

Chuyển đổi số tích cực góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân
Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh xác định, chuyển đổi số làm cho người dân hưởng lợi từ dịch vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn; chuyển đổi số thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh; giảm chi phí sản xuất, kết nối thị trường thuận tiện, nhanh chóng… Chuyển đổi số tích cực góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân - một tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy, sau khi Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 3/6/2020 Phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết 05 về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Chương trình hành động số 07, đồng thời tập trung chỉ đạo các cấp Hội triển khai thực hiện Quyết định số 749 của Chính phủ và Nghị quyết số 05 của Tỉnh ủy.
Để thực hiện tốt Chương trình hành động, trước hết Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để hội viên, nông dân thấy rõ được lợi ích của chuyển đổi số; tổ chức ký kết chương trình phối hợp thực hiện chuyển đổi số với các ngành cấp tỉnh (như ký với Bưu điện tỉnh để đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử (Postmart.vn); chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, thành phố, thị xã chủ động phối hợp với các ngành, các cấp triển khai thực hiện chuyển đổi số; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tiếp thu các chủ trương về chuyển đổi số, hướng dẫn ứng dụng công nghệ số; thành lập các chi hội số làm điểm; vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, văn bằng bảo hộ nông sản và đưa các nông sản lên sàn thương mại điện tử…
Đến thời điểm hiện nay, các cấp Hội Nông dân Hà Tĩnh đã tổ chức được 576 buổi tuyên truyền cho gần 40.000 lượt hội viên, nông dân; thành lập được 16 chi hội số với 990 hội viên tham gia; vận động, tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng 1471 mô hình sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ số với 21.934 hội viên tham gia; có 65.591 hội viên, nông dân sử dụng điện thoại thông minh và cài đặt phần mềm ứng dụng công nghệ số. Đi đầu các hoạt động này là Hội Nông dân huyện Hương Sơn. Một số mô hình ứng dụng công nghệ số vào sản xuất do Hội Nông dân các cấp vận động, hỗ trợ lắp đặt đã mang lại hiệu quả tốt, như: Mô hình áp dụng hệ thống ủ nước mắm bằng năng lượng mặt trời tại cơ sở sản xuất nước mắm Nhất Ninh (xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh); mô hình Hệ sinh thái Nông nghiệp thông minh (Nextfarm) cho cây cam của gia đình ông Phạm Ngọc Thưởng (thôn Kim Lĩnh), ông Thái Vinh Quang (thôn Kim Tân), xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn… Là một trong hai người đầu tiên của huyện lắp đặt Hệ sinh thái Nông nghiệp thông minh cho vườn cam của gia đình, ông Phạm Ngọc Thưởng thôn Kim Lĩnh xã Kim Hoa cho chúng tôi biết: Mô hình này rất tiện lợi, ngồi ở đâu cũng có thể bấm nút trên điện thoại di động là biết được dinh dưỡng từng vùng trong đất trồng cam của gia đình, từ đó nơi nào cần tưới nước, nơi nào cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng. Mô hình này không những tiết kiệm được nhiều nhân công lao động tưới nước cho cam, tiết kiệm nước và phân bón mà còn cho cam sai quả, độ ngọt cao, vỏ cam sáng màu.
Bằng việc ứng dụng khoa học công nghệ, làm chủ quy trình sản xuất, không những các hộ nâng cao năng suất, sản lượng, mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm; góp phần tạo ra những sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao, hay đạt tiêu chuẩn chất lượng VietGAP. Có thể khẳng định, các cấp Hội Nông dân Hà Tĩnh đã và đang nỗ lực triển khai thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg chuyển đổi số, tích cực góp phần đưa Hà Tĩnh hiện nay trở thành 1 trong 14 tỉnh, thành phố trong cả nước đi đầu về kết nối cổng dịch vụ công quốc gia về dân cư.

Vận dụng sáng tạo, linh hoạt 5 thông điệp của Chính phủ
Để tiếp tục hỗ trợ nông dân áp dụng chuyển đổi số thời gian tới Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo các cấp Hội vận dụng sáng tạo, linh hoạt 5 thông điệp của Chính phủ về đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia trong thời gian tới được đưa ra vào ngày 10/10/2022, cùng với các nhiệm vụ giải pháp mà Nghị quyết 5 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đề ra, trong đó tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ: Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để cán bộ, hội viên, nông dân thấy rõ những lợi ích của chuyển đổi số; Huy động các nguồn lực để tổ chức các lớp đào tạo, hướng dẫn hội viên, nông dân ứng dụng công nghệ số; Đẩy mạnh kết nối với các doanh nghiệp, đơn vị để hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm sản xuất ứng dụng công nghệ số, từ đó nhân ra diện rộng; Vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp hỗ trợ hội viên, nông dân nghèo mua, lắp đặt các thiết bị ứng dụng công nghệ số, như lắp đặt Wifi, điện thoại thông minh…
Chuyển đổi số trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu, là “chìa khóa” cho phát triển bền vững ngành Nông nghiệp Việt Nam và con đường làm giàu từ nông nghiệp của nông dân. Tuy thế, để chủ trương chuyển đổi số đến được với đa số nông dân cả nước nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, còn nhiều vấn đề khó khăn. Đó là: đa phần hội viên nông dân không có máy tính, chưa có điện thoại thông minh và không biết sử dụng các ứng dụng của điện thoại thông minh; đối với những người đã có điện thoại thông minh thì hơn một nửa chưa có 3G, 4G, Wifi…
Do đó, để thực hiện tốt một trong ba đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 do Đại hội XIII của Đảng đề ra là: “Phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh”, cùng Chương trình Chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ, thì nhà nước và các địa phương cần có chính sách hỗ trợ hạ tầng số cho vùng nông thôn, đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn về kinh tế - xã hội, để tất cả mọi người dân đều được tiếp cận bình đẳng với môi trường số. Đồng thời có chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo ứng dụng công nghệ số (ví dụ như hỗ trợ mua điện thoại thông minh, lắp đặt Wifi…). Bên cạnh đó, các cấp Hội, nhất là T.Ư Hội NDVN huy động các nguồn lực hỗ trợ triển khai các mô hình liên kết ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp, liên kết chuỗi giá trị, công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ hậu cần hỗ trợ nông nghiệp... Đưa nhiệm vụ này trong chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của các cấp Hội.
- Vốn Quỹ kịp thời thúc đẩy phát triển kinh tế hộ
- Bắc Kạn: Đa dạng hình thức tuyên truyền bảo vệ môi trường
- Hội Nông dân Nghệ An: Nhiều hoạt động thiết thực chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp
- Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo
- T.Ư Hội NDVN: Phát động kết nối, hỗ trợ tiêu thụ hành tím cho nông dân Sóc Trăng
- Nông dân miền núi đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa ngay từ đầu năm
- Nông dân đất Võ chung tay bảo vệ môi trường
-
Bộ trưởng Tô Lâm: Không ai được giữ thẻ căn cước của dân, ngoại trừ phục vụ điều traViệc sử dụng thẻ căn cước sẽ được quy định rõ: Không cơ quan, đơn vị nào có quyền giữ thẻ của người dân, mà chỉ được sử dụng thông tin trong căn cước, ngoại trừ các cơ quan công an phục vụ cho điều tra.
-
Thủ tướng phát động phong trào cả nước thi đua xây dựng xã hội học tậpTheo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng ta phải chung sức, đồng lòng với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, tạo động lực, truyền cảm hứng để nhà nhà học tập, người người học tập, xã hội học tập, cả nước học tập, "chứng minh dân tộc ta, đất nước ta không thua kém bất cứ đất nước nào, dân tộc nào trên thế giới".
-
Cách cấp cứu ban đầu đúng cách với trẻ bị đuối nướcChỉ trong 6 ngày từ 30/5– 4/6/2023, khoa Điều trị tích cực Nội khoa, BV Nhi Trung ương đã tiếp nhận 7 trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch do đuối nước tại bể bơi và ao hồ. Trong đó, có 3 trẻ ngừng tim kéo dài và 4 trẻ suy hô hấp nguy kịch. Điều đáng nói, trong số 7 trẻ chỉ có duy nhất 1 trẻ được hồi sức ban đầu đúng cách.
-
Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh đối thoại với nông dânNgày 9/6, tại tỉnh Trà Vinh, UBND tỉnh Trà Vinh phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại giữ Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân tỉnh Trà Vinh năm 2023.
-
HND TP Tuyên Quang: Nhiều giải pháp thiết thực, sát với hội viên trong nhiệm kỳ mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong 2 ngày 08-09/6/2023, Ban Chấp hành Hội Nông dân thành phố Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang) đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Hội Nông dân thành phố lần thứ XII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
-
Trao giải Diên Hồng lần thứ nhấtLễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (giải Diên Hồng) lần thứ nhất-năm 2023 diễn ra trọng thể vào tối nay (9/6) tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt -Xô, Hà Nội.
-
Thông cáo báo chí số 16, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XVThứ Sáu, ngày 9/6, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 16 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
-
Chủ tịch nước chủ trì phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận và thực tiễn 40 năm đổi mớiChiều 9/6, Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc Đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam họp Phiên thứ nhất dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Theo Quyết định số 103-QĐ/TW, ngày 7/4/2023 của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo này được thành lập với 21 thành viên do Chủ tịch nước làm Trưởng ban.
-
Thúc đẩy thay đổi tư duy của nông dân Việt Nam từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) - Tư duy kinh tế nông nghiệp sẽ dẫn dắt người nông dân sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, áp dụng khoa học công nghệ để sản xuất sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của thị trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc thay đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp của người nông dân đã làm cho quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều thành tựu.
-
Luật Đất đai (sửa đổi): Cần làm rõ hơn phương pháp xác định giá đấtQuy định trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi về phương pháp định giá đất theo nguyên tắc thị trường chưa thực sự rõ ràng, chưa đưa ra được nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất.
-
1 Ấn tượng về “nữ thủ lĩnh” Xuân Lộc
-
2 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
3 Huyện Củ Chi phát triển du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp công nghệ cao
-
4 Nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao được thực hiện đồng bộ
-
5 Dưa hấu Xuân Hồng – vị ngọt kết tinh từ nắng miền Trung