Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Hình mẫu hóa giải “thẻ vàng” hải sản

00:21 27/07/2018 GMT+7

Hơn nửa năm qua, sau khi Liên minh Châu Âu (EU) công bố “giơ thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam Nhiều doanh nghiệp đã phần nào “thấm” do ảnh hưởng của việc xác nhận nguyên liệu khai thác.

Ông Nguyễn Thái Hiểu, PGĐ Cty TNHH Thịnh Hưng, khi EC rút thẻ vàng, tần xuất kiểm tra sản phẩm khi xuất qua EU đã tăng lên, dẫn đến phát sinh chi phí lưu kho và các chi phí khác. Từ đó làm gia tăng rủi ro, mất đi cơ hội mở rộng thị trường ở khu vực này.

Tăng cường liên kết đội tàu cá và doanh nghiệp

Cụ thể, mỗi lô hàng xuất sang thị trường này sẽ bị giữ lại khoảng 10 ngày để kiểm tra, và mỗi container sẽ chịu mức phí bến bãi là 200 USD/ 1 ngày, mất 10 ngày kiểm tra thì doanh nghiệp sẽ chịu khoảng 2.000 USD/mỗi container. Tổng chi phí phát sinh sau mỗi chuyến hàng xuất khẩu của doanh nghiệp đã đội lên khoảng 4-5% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu.

Ông Hiểu khuyến cáo ngư dân trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, không được đánh bắt bất hợp pháp, bởi không riêng DN Thịnh Hưng mà các DN khác cũng chỉ thu mua hải sản có nguồn gốc.

Thủy sản của Việt Nam vẫn còn 6 tháng để xóa bỏ “thẻ vàng”.

Hiện nay, Khánh Hòa đã có hơn 60 tàu cá xa bờ của Tổ hợp tác nghề cá Phước Đồng tham gia chuỗi liên kết với Công ty TNHH Thịnh Hưng trong khai thác, chế biến, tiêu thụ cá ngừ đại dương; hơn 30 tàu cá của Tổ hợp tác nghề cá Vĩnh Phước tham gia chuỗi liên kết với Công ty TNHH Tín Thịnh trong khai thác, chế biến, xuất khẩu cá ngừ sọc dưa.

“Việc hình thành chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và ngư dân trong khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ hải sản là vấn đề tất yếu cần được quan tâm. Từ đó có thể giải quyết được bài toán cốt lõi hiện nay trong nghề khai thác là truy suất nguồn gốc, nâng cao chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp xuất khẩu và cũng tăng thu nhập cho ngư dân” – ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng ban quản lý cảng cá Hòn Rớ nhìn nhận.

Giải pháp tổng thể

Ngoài ra, để góp phần lấy lại thẻ xanh từ Ủy ban Châu âu (EU), cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa xác định, trong thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Thủy sản và các cơ quan ban ngành để duy trì quyết liệt. Đồng bộ các giải pháp đã áp trong thời qua, nhất là tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền cho ngư dân không vi phạm vùng biển nước ngoài.

Ông Nguyễn Trọng Chánh, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản Khánh Hòa, cho biết: Trong thời gian tới, ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền, Chi cục sẽ tiếp tục nâng cấp các trạm bờ và gắn các thiết giám sát hành trình trên tàu cá của ngư dân, để đảm bảo việc giám sát 24/24h, việc thực hiện này sẽ được đơn vị hoàn thành trước ngày 30/10 tới.

Bên cạnh đó, công tác khai báo nhật ký khai thác của ngư dân cũng sẽ đơn vị quan tâm hơn, để nhằm thực hiện đúng theo quy định của EU đưa ra. Trong đó, chúng tôi khuyến khích ngư dân lắp đặt thiết bị khai báo điện tử để cho việc khai báo chính xác và dễ dàng hơn.