
Phát huy tốt vai trò hạt nhân trong xây dựng NTM
Có thể thấy, nếu xem việc huy động tối đa nguồn lực từ Nhà nước, người dân là điều kiện cần thì và việc phát huy vai trò làm chủ, ý thức trách nhiệm của đối tượng thụ hưởng chính là điều kiện đủ để Thừa Thiên Huế xây dựng thành công Chương trình Mục tiêu quốc gia về nông thôn mới.

Do đó, việc phát huy tốt vai trò hạt nhân trên tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm…” đã góp phần rất lớn vào công cuộc “cải hoán” nhiều chương trình, mục tiêu. Điều đó được cụ thể hóa từ nhiều kết quả đạt được trên tiến trình xây dựng và thực hiện kế hoạch của Hội Nông dân Thừa Thiên Huế.
Chỉ tính riêng trong năm 2022, hội viên nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã đóng góp 23,6 tỷ đồng, 26.898 ngày công và hiến 86.232m2 đất để xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi ở nông thôn; có 84.453 hộ nông dân đăng ký danh hiệu gia đình văn hóa; 84.453 hộ hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm đăng ký, cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt 100% kế hoạch; 83.340 hội viên tham gia BHYT.

Một trong những tiêu chí đánh giá hàng đầu trong chương trình xây dựng NTM là môi trường sống. Xác định rõ điều đó, Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng được 73 mô hình bảo vệ môi trường; thực hiện dự án môi trường về thu gom rác thải tại thị trấn Phú Lộc với kinh phí 150 triệu đồng cho 50 hộ nông dân; tổ chức 15 lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, chiến lược biển phát triển kinh tế biển; duy trì sinh hoạt 7 câu lạc bộ “Xây dựng nếp sống văn minh đô thị, nông thôn”.
Cùng với đó Hội ND Thừa Thiên Huế thường xuyên duy trì hoạt động “Ngày Chủ nhật xanh” với nhiều hoạt động cụ thể tại khu dân cư; thực hiện phong trào “Sắc hồng Cố Đô” với hoạt động trồng hoa hồng cổ Huế trong khuôn viên trụ sở cơ quan, các địa điểm công cộng; thực hiện phong trào trồng cây mai vàng trước ngõ..... Các hoạt động đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn và đô thị xanh, sạch, đẹp, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt, góp phần thực hiện hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.

Mục tiêu cuối cùng của xây dựng nông thôn mới không gì khác ngoài việc nâng cao đời sống kinh tế - tinh thần cho người dân khu vực nông thôn. Để làm được điều này, Hội Nông dân Thừa Thiên Huế đã xác định hội viên nông dân chính là hạt nhân của mọi phong trào. Vai trò hạt nhân ở đây được hiểu cả về khía cạnh quyền lợi và trách nhiệm để từ đó nâng cao ý thức tự giác trong mọi hoạt động.
Những đóng góp đó của Hội Nông dân đã tác động tích cực đến sự phát triển chung của tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là chương trình xây dựng NTM. Tính đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 67/94 xã đạt chuẩn nông thôn mới, số tiêu chí bình quân toàn tỉnh đạt 17,44 tiêu chí/xã.
Trách nhiệm chăm lo đời sống hội viên
Với phương châm “Đồng hành, thiết thực, hiệu quả”, những năm qua, công tác chăm lo đời sống hội viên nông dân được xác đinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Hội Nông dân Thừa Thiên Huế tập trung thực hiện nhằm hỗ trợ hội viên.
Điển hình Chương trình giảm nghèo bền vững, Hội Nông dân các cấp đã trao tặng 425 suất quà, trị giá 132,9 triệu đồng cho 425 hội viên nông dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022; vận động sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân với tổng số tiền là 940 triệu đồng, 3.863 ngày công, hỗ trợ về cây, con giống trị giá 1,65 tỷ đồng để giúp 315 hộ hội viên nông dân nghèo có điều kiện sản xuất, vươn lên trong cuộc sống.

Các cấp Hội cũng đã vận động hội viên nông dân và các mạnh thường quân đóng góp để hỗ trợ xóa 8 nhà tạm cho hội viên nông dân nghèo với kinh phí 365 triệu đồng. Trung tâm Hỗ trợ nông dân đã tổ chức 3 lớp dạy nghề dưới 03 tháng về Kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh gà, lợn cho 60 học viên là đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Hương Nguyên và xã Đông Sơn (huyện A Lưới).
Bên cạnh đó, Hội tiếp tục tập trung phát triển các tổ hợp tác, HTX hỗ trợ nông dân trong mối liên kết đa chiều để khắc phục điểm yếu từ trước tới nay chưa làm được, ngoài mối liên kết giữa những người nông dân với nhau thì mối liên kết giữa các nhà: khoa học – nhà nông – doanh nghiệp cần đặc biệt đẩy mạnh. Bởi có như thế, người nông dân mới tiến dần vào xu thế thời đại công nghệ số và liên kết tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị nông sản, tạo thành chuỗi sản xuất có quy mô.

Song song với việc chăm lo đời sống hội viên, tạo ra các cánh đồng mẫu lớn trên tinh thần xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã, các cấp Hội còn thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 với đích hướng đến hình thành nên tư duy sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Hội Nông dân tỉnh đã tiến hành thực hiện dự án trồng và thâm canh chuối già lùn tại xã Nhâm, huyện A Lưới với diện tích 3 ha cho 30 hộ với 250 triệu đồng; mô hình chăn nuôi bò sinh sản tại xã Thượng Long, huyện Nam Đông cho 20 hộ với 230 triệu đồng…
"Nhờ đó, tình hình an ninh – chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn được giữ vững; diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, kết cấu hạ tầng nông thôn ngày càng tiếp tục được đầu tư phát triển, đô thị được chỉnh trang; chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng tốt hơn; đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nông dân và cư dân nông thôn từng bước nâng cao. Các chính sách liên quan đến giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội được chú trọng thực hiện với những kết quả tích cực…”, ông Nguyễn Chí Quang – Chủ tịch Hội Nông dân Thừa Thiên Huế cho biết.
- Hà Tĩnh: Nông dân đồng thuận góp của, góp công để xây dựng nông thôn mới
- Thanh Chương xây dựng nông thôn mới phải giữ được hồn cốt và giá trị truyền thống tốt đẹp của làng quê
- Quan Sơn: Nhiều giải pháp tích cực để huy động mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới
- Xuân Lộc: Vững bước với các tiêu chí nâng cao, tạo đà tiến đến nông thôn mới kiểu mẫu
- Giảm nghèo ở Gia Lai: Truyền thông đi trước một bước
- “Mỗi xã giúp mỗi bản” mô hình dân vận khéo ở Bố Trạch
- Khánh Hòa: Bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch được chú trọng trong xây dựng nông thôn mới
-
Sắp xếp, tổ chức lại bệnh viện để chăm lo sức khoẻ cho nhân dân tốt hơnNgày 1/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nghe Bộ Y tế báo cáo dự thảo Đề án tổng thể sắp xếp lại bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế (Đề án), với sự tham dự của lãnh đạo một số bộ ngành, địa phương.
-
Phát hiện gần 12.000 lọ thực phẩm chức năng giả dán mác quốc tếGần 12.000 lọ thực phẩm chức năng nghi là hàng giả được "ra lò" tại một căn nhà cấp 4 ẩm thấp nằm sâu trong thôn Cao Sơn (xã Tiên Phương, Chương Mỹ, Hà Nội), vừa bị lực lượng quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Công an huyện Chương Mỹ phát hiện.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đại lễ Phật đảnSáng 2/6, tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới chúc mừng các chức sắc, tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 - Dương lịch 2023.
-
Nghệ thuật khèn của người Mông ở Yên Bái là Di sản văn hóa phi vật thể quốc giaNgày 1/6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
-
Động viên kịp thời gia đình cán bộ Hội có căn nhà bị lửa thiêu rụiThông tin từ lãnh đạo xã Thanh Hóa cho biết đã có nhiều đoàn thể cũng như bà con lối xóm đến động viên gia đình khi ngôi nhà làm bằng gỗ bị lửa thiêu rụi hoàn toàn.
-
Rào cản trên đường đến 1.000 tỷ USD của kinh tế số Đông Nam ÁKinh tế số Đông Nam Á có nhiều thuận lợi để phát triển như dân số trẻ, thành thạo công nghệ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khoảng cách kỹ thuật số giữa các quốc gia cũng như trong cùng một nước.
-
Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao vùng vải thiều Thanh HàNgày 1/6, trong chuyến thăm vùng vải thiều Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, đại diện doanh nghiệp Nhật Bản đã trực tiếp trò chuyện với người nông dân, thưởng thức vải chín tại vườn và ghé thăm cây vải tổ. Các vị khách đến từ thị trường vốn được đánh giá là khó tính đã bày tỏ sự ngạc nhiên và dành lời khen ngợi đối với vùng trồng vải rộng lớn, nhất là ấn tượng với chất lượng thơm ngon của quả vải Thanh Hà.
-
Khai mạc Tuần lễ mận, nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023(Tapchinongthonmoi.vn) Tối 1/6, tại Trung tâm thương mại Big C Thăng Long, Hà Nội diễn ra Lễ khai mạc Tuần lễ mận và nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023; ký kết đưa trái Mận hậu Sơn La trên các chuyến bay VietNam Airlines năm 2023.
-
Lạng Sơn: Nông dân trồng ớt được mùa “kép”(Tapchinongthonmoi.vn) - Với giá bán trung bình từ 30.000-40.000 đồng/kg, những người trồng ớt ở Lạng Sơn không khỏi vui vừng vì ớt thu hoạch năm nay vừa được mùa lại được giá.
-
Vấn đề Tổ hợp tác như là tổ chức tiền Hợp tác xã(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhìn chung, bản dự thảo Luật HTX (sửa đổi) 2023 đã được dự thảo khá công phu, nhìn chung phù hợp tình hình phát triển HTX của Việt Nam tuy nhiên còn một số góp ý liên quan đến chương IX Tổ hợp tác (THT).
-
1 Ấn tượng về “nữ thủ lĩnh” Xuân Lộc
-
2 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
3 Nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao được thực hiện đồng bộ
-
4 Dưa hấu Xuân Hồng – vị ngọt kết tinh từ nắng miền Trung
-
5 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"