảng Nam - Đà Nẵng.
Sau Cách mạng Tháng 8/1945, đồng chí Võ Chí Công là một trong những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Quảng Nam và Liên khu V trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Năm 1952, đồng chí trở về làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam- Đà Nẵng. Giai đoạn này, đồng chí tập trung lãnh đạo công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và lực lượng vũ trang của tỉnh và Liên Khu V; chia lửa với chiến trường Điện Biên Phủ, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng chí Võ Chí Công được giao giữ các cương vị, trọng trách như: Phó Bí thư và Bí thư Liên Khu ủy V (1954-1960); Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam (1961- 1965); Phó Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam; Bí thư Khu ủy V (1964- 1975),…
Đồng chí đã lãnh đạo quân và dân miền Nam, đặc biệt là ở Liên Khu V từng bước đánh bại các chiến lược: “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh”, chỉ đạo giải phóng các tỉnh Trung Bộ, đặc biệt là Đà Nẵng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đất nước hòa bình, thống nhất, đồng chí Võ Chí Công giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Kiêm Bộ trưởng Bộ Hải sản; sau đó là Phó Thủ tướng phụ trách khối Công- Nông- Ngư nghiệp. Năm 1978, đồng chí làm Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Trưởng Ban Cải tạo nông nghiệp miền Nam.
Tại Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986), đồng chí Võ Chí Công tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và được được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa VIII (1987). Dưới sự chỉ đạo của đồng chí, Hội đồng Nhà nước đã xem xét và công bố những bộ luật quan trọng như: Luật Đất đai, Luật Thuế xuất khẩu, Luật Đầu tư nước ngoài…
Trên cương vị Chủ tịch Ủy ban sửa đổi Hiến pháp, đồng chí chỉ đạo xây dựng Hiến pháp mới và được Kỳ họp thứ XI Quốc hội khóa VIII đã nhất trí thông qua, trở thành Hiến pháp năm 1992 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên hội nhập và phát triển.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh: “Đồng chí Võ Chí Công là người lãnh đạo luôn sống giản dị, khiêm tốn, gần gũi, thủy chung son sắt với đồng bào đồng chí. Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí là tấm gương đạo đức sáng ngời để lại cho thế hệ sau nhiều bài học có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đó là bài học về không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Đó là bài học về lòng yêu nước, tính kiên định và lòng trung thành vô hạn với lý tưởng cách mạng. Đó là bài học về dân là gốc”.
Ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết, Hội thảo là hoạt động thiết thực kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Võ Chí Công (7/8/1912- 7/8/2022), là dịp để ôn lại cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi, phong phú, tôn vinh những cống hiến to lớn của đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam. Đây cũng là dịp để cán bộ, đảng viên và nhân dân bày tỏ sự tri ân sâu sắc đối với đồng chí Võ Chí Công, Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Quảng Nam.
Ông Phan Việt Cường nhấn mạnh, học tập theo tấm gương đồng chí Võ Chí Công, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Quảng Nam không ngừng nỗ lực, vươn lên trong phát triển kinh tế xã hội, dần trở thành tỉnh khá ở khu vực.
Tối nay, tại Hội trường Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Nam sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công.
Theo VOV
-
Nâng cao hiệu quả thông tin dự báo, cảnh báo để vận hành hiệu quả và an toàn hồ chứa -
Tinh gọn bộ máy: Làm lợi cho nhân dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế -
Kỳ vọng chỉ đạo của Tổng Bí thư về tinh gọn bộ máy sẽ tạo đột phá -
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu từ cấp chi bộ đến Trung ương
- Đoàn kết, vững lòng tin vào Đảng, Chính phủ để vượt qua siêu bão Yagi
- Trí tuệ nhân tạo giúp tối ưu hoá sản xuất nông nghiệp
- Ứng dụng AI - Cơ hội phát triển nông nghiệp nhanh, bền vững
- Thiêng liêng hai tiếng Việt Nam
- Phát triển chuỗi giá trị hiệu quả, bền vững để nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản
- 'Có biểu hiện của lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong xây dựng văn bản pháp luật'
- Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Thương hiệu là niềm tin của người tiêu dùng
-
Nghệ An: Các cấp Hội cần tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, cách làm hiệu quả, kết quả ấn tượngSáng ngày 22/11, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, lắng nghe và nắm bắt tình hình công tác Hội và phong trào nông dân tại tỉnh Nghệ An năm 2024.
-
“Nông dân chính là tương lai của chúng ta”Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
-
Công dụng thần kỳ của nước gừng tươi trong việc giảm cholesterol, giảm cânGừng, một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, đang trở nên phổ biến vì nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm buồn nôn, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol, thậm chí giúp giảm đau đầu.
-
Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc giaTỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, xây dựng và phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
-
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá và báo chíĐó là đề nghị của ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tại Hội nghị “Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2024” tổ chức ngày 21/11/2024 tại Hà Nội.
-
Cách trồng chuối Laba cho năng suất caoChuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
-
Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyệnỦy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
-
“Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
-
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAPTháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
-
Đổi mới trên quê hương Nho QuanLà một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh