Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Hội ND Lạng Sơn tăng cường tập huấn ứng dụng công nghệ sinh học xử lý môi trường trong sản xuất nông nghiệp

Lâm Anh  - 07:03 13/06/2022 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - Vừa qua, Trung tâm Môi trường và Phát triển bền vững (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam) phối hợp với Hội Nông dân (ND) tỉnh Lạng Sơn tổ chức lớp tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức về ứng dụng công nghệ sinh học xử lý môi trường trong sản xuất nông nghiệp cho trên 90 học viên là cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn huyện Lộc Bình.

Hội viên nông dân được tiếp cận kiến thức, kĩ thuật mới áp dụng trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường

Dự lớp tập huấn có ông Nguyễn Lâm Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Môi trường và Phát triển bền vững; ông Hoàng Văn Ngôn, Chủ tịch Hội ND tỉnh cùng lãnh đạo Hội ND huyện. Tham gia lớp tập huấn, các học viên đã được nghe báo cáo viên của Trung tâm Môi trường và Phát triển bền vững (Trung ương Hội NDVN) trình bày nội dung các chuyên đề: Tuyên truyền các đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường; vai trò của Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn; giới thiệu một số ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học mới vào xử lý môi trường trong sản xuất nông nghiệp để phát triển kinh tế, bảo vệ tài nguyên và môi trường nông thôn bền vững; kỹ năng truyền thông trực tiếp tại cộng đồng nhằm thay đổi hành vi để ứng dụng công nghiệp sinh học góp phần bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp; ứng dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gia súc gia cầm…

Thông qua lớp tập huấn giúp cán bộ, hội viên nông dân được tiếp cận những kiến thức, kĩ thuật mới để áp dụng trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Thời gian qua, Hội ND tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp cụ thể nhằm nâng cao ý thức của hội viên, nông dân trong việc sản xuất đảm bảo an toàn. Qua đó, góp phần hướng đến sản xuất nông nghiệp an toàn, đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ tịch Hội ND xã Mai Pha, TP. Lạng Sơn kiểm tra mô hình trồng cây măng tây của hội viên tại thôn Pò Đứa.

Hợp tác xã (HTX) Sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Pò Đứa, xã Mai Pha, TP. Lạng Sơn được thành lập từ tháng 10/2018 gồm 34 thành viên với mô hình sản xuất rau an toàn. Thời gian qua, hoạt động của HTX không chỉ góp phần đảm bảo nguồn rau sạch cung cấp ra thị trường mà còn đem lại nguồn thu nhập hơn 150 triệu đồng/thành viên/năm.

Bà Lý Thị Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc HTX cho biết: “Nhận thấy điều kiện tự nhiên của thôn phù hợp để trồng rau và nhu cầu về nguồn rau sạch trên thị trường cao nên tháng 10/2018, chúng tôi đã cùng tham gia thành lập HTX Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Pò Đứa gồm 34 thành viên tham gia với mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP”.

Điểm sáng Mai Pha

Xã Mai Pha hiện có 3 hợp tác xã (HTX) sản xuất an toàn với gần 90 hội viên, nông dân tham gia với các sản phẩm rau an toàn, nho an toàn… đảm bảo chất lượng, uy tín và thu hút khách hàng. Để có kết quả đó, hàng năm, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên, nông dân về sản xuất an toàn luôn được quan tâm. Ông Dương Quang Long, Chủ tịch Hội ND xã Mai Pha cho biết: “Từ năm 2019 đến nay, chúng tôi đã tiến hành tuyên truyền về nội dung sản xuất an toàn đến hội viên, nông dân gần 40 cuộc với 2.300 lượt người tham gia. Công tác tập huấn dạy nghề, hướng dẫn ứng dụng khoa học kỹ thuật cũng thường xuyên được chú trọng”.

Thành viên HTX Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Pò Đứa, chăm sóc rau.

Bà Lý Thị Thắng, Giám đốc HTX Sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Pò Đứa cho biết thêm: “Năm 2019, tôi được tham gia lớp tập huấn trồng măng tây, nhận thấy việc sản xuất an toàn là trách nhiệm với sức khỏe bản thân và cộng đồng nên tôi đã trồng, chăm sóc đúng theo quy trình an toàn. Nhờ đó, sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng”.

Không riêng Mai Pha mà hầu hết Hội ND các cấp trên toàn tỉnh Lạng Sơn cũng đều thực hiện tốt việc tuyên truyền nâng cao ý thức của hội viên, nông dân trong  sản xuất an toàn. Từ năm 2019 đến nay, Hội ND tỉnh đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, tuyên truyền về sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn cho hơn 1.100 lượt hội viên, nông dân.

Song song với đó, công tác tập huấn về khoa học, kỹ thuật, tổ chức dạy nghề luôn được quan tâm thực hiện. Đặc biệt, cán bộ Hội ND các cấp thường xuyên tổ chức trao đổi kinh nghiệm liên quan đến nội dung sản xuất an toàn bằng hình thức tọa đàm thông qua các buổi sinh hoạt hội và trực tiếp “cầm tay chỉ việc” đối với mô hình sản xuất của các hộ hội viên, nông dân.

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát hội viên, nông dân tham gia sản xuất an toàn được thực hiện nghiêm túc thông qua các đợt kiểm tra công tác Hội. Hội ND các cấp đã tổ chức hơn 2.600 cuộc kiểm tra, giám sát nắm bắt tình hình thực hiện các phong trào ở các cấp hội, trong đó có nội dung sản xuất an toàn và chưa phát hiện việc vi phạm nào cần xử lý.

Nhờ đó, ý thức của hội viên, nông dân trong sản xuất an toàn ngày càng nâng cao. Cụ thể, năm 2019, số hội viên, nông dân ký cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là 62.514 lượt (đạt 104,2% chỉ tiêu đặt ra), năm 2020 chỉ tiêu đặt ra là 65.650 lượt và đến nay số lượng hội viên đăng ký đã đạt 60,7% chỉ tiêu. Các sản phẩm sạch ngày càng thu hút được khách, thị trường tiêu thụ được mở rộng, đời sống hội viên, nông dân cũng ngày càng tăng, thu nhập trung bình của hội viên, nông dân tham gia sản xuất an toàn đạt khoảng 80 triệu đồng/hội viên/năm.

Bảo vệ môi trường đồng ruộng, nhà nông sống khỏe mạnh
Những năm gần đây tốc độ ngành Nông nghiệp phát triển rất nhanh, điều này khiến cho những cánh đồng đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường do người nông dân sử dụng quá nhiều phân bón, thuốc trừ sâu. Làm gì để bảo vệ môi trường, cụ thể là ở những cánh đồng và việc nâng cao nhận thức và ý thức của người dân trong sản xuất an toàn, tạo môi tường trong lành là điều đang được quan tâm hiện nay.