
Ở xã Quài Nưa (huyện Tuần Giáo, Điện Biên) người dân khi nhắc đến ông Quàng Văn Thủy (Chủ tịch Hội ND xã) đều tỏ lòng quý trọng. Ông Thủy là người đi tiên phong trong nuôi bò nhốt chuồng và vận động người dân áp dụng mô hình này. Từ bỏ lối chăn thả, người dân đã biết làm chuồng, trồng cỏ để đàn trâu, bò ngày càng phát triển, kinh tế khấm khá hơn… Từ đói nghèo, Quài Nưa đã trở thành mô hình điểm về phát triển kinh tế.

Tư duy sản xuất mới
Xã Quài Nưa có 1.010 hội viên nông dân, sinh hoạt tại 12 Chi hội. Là một trong những địa bàn khó khăn của tỉnh Điện Biên, người dân Quài Nưa bao năm đối mặt với đói, nghèo. Kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp, nhưng tư duy lạc hậu trói buộc khiến thu nhập bấp bênh, đói nghèo đeo đẳng. Tuy nhiên, những năm gần đây, kinh tế nông nghiệp ở Quài Nưa đã khởi sắc nhờ mô hình nuôi gia súc nhốt chuồng.
Ông Quàng Văn Thủy, Chủ tịch Hội ND xã Quài Nưa cho biết: Hiện nay, xã có trên 80% hộ sống bằng nghề nông nghiệp và chăn nuôi. Thời gian qua, Hội ND xã đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển sang mô hình trồng cỏ, chăn nuôi nhốt gia súc đem lại nhiều khả quan. Người dân đã chủ động nguồn thức ăn, kiểm soát được nguồn dịch bệnh, trâu, bò không phá nương…
Mô hình trồng cỏ, nuôi bò nhốt chuồng ở xã Quài Nưa được triển khai từ năm 2017. Để mô hình phát triển tốt, Hội ND xã đã cử hội viên tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn áp dụng khoa học kĩ thuật vào trồng cỏ, chăn nuôi. Từ Quỹ hỗ trợ ND, từ nguồn vay Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, nhiều hộ đã mạnh dạn vay vốn mua trâu, bò về nuôi và mua giống cỏ về trồng.
Gia đình anh Lường Văn Nghĩa, bản Giáng, xã Quài Nưa trước đây là hộ nghèo. Nhờ trồng cỏ và nuôi bò sinh sản, nay gia đình anh đã thoát nghèo. Anh Nghĩa chia sẻ: Năm 2017, tôi vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để mua bò và trồng 2.000m2 cỏ. Đến nay, bò đã sinh sản được 7 con, mỗi năm đẻ được từ 1 – 2 bê con, bò tôi nuôi nhốt nên dễ kiểm soát được dịch bệnh. Nhờ trồng cỏ nên tôi chủ động được nguyên liệu, bò cho ăn đầy đủ sẽ phát triển nhanh, sinh sản tốt. Hơn nữa, giống cỏ trồng có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn cỏ tự nhiên. Khi trâu, bò không ăn hết tôi có thể thu hoạch để ủ làm thức ăn cho mùa Đông.
Hiện nay, mô hình trồng cỏ, nuôi bò nhốt chuồng ở xã Quài Nưa đã được nhân rộng tới 100 hộ gia đình, chủ yếu ở bản Giáng, Bó Giáng trồng với diện tích hơn 30ha. Trong đó, nhiều hộ trồng trên 1,5ha, như gia đình ông Quàng Văn Lợi, Quàng Văn Thương, Quàng Văn Thủy ở bản Giáng…
Từ hiệu quả của mô hình trồng cỏ, nuôi bò nhốt chuồng, thời gian tới, Hội ND xã tiếp tục tạo điều kiện để hội viên tham gia các lớp tập huấn về kĩ thuật chăm sóc, chăn nuôi, cách ủ cỏ làm thức ăn. Tiếp tục nhân rộng và vận động người dân chuyển đổi một số diện tích trồng cây kém hiệu quả sang trồng cỏ nuôi trâu bò, từng bước nâng cao chất lượng đàn bò và tăng thu nhập cho các hộ dân.

Dấu ấn người truyền lửa
Những đổi thay ở Quài Nưa hôm nay có dấu ấn của những người cán bộ Hội ND, trong đó điển hình là ông Quàng Văn Thủy – Chủ tịch Hội ND xã. Ông Thủy bảo: “Cán bộ thì cũng xuất phát từ dân mà ra. Để được dân thương mến phải luôn lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của dân; tích cực về cơ sở với bà con. Nhất là cán bộ Hội ND thì càng phải tích cực học hỏi, tìm hiểu cách làm hay, mô hình sáng tạo, hiệu quả để về ứng dụng vào thực tiễn địa phương mình”.
Chia sẻ về những kinh nghiệm để thúc đẩy phong trào ở địa phương, ông Thủy cho biết: Tôi luôn cố gắng đổi mới cách làm việc, tích cực đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo, cùng với nông dân xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), kinh tế nông – lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản… phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương; nhất là giúp người dân có thêm tư liệu, phương thức sản xuất mới, góp phần đẩy lùi đói nghèo.
Từ những nỗ lực của các cấp Hội đã tạo nên bước chuyển biến ngoạn mục ở Quài Nưa. Là xã thuần nông, hình thức sản xuất kinh doanh ở Quài Nưa vẫn chủ yếu mang tính cá thể, chưa có sự liên kết giữa các hộ với nhau. Sản xuất, kinh doanh cùng chung một loại sản phẩm, chưa phân kỳ, phân khúc đầu ra nên dẫn tới tình trạng “được mùa mất giá, được giá thì mất mùa”. Vì thế, trên cương vị của mình, ông Thủy đã cùng tập thể Ban Chấp hành Hội ND xã chỉ đạo các cơ sở hội đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức các buổi sinh hoạt chi hội kết hợp họp bàn, tuyên truyền, nêu gương, lấy kết quả từ những mô hình kinh tế hay, cách làm hiệu quả… để người dân hiểu, đồng thuận cùng tham gia thành lập các nhóm sở thích, tổ hội nghề nghiệp và HTX nông nghiệp.
Đến nay, xã Quài Nưa đã thành lập được 3 Chi tổ hội nghề nghiệp, 3 nhóm sở thích chăn nuôi, 2 HTX. Trong đó, HTX chăn nuôi đại gia súc, HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ giống nông – lâm nghiệp, 24 nhóm hộ trồng cây ăn quả… Các mô hình kinh tế tập thể đi vào hoạt động ổn định và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Thủy và Hội ND xã còn tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Ông luôn đi sâu, đi sát cơ sở, kịp thời chỉ đạo các chi hội bám sát tình hình thực tiễn và nguyện vọng vay vốn của từng hội viên, lập hồ sơ vay vốn, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, phát triển kinh tế. Đến nay, Hội ND xã Quài Nưa đã nhận ủy thác và tín chấp vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội hơn 13 tỷ đồng; nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ ND 1 tỷ đồng.
Xác định “cán bộ nào phong trào đấy”, ngoài nhiệt tình, lăn xả với công tác Hội và phong trào nông dân, ông Quàng Văn Thủy còn đi đầu trong phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Để phát triển kinh tế, ông Thủy đã tham gia mô hình “HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ giống nông – lâm nghiệp”, đầu tư chăn nuôi trâu, bò vỗ béo theo hình thức nuôi nhốt. Với bản tính cần cù, sáng tạo, ông Thủy đã xây dựng chuồng trại khoa học, thoáng mát, sạch sẽ, trồng cỏ, chế biến thức ăn… ứng dụng khoa học công nghệ vào chăm sóc đàn vật nuôi. Hàng năm gia đình ông luôn đạt hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.
Năm 2020, xã Quài Nưa có 46 hộ đạt sản xuất kinh doanh giỏi các cấp (cấp tỉnh: 4 hộ; cấp huyện: 20 hộ, cấp cơ sở: 22 hộ). Qua đó, mở thêm cơ hội để người dân thoát nghèo, góp phần cùng với Đảng bộ, chính quyền xã đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm còn trên 25%, xã cán đích 17/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Bài, ảnh: Trình Bộ
-
Bắc Kạn: Đa dạng hình thức tuyên truyền bảo vệ môi trường
-
Hội Nông dân Nghệ An: Nhiều hoạt động thiết thực chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo
-
T.Ư Hội NDVN: Phát động kết nối, hỗ trợ tiêu thụ hành tím cho nông dân Sóc Trăng
- Nông dân miền núi đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa ngay từ đầu năm
- Nông dân đất Võ chung tay bảo vệ môi trường
- Tết trồng cây ở Hữu Lũng: Nô nức thi đua trồng thật nhiều cây, gây thêm nhiều rừng
- Phong trào “Viên gạch nông dân” ấm tình dân bản
- Lai Châu: Giúp nông dân nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường
- Hải Dương tổ chức Hội thi “Nông dân tìm hiểu kiến thức và pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường”
- Hội Nông dân Hà Tĩnh tăng cường tuyên truyền, vận động nông dân tham gia chuyển đổi số
-
Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam: Đào tạo nghề cho gần 10.000 học viên nông dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Trải qua 22 năm hình thành và phát triển, hiện nay Nhà trường có 03 khoa; 03 Phòng; 01 Trung tâm và 04 phân hiệu nằm ở các tỉnh, thành như Tuyên Quang, Nghệ An, Đà Nẵng, Long An. Từ khi thành lập đến nay Nhà trường đã đào tạo gần 10.000 học sinh, học viên có tay nghề, có khả năng đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
-
Trao giải cuộc thi “Vườn chuẩn nông thôn mới đẹp” tỉnh Nghệ An năm 2022(Tapchinongthonmoi.vn) - Qua các vòng chấm thi, Ban Tổ chức đã công nhận 16 vườn đạt giải, gồm 01 vườn đạt giải Nhất; 02 vườn đạt giải Nhì; 03 vườn đạt giải Ba; 10 vườn đạt giải Khuyến khích. Đồng thời, Ban Tổ chức đã lập tờ trình đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho các chủ hộ có vườn đạt giải Nhất, Nhì, Ba của cuộc thi.
-
Đưa hơn 500 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp vào diện theo dõi ở cấp tỉnhTheo báo cáo, từ khi thành lập đến nay, các Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh đã đưa 327 vụ án, 179 vụ việc trên địa bàn vào diện theo dõi, chỉ đạo.
-
Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản làm Bí thư Tỉnh ủy Ninh BìnhThay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã trao quyết định, tặng hoa và chúc mừng ông Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, tân Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020-2025.
-
Đào tạo nghề hướng đến giảm nghèo bền vững cho lao động nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập là một trong những trọng tâm hướng đến của Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam
-
Di sản Văn hóa Sa Huỳnh - Dấu tích ngàn xưaĐể phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh, tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể. Qua đó, xây dựng Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trở thành điểm đến hấp dẫn với nhiều giá trị văn hoá, lịch sử, biển, đảo độc đáo
-
Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tăng hơn 46% giá trịTheo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT, giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi trong tháng 3 năm 2023 ước đạt 47,4 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 3 tháng đầu năm 2023 đạt 114,9 triệu USD, tăng 46,5% so với cùng kỳ năm 2022.
-
Đại hội Hội Nông dân cấp cơ sở bám sát thực tiễn của hội viên nông dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Tính đến hết ngày 30/3 Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã cơ bản tổ chức thành công Đại hội Hội Nông dân cấp cơ sở. Sau thành công Đại hội cấp cơ sở, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, thành phố trên địa bàn để thực hiện tổ chức Đại hội Hội Nông dân cấp huyện theo đúng kế hoạch.
-
Quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để giảm nghèo(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 18/01/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
-
Thanh Hóa phát động nhiều hoạt động thi đua chào mừng Đại hội(Tapchinongthonmoi,vn) - Để chào mừng Đại hội Hội ND các cấp, Đại hội đại biểu Hội ND tỉnh lần thứ XI và tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội NDVN lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028, ngay từ tháng 1/2023 Hội ND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản phát động đợt thi đua chào mừng Đại hội.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh