
Thí sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022. (Ảnh: Đồng Thúy/TTXVN)
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học năm 2022 là 941.759 em. Tính đến 17 giờ ngày 23/8, thời điểm kết thúc thời gian đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của bộ, có khoảng 620.500 em đã thực hiện đăng ký.
Theo đó, số thí sinh ban đầu có đăng ký xét tuyển nhưng sau đó không đăng ký nguyện vọng trên hệ thống là trên 321.200 em. Trong số này, có 315.993 em có điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Số thí sinh còn lại là thí sinh tự do không có điểm thi tốt nghiệp trên hệ thống.
Đây cũng là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các thí sinh xét tuyển theo tất cả các phương thức đều phải đăng ký trên hệ thống tuyển sinh để lọc ảo chung. Các năm trước, chỉ những thí sinh xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông mới phải thực hiện việc đăng ký này.
Tỷ lệ sinh không xét tuyển đại học phân bố đều ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
Trước nhiều ý kiến cho rằng số lượng thí sinh không đăng ký nguyện vọng năm nay khá lớn, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay theo số liệu thống kê, năm 2020, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển trên hệ thống là 642.270; năm 2021 số lượng là 794.739. Theo đó, số đăng ký năm nay giảm so với năm 2021 khoảng 20% và chỉ giảm 3,4% so với năm 2020.
Theo đại diện Bộ Giáo dục Đào tạo, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển tăng năm 2021 có lý do quan trọng là tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều thí sinh không thể du học và nhiều em học phổ thông, học đại học ở nước ngoài cũng đã trở về Việt Nam để học tập.
Tỷ lệ thí sinh không đăng ký xét tuyển đại học chia theo vùng.
Bên cạnh đó, điểm khác biệt căn bản trong việc đăng ký xét tuyển năm 2022 là thí sinh đăng ký nguyện vọng lên hệ thống sau khi đã biết kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận định số liệu năm 2022 thể hiện con số thực chất, thực lực của thí sinh có khả năng cạnh tranh xét tuyển vào đại học, mong muốn vào học đại học sau khi đã có đầy đủ thông tin về kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá đây là tín hiệu tích cực thể hiện các định hướng và quyết định chủ động của thí sinh khi có đủ thông tin.
Phân tích trên cơ sở dữ liệu của 315.993 thí sinh ban đầu có dự kiến đăng ký xét tuyển vào đại học nhưng sau đó đã không nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển lên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy tỷ lệ thí sinh không đăng ký xét tuyển theo các miền trên cả nước.
20 địa phương có số thí sinh không đăng ký xét tuyển nhiều nhất.
Các địa phương có số lượng thí sinh không đăng ký xét tuyển nhiều nhất là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Thanh Hóa. Đây cũng là những địa phương có số lượng thí sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông lớn nhất cả nước.
Tỷ lệ thí sinh không đăng ký nguyện vọng cao nhất tập trung ở những vùng khó khăn, khu vực 1 (35%) và khu vực 2-NT (33%), giảm dần ở khu vực 2 (22%) và ít nhất ở khu vực 3 (10%).
Số thí sinh không xét tuyển đại học tập trung nhiều ở các địa phương thuộc khu vực 1 và khu vực 2.
Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo các tổ hợp xét tuyển chính của các thí sinh không đăng ký xét tuyển cho thấy điểm các tổ hợp của các thí sinh không đăng ký xét tuyển đều hầu hết ở mức thấp hơn mức điểm trung vị và điểm trung bình của phổ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Điểm của thí sinh không xét tuyển đại học theo khối thi.
Đặc biệt, ở các khối A0, A1 và B0, các mức điểm đại đa số rất thấp, dưới 15 điểm/tổ hợp.
Riêng khối C0 điểm cao hơn. Tuy nhiên, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm nay tổ hợp C0 có phổ điểm thí sinh đạt được rất cao trên cả nước. Do vậy, mức độ cạnh tranh xét tuyển sẽ cao hơn, điểm sàn mà các trường công bố cũng có xu hướng cao hơn.
Theo Vietnam+

-
Hợp tác công-tư trong giáo dục: Xu hướng của nền giáo dục hiện đại
-
Đề xuất tăng học phí đại học, giữ nguyên học phí phổ thông
-
Cần giải bài toán thiếu nhân lực trình độ cao trong nông nghiệp
-
Thí sinh trúng tuyển lưu ý về xác nhận nhập học
- Thủ tướng phê duyệt Chiến lược thu hút, trọng dụng nhân tài
- Trong 7 tháng có hơn 85.200 người lao động đi làm việc tại nước ngoài
- Dạy nghề gắn với tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số
- CHI TIẾT LỊCH TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2023
- Những sai lầm thí sinh thường mắc khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học
- Xét tuyển đại học năm 2023: Các mốc thời gian thí sinh cần lưu ý
- Chạy đua cho con luyện thi IELTS, TOEFL từ nhỏ là điều kỳ quặc
-
Tạo sức bật cho 5 thành phố “đầu tàu” kinh tế của cả nướcVới vai trò chủ lực phát triển kinh tế, ngành Công Thương đã góp phần quan trọng để kinh tế các thành phố tiếp tục duy trì tăng trưởng, đóng góp vào tăng trưởng GRDP chung của cả nước.
-
Đầu tư cho con người, cho chính sách xã hội để phát triển bền vữngSẽ có nghị quyết mới về chính sách xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để giải quyết các vấn đề xã hội, phù hợp với mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.
-
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư khai mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII(Chinhphu.vn) – Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chính thức khai mạc sáng nay (2/10) tại Thủ đô Hà Nội. Trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
-
TTCK: Thị trường đang xuống đáy hay phục hồiĐóng cửa phiên giao dịch thứ 6, chỉ số Vn-Index tăng nhẹ 1,7 điểm lên mức 1.154 điểm và đi kèm với thanh khoản giao dịch ở sàn HSX đạt mức thấp 13.960 tỷ đồng.
-
Người dân Việt Nam sẽ sớm được tiếp cận vắc xin sốt xuất huyết(Taochinongthonmoi.vn) - Đó là ý kiến của TS. Nguyễn Ngô Quang - Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế trong buổi ký kết hợp tác giữa Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC và Tập đoàn Takeda (Nhật Bản) vào cuối tháng 9 vừa qua.
-
Khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIIIHội nghị Trung ương lần thứ 8 xem xét, quyết định nhiều vấn đề trọng đại, phức tạp, nhạy cảm, có ý nghĩa rất quan trọng với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.
-
Thị trường nông sản: Lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long vững giáTại An Giang, giá các loại lúa như OM 18, Đài thơm 8 ổn định ở mức từ 7.800-8.200 đồng/kg; nàng Hoa 9 giá 8.400 đồng/kg; lúa Nhật 7.800-8.000 đồng/kg.
-
Xuất khẩu rau quả đã vượt cả năm 2022Đến hết quý 3 năm nay, xuất khẩu rau quả thu về khoảng 4,2 tỷ USD, cao hơn 25% so với kim ngạch xuất khẩu của cả năm ngoái.
-
Phương pháp định giá đất: Làm thế nào để tránh vướng mắc và rủi ro?Cơ quan chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cho rằng, đối với mỗi phương pháp định giá đất cần có quy định rõ về nội hàm và trường hợp áp dụng, tránh vướng mắc, gây rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện.
-
Khai mạc Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028Trong nhiệm kỳ 2023-2028, Công đoàn Viên chức Việt Nam sẽ tập trung đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động theo hướng hiện đại, thiết thực, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công đoàn viên.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
-
5 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp