Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Thị xã Sa Pa đẩy mạnh quảng bá sản phẩm đặc hữu gắn với xây dựng nông thôn mới

Ngô Chức - 15:00 17/07/2024 GMT+7
Trong 6 tháng đầu năm 2024, UBND thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã kịp thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị bám sát chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh và Thị ủy triển khai quyết liệt, đồng bộ, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Chương trình công tác năm 2024; đặc biệt thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Nông nghiệp như đẩy mạnh lựa chọn sản phẩm đặc hữu, phát triển sản phẩm OCOP và phát triển kinh tế nông lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới...

Đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc hữu

Theo báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, UBND thị xã Sapa căn cứ vào “Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, UBND thị xã đã đẩy mạnh công tác lựa chọn các sản phẩm đặc hữu của Sapa, các cây trồng chủ lực có tiềm năng, các sản phẩm có thể đưa ra thành hàng hóa để xây dựng kế hoạch đầu tư, xúc tiến thương mại, phát triển ngành hàng có trọng tâm trọng điểm.

Trong đó, địa phương này phát triển sản xuất theo 2 nhóm là sản phẩm chủ lực cấp tỉnh (dược liệu, chăn nuôi lợn) và nhóm sản phẩm chủ lực địa phương (rau, hoa, cây ăn quả, cá nước lạnh) gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Phát triển các cây trồng tiềm năng của địa phương thành hàng hóa, có thế mạnh so với các địa phương khác. Đồng thời, thực hiện quản lý và duy trì 6 nhãn hiệu đã được bảo hộ (Nhãn hiệu chứng nhận rau an toàn Sa Pa; nhãn hiệu tập thể su su Sapa; nhãn hiệu tập thể hoa Sa Pa; nhãn hiệu tập thể cá nước lạnh Sa Pa; nhãn hiệu Thảo dược tắm dao đỏ Tả Phìn; nhãn hiệu chứng nhận Nấm hương Sapa) để xây dựng thương hiệu nông nghiệp Sa Pa.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Thị xã Sapa đã tăng cường quảng bá hình ảnh sản phẩm đặc hữu của địa phương cũng như các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.

Đồng thời, thị xã đã đẩy mạnh hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh lựa chọn sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP, 6 tháng đầu năm thị xã đã tổ chức cấp giấy chứng nhận cho 12 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP năm 2023. Đến nay, thị xã có 40 sản phẩm OCOP của 8 tổ chức kinh tế.

Thị xã đã xây dựng các kênh tuyên truyền, quảng bá sản phẩm nông nghiệp như: Xây dựng mới Website hoặc liên kết Website có các điểm bán hàng, giới thiệu sản phẩm nông sản Sapa. Hiện tại, thị xã thực hiện liên kết 4 kênh thông tin Website của tỉnh về tuyên truyền, quảng bá sản phẩm nông nghiệp của thị xã và tiếp tục duy trì 1 điểm bán hàng, giới thiệu nông sản tại phường Sapa; nghiên cứu, triển khai các mô hình mới về nông nghiệp liên kết, sản phẩm chuỗi.

Đến nay, thị xã đang triển khai 8 danh mục dự án phát triển sản xuất cộng đồng và dự án liên kết năm 2024 với tổng kinh phí 37.079 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình MTQG đang được triển khai. Thực hiện rà soát đề xuất các mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

Cũng theo báo cáo, trong 6 tháng đầu năm 2024 ngành nông nghiệp thị xã Sa Pa gặp một số khó khăn do chịu ảnh hưởng của cháy rừng, rét đậm, rét hại gây thiệt hại đến tình hình sản xuất nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, thị xã đã kịp thời khắc phục những khó khăn, chỉ đạo sản xuất phù hợp với tình hình thực tế và phát huy được thế mạnh của địa phương. Do đó, nhìn chung 6 tháng đầu năm, các chỉ tiêu đều đạt so với mục tiêu, kế hoạch đề ra, tình hình phát triển sản xuất nông lâm nghiệp phát triển ổn định, sản lượng thu hoạch các loại cây trồng rau, hoa đạt sản lượng tốt, việc tiêu thụ nông sản tương đối thuận lợi, kết quả thực hiện cụ thể theo từng lĩnh vực cụ thể.

Diện mạo thị xã Sapa được "thay da đổi thịt" từng ngày.

Đối với lĩnh vực trồng trọt, trong hoạt động sản xuất lúa mùa toàn thị xã đã thực hiện cấy xong 3.600/3.600ha (đạt 100% KH, không tăng so với cùng kỳ năm trước). Đối với cây rau đậu các loại: Diện tích rau các loại 796ha/1.640ha (đạt 48,5% KH), đậu các loại 105ha (đạt 100% KH); sản lượng thu hoạch đạt 17.550 tấn (đạt 50,2% KH và tăng 1.200 tấn so với cùng kỳ).

Trong hoạt động trồng, sản xuất cây dược liệu, trong 6 tháng đầu năm thị xã đã có tổng diện tích cây dược liệu các loại 240ha/270ha (đạt 88,9% KH, tăng 20ha so với cùng kỳ), trong đó: Cây Actiso niên vụ 2023 - 2024 diện tích 48ha, sản lượng đạt 1.855 tấn; cây dược liệu khác: 192ha gồm các loại cây chủ yếu là đương quy, chùa dù, chè dây, cây tắm lá thuốc khác...

Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thị xã có tổng diện tích 430ha/450ha (đạt 95,6%KH, tăng 42ha so với cùng kỳ), chủ yếu là diện tích sản xuất của các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp nhỏ...

Đối với ngành lâm nghiệp, UBND thị xã Sa Pa đã ban hành Quyết định công bố kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng năm 2023, theo đó: Tổng diện tích đất có rừng và rừng trồng chưa thành rừng 45.937,28ha, diện tích có rừng 45.557,39ha; rừng trồng chưa thành rừng 379,82ha; tỷ lệ che phủ rừng đạt 66,53% đạt 100% KH; chỉ đạo, đôn đốc các xã, phường tăng cường công tác quản lý bảo vệ  rừng, phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, phát dọn đường băng trắng cản lửa tại các xã giáp ranh với TP. Lào Cai và huyện Bảo Thắng; hướng dẫn nhân dân đốt nương an toàn. Tổ chức và triển khai kế hoạch trồng cây tết Giáp Thìn năm 2024 trên địa bàn 16/16 xã phường với tổng số phát động trồng trên 14.000 cây.

Đặc biệt đối với chương trình xây dựng nông thôn mới để tạo sự đồng thuận và chung tay của người dân, thị xã Sa Pa đã tổ chức ra quân phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, ra quân làm đường giao thông nông thôn; thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tại Lễ phát động đã kêu gọi ủng hộ chương trình xây dựng nông thôn mới xã Tả Van với tổng số 24 triệu đồng và 50 tấn xi măng; Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2024, trong đó phấn đấu: thực hiện duy trì 3 xã đã đạt chuẩn NTM, các xã còn lại mỗi xã hoàn thành tối thiểu từ 1 - 2 tiêu chí trở lên; phấn đấu xã Thanh Bình và Tả Van hoàn thành 19/19 tiêu chí; tổng số tiêu chí đăng ký hoàn thành năm 2024 của các xã là 163 lượt tiêu chí/10 xã, bình quân số lượt tiêu chí dự kiến đạt/xã là 16,3 tiêu chí. Thành lập ban chỉ đạo, Tổ giúp việc tập trung nguồn lực giúp đỡ 2 xã Tả Van, Thanh Bình xây dựng hoàn thành nông thôn mới giai đoạn 2024 - 2025. Thực hiện rà soát, lựa chọn được 26 hộ/13 xã, phường đủ điều kiện để thực hiện hỗ trợ nhà ở theo chương trình mục tiêu quốc gia.

Ngoài ra các xã, phường trên địa bàn thị xã Sa Pa đã tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống thiên tai; xây dựng phương án ứng phó với thiên tai năm 2024; hoàn thành thu, chi Quỹ Phòng, chống thiên tai năm 2023 với tổng kinh phí là 97.752.449 đồng/64 đơn vị. Trong 6 tháng đầu năm, do ảnh hưởng của rét đậm, rét hại và giông lốc đã làm thiệt hại nhiều công trình cơ sở hạ tầng, nhà cửa, tài sản của nhân dân, ước tổng thiệt hại khoảng 3.140,102 triệu đồng; đồng thời các xã cũng đã tập trung kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng các công trình thủy lợi, chủ động sửa chữa các công trình hư hỏng nhẹ và xây dựng phương án sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi năm 2024 phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tổ chức các tổ liên ngành kiểm tra các cơ sở kinh doanh giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện phục vụ sản xuất của nhân dân; phối hợp với Chi cục thủy lợi tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật về thủy lợi, phòng chống thiên tai năm 2024 cho 50 học viên....

Sapa tuyệt đẹp qua cảnh sắc bốn mùa
Dù mang trong mình niềm mong ước ra sao, muốn vãn cảnh hay nghỉ ngơi an dưỡng, muốn khám phá cuộc sống bản làng hay vui thú cùng tự nhiên, khách du lịch cũng chẳng thể làm ngơ trước một Sapa ngọt ngào tuyệt diệu. Chỉ có hai từ Sapa thôi mà người ta đã