Huyện Điện Biên chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Nông dân vững nghề nhờ được “cầm tay chỉ việc”
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nắm và hiểu đầy đủ các thông tin, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề cần học sao cho phù hợp với tình hình phát triển của địa phương luôn được các cấp Hội Nông dân huyện Điện Biên chú trọng. Nhờ vậy, ngày càng có nhiều người được tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Lớp dạy nghề trồng nấm ở bản Ta Lét 1, xã Hẹ Muông, có 35 học viên do Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh) phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức. Dưới sự hướng dẫn tận tình của các giáo viên Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh Điện Biên), 35 học viên lớp dạy nghề trồng nấm là người dân ở bản Ta Lét 1, xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên đều đã có thể tự tay hoàn thành những bịch nấm sò đầu tiên. Khuôn mặt ai cũng tươi vui, phấn khởi vì đã nắm được kỹ thuật cơ bản về trồng nấm để tương lai có thể tự trồng nấm tại nhà, nâng cao thu nhập cho gia đình.
Người dân ở bản Ta Lét 1, xã Hẹ Muông (huyện Điện Biên) tham gia khóa đào tạo nghề trồng nấm. Ảnh Vũ Lợi
Gia đình bà Lò Thị Thắm, bản Ta Lét 1, xã Hẹ Muông (huyện Điện Biên) hiện có hơn 4.000m2 ruộng và gần 2ha nương trồng ngô, sắn. Dù công việc đồng áng khá bận, thế nhưng bà vẫn dành thời gian tham gia lớp học nghề trồng nấm với mong muốn có thêm sinh kế, tạo việc làm mới cho mọi người trong gia đình. Từ kiến thức, kỹ thuật học được, bà Thắm dự định sẽ tập hợp chị em trong bản cùng nhau trồng nấm, ngoài phục vụ bữa ăn gia đình còn mở ra cơ hội nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.
Với lớp trồng nấm học viên sẽ được giảng viên hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng các loại nấm thực phẩm và nấm dược liệu như nấm sò, nấm rơm, mộc nhĩ theo phương châm “cầm tay chỉ việc”. Giảng viên hướng dẫn cụ thể, tỷ mỷ các kỹ thuật và phương pháp xử lý nguyên liệu, nuôi cấy meo giống; Kỹ thuật ươm sợi nấm, cách chăm sóc nấm trong quá trình sinh trưởng, thu hoạch. Công tác sơ chế và bảo quản nhằm nâng cao chất lượng nấm thương phẩm. Kỹ năng lựa chọn loại nấm thích hợp theo mùa vụ và nhu cầu thị trường để nuôi trồng nấm.
Với ao cá có diện tích 1.500m2, ông Lò Văn Khụt, bản Huổi Phúc, xã Noong Luống đã áp dụng tốt những kiến thức đã tiếp thu được từ lớp đào tạo nghề nuôi cá nước ngọt trong ao hồ, do Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện tổ chức 2 năm về trước. Đến nay đàn cá sinh trưởng và phát triển tốt, ít bị dịch bệnh. Hai năm trở lại đây, ao cá này của gia đình đã cho thu hoạch 3 vụ cá, mỗi vụ thu hơn 2 tấn. Trừ chi phí, gia đình thu lợi khoảng 120 triệu đồng/năm.
Ông Phạm Văn Huấn, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên huyện Điện Biên cho biết, với lực lượng lao động nông thôn khá đông đảo, huyện Điện Biên đã và đang tập trung mở các lớp đào tạo nghề phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương. Trong 2 năm trở lại đây, huyện đã tổ chức hơn 30 lớp đào tạo nghề cho gần 1.100 lao động nông thôn.
Trên 80% lao động qua đào tạo nghề đã có việc làm
Từ năm 2020 đến nay, huyện Điện Biên đã phối hợp tổ chức hơn 30 lớp dạy nghề, đào tạo cho gần 1.100 lao động; trong đó trên 80% lao động qua đào tạo nghề đã có việc làm và áp dụng kiến thức đã học vào phát triển sản xuất.
Thông qua các lớp dạy nghề nhằm góp phần nâng cao giá trị sử dụng đất nông nghiệp, nâng cao kiến thức áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình trồng trọt tạo điều kiện giúp cho hội viên nông dân tăng thu nhập, đồng thời cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm nông nghiệp an toàn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng. Đây cũng là tiền đề quan trọng để các địa phương tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo nghề và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Từ đó, góp phần cùng các cấp, các ngành hoàn thiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như thực hiện và hoàn thành các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, thôn xóm nông thôn mới kiểu mẫu trong thời gian tới.
Mô hình trồng bí xanh của HTX Công nghệ cao Phú Mỹ Xanh, xã ThanhYên, huyện Điện Biên là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vinh Duy
Theo ông Trần Văn Hải - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Điện Biên, được sự quan tâm của Đảng nhà nước Hội Nông dân huyện đã phối hợp tổ chức được nhiều khóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại nhiều xã trên địa bàn huyện Điện Biên, đã có hàng chục lớp được mở và đào tạo được hàng trăm người. Hiệu quả sau đào tạo 80% có việc làm và tạo việc làm. Từ đó, nâng cao được thu nhập và cải thiện đời sống gia đình.
“Năm 2022, căn cứ vào kế hoạch, chúng tôi đã tuyên truyền, tuyển sinh tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Căn cứ vào nguồn kinh phí của địa phương chúng tôi đã phối hợp mở được 5 lớp, từ nay đến cuối năm chúng tôi sẽ mở thêm khoảng 25 lớp, chủ yếu là trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng. Để việc đào tạo nghề cho lực lượng lao động nông thôn đạt hiệu quả, các địa phương trên địa bàn huyện Điện Biên sẽ chú trọng đưa ra nhiều mô hình dạy nghề và hình thức dạy nghề phù hợp nhu cầu của người học, trong đó, đặc biệt chú trọng đến công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn” - ông Trần Văn Hải cho biết.
-
Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
Phấn đấu đến năm 2030 đào tạo 50.000 nhân lực có trình độ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn -
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị miễn giảm học phí, hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão số 3 -
Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam xây dựng chương trình đào tạo mới gắn với lợi ích của nông dân
- Hào hứng chào đón năm học mới tại ngôi trường mang tên người anh hùng áo vải Lương Văn Nắm
- Cơ hội việc làm cuối năm cho nhiều lao động ở Đồng Nai
- Trước ngày 27/8, thí sinh cần xác nhận nhập học Đại học qua cổng trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Yêu cầu các địa phương sẵn sàng chuẩn bị cho năm học 2024-2025
- Ngành Giáo dục và Đào tạo Sơn La góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới
- Đại học Quốc gia Hà Nội công bố đề thi tham khảo bài thi đánh giá năng lực năm 2025
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cân nhắc bỏ phương thức xét tuyển đại học sớm
-
Đa dạng các sản phẩm nông nghiệp tại Lễ hội Sắc màu di sảnĐây là một trong những sự kiện của chuỗi hoạt động diễn ra ở Lễ hội Sắc màu di sản được tổ chức tại tỉnh Nghệ An nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu, khẳng định vị thế nông sản Việt trên thị trường.
-
Gia Bình: Hành trình xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao25 năm sau khi tái lập, huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) đã có sự phát triển vượt bậc, khi năm 2018 huyện đã về đích huyện nông thôn mới (NTM), sớm hơn 3 năm so với kế hoạch. Với mục tiêu đến cuối năm 2026 sẽ về đích huyện NTM nâng cao, Gia Bình đang trên hành trình kiến tạo tương lai, với khí thế tự tin, chắc thắng…
-
Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USDViệt Nam đã xuất khẩu 293.484 tấn gạo trong nửa đầu tháng 11/2024, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong năm nay tính đến ngày 15/11 lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghịSáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung".
-
Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Đây là lần đầu tiên hai cơ quan tổ chức diễn đàn này để lắng nghe nông dân phản ánh về đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
-
Bắc Ninh: Cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫuLà một trong 18 tỉnh, thành phố trên cả nước có tất cả đơn vị cấp xã và cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), Bắc Ninh bước vào xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu với khí thế mới, với nhiều mục tiêu trọng tâm được đặt ra…
-
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường HalalThị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Lan tỏa và tạo sức sống mới cho Dân ca Quan họ Bắc NinhTối 23/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
-
Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toànHậu Giang đang đạt được những kết quả tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Với hơn 200 ha canh tác, 22 chuỗi nông sản của tỉnh đã được cấp xác nhận đạt chuẩn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn, mít, chanh không hạt, lúa gạo...
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"“Trong bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, xứ Nghệ tự hào đóng góp một mảng màu riêng không thể trộn lẫn. Và Ví, Giặm là nét vẽ chính tạo nên mảng màu ấy, đó cũng là nhân tố chính định hình cho tên gọi của một vùng văn hóa - vùng văn hóa Ví, Giặm”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông tại buổi lễ.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
5 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết