

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 18, sáng 21/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành rà soát công tác chuẩn bị và cho ý kiến về nội dung, chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, sau khi xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất báo cáo Quốc hội tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ 2 để xem xét, quyết định các nội dung gồm xem xét, quyết định Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; xem xét, thông qua dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
Quốc hội cũng xem xét việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại khoản 3 Nghị quyết số 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV; xem xét, quyết định việc tiếp tục thực hiện một số chính sách liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược; xem xét, quyết định một số vấn đề về tài chính, ngân sách (gồm: việc điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan; việc bổ sung dự toán ngân sách nhà nước nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (nguồn chi thường xuyên) năm 2021; điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương).
Đối với nội dung về giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số trạm thu phí/dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT do Bộ Giao thông vận tải quản lý, do Chính phủ chưa gửi hồ sơ tài liệu chính thức nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa xem xét, cho ý kiến. Do đó, chưa có cơ sở để trình Quốc hội xem xét nội dung này tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2.
Theo ông Bùi Văn Cường, dự kiến Kỳ họp khai mạc vào ngày 5/1/2023 và bế mạc vào chiều 9/1/2023. Quốc hội làm việc 4 ngày, dự phòng 1 ngày.
Về hoạt động tiếp xúc cử tri, theo quy định tại Nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 27/9/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, hoạt động tiếp xúc cử tri định kỳ trước và sau kỳ họp Quốc hội được áp dụng với 2 kỳ họp thường lệ hằng năm của Quốc hội.
Đối với kỳ họp bất thường, hiện nay hướng dẫn không quy định cụ thể việc tổ chức tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp. Do đó, đề nghị không tổ chức tiếp xúc cử tri trước kỳ họp này và nội dung chương trình kỳ họp, kết quả kỳ họp sẽ được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để cử tri, nhân dân được biết.
Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, Văn phòng Quốc hội đã chủ động, phối hợp với cơ quan hữu quan triển khai công tác chuẩn bị, phục vụ về cung cấp thông tin, tài liệu, công tác thông tin, tuyên truyền, báo chí, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin, an ninh, an toàn, lễ tân, hậu cần, phòng, chống dịch bệnh... để bảo đảm sẵn sàng phục vụ cho Kỳ họp.
Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh, hai nội dung quan trọng của Kỳ họp là Quy hoạch tổng thể quốc gia và Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) cần phải bố trí thời gian thỏa đáng và hợp lý, đồng thời phải đảm bảo chất lượng.
Về nắm tình hình nhân dân, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, trong công văn triệu tập đại biểu Quốc hội của Tổng Thư ký Quốc hội, đề nghị các đoàn đại biểu Quốc hội có hình thức thích hợp để nắm tình hình nhân dân, có báo cáo để gửi Ban Dân nguyện tổng hợp và báo cáo Quốc hội.
Phó Chủ tịch Quốc hội nhận thấy, khi tổ chức tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 4, nhân dân rất quan tâm đến Kỳ họp bất thường này dù mới chỉ có dự kiến. Đồng thời, Quy hoạch tổng thể quốc gia và Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) còn nhiều ý kiến khác nhau trong nhân dân và cử tri.
Do vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị nên nắm tình hình nhân dân thông qua các biện pháp thích hợp chứ không tổ chức tiếp xúc cử tri.
Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, Ban Dân nguyện phối hợp với các cơ quan (Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ) tổ chức tốt và chặt chẽ việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đảm bao an ninh, an toàn.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Văn Tùng tán thành với đề xuất Quốc hội họp tập trung và không tổ chức tiếp xúc cử tri trước, sau kỳ họp. Tuy nhiên, nội dung kỳ họp cần được thông tin rộng rãi để nhân dân biết, các đoàn đại biểu Quốc hội có hình thức phù hợp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri.
Đánh giá dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã được tiếp thu cơ bản, ông Hoàng Thanh Tùng đề nghị cần rà soát kỹ lưỡng hơn nữa trước khi trình Quốc hội.
Kết luận nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh sự cần thiết của việc tổ chức Kỳ họp bất thường theo đề xuất của Chính phủ.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Kỳ họp bất thường chỉ giải quyết những vấn đề cấp bách, đã được chuẩn bị kỹ lưỡng theo quy trình, quy định của pháp luật, không vì tiến độ mà coi nhẹ chất lượng.
Do thời gian từ nay đến ngày dự kiến tiến hành Kỳ họp còn rất ngắn, công việc cuối năm rất nhiều, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan đề cao tinh thần trách nhiệm, cố gắng nỗ lực ở mức cao nhất để kỳ họp diễn ra theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.
Trong phiên họp sáng cùng ngày, ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2022 của Trường Trung cấp Luật Tây Bắc từ Bộ Tư pháp sang Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La.
Theo Việt Nam +
-
Chủ tịch Quốc hội dự lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm tỉnh Vĩnh Phúc
-
Thủ tướng: Cần tiếp tục chủ động, tích cực, sáng tạo trong cải cách hành chính
-
Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
-
Thủ tướng dự hội nghị thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu 2023
- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ
- Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2023
- Lào, Campuchia gửi điện mừng 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại lễ nhận Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng
- Trao Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ với các địa phương
- Ra mắt sách của Tổng Bí thư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
-
Lễ hội cà phê: Nâng giá trị và vị thế cà phê Việt Nam trên thị trường thế giớiSáng 3/2 tại TP.HCM, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức họp báo Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023. Với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”, lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 10/3/2023 đến ngày 14/3/2023 tại TP. Buôn Ma Thuột và một số địa phương trong tỉnh.
-
Chủ tịch Quốc hội dự lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm tỉnh Vĩnh PhúcSáng 3/2, tại TP. Vĩnh Yên, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự lễ kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2023) và 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm tỉnh Vĩnh Phúc (2/3/1963 - 2/3/2023).
-
Thủ tướng: Cần tiếp tục chủ động, tích cực, sáng tạo trong cải cách hành chínhChiều 3/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ chủ trì Phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo, tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.
-
Nông dân đất Võ chung tay bảo vệ môi trường(Tapchinongthonmoi.vn) Nhằm phát huy tinh thần và trách nhiệm của hội viên nông dân trong tham gia bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, trong năm qua, các cấp Hội Nông dân tỉnh Bình Định đã tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia, hưởng ứng nhiều hoạt động bảo vệ môi trường.
-
Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xãhay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Trân trọng giới thiệu toàn văn Kết luận với bạn đọc.
-
Kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng cầm quyền liêm chínhTheo TS. Nguyễn Văn Đáng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, một Đảng cầm quyền là liêm chính khi mọi chủ trương, đường lối, chính sách đều gắn bó mật thiết với lợi ích của quảng đại quần chúng nhân dân, đại biểu trung thành cho lợi ích của quốc gia, dân tộc.
-
Thủ tướng dự hội nghị thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu 2023Sáng 3/2, tại Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu năm 2023.
-
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩNhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2023), sáng 3/2, Đoàn đại biểu lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.
-
Lệ phí tham dự các kỳ thi riêng để xét tuyển đại học tăng caoNăm 2023, lệ phí tham dự các kỳ thi riêng để xét tuyển đại học như thi đánh giá năng lực đều tăng cao hơn so với năm trước.
-
Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mớiChính phủ vừa có Nghị quyết 09/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh