Làm giàu từ nuôi loài chim khổng lồ
Giờ đây về xã Giáp Sơn (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) không khó để hỏi thăm đến trang trại chăn nuôi đà điểu của anh Nguyễn Văn Khiêm. Sau 3 năm gắn bó với những con đà điểu, gia đình anh Khiêm đã có thu nhập khá, mở ra hướng đi mới cho phát triển kinh tế ở địa phương.
Chia sẻ về quá trình đưa giống đà điểu về Giáp Sơn, anh Khiêm cho hay: Trong 1 lần tình cờ được thăm quan mô hình chăn nuôi đà điểu ở Ba Vì (Thành phố Hà Nội), tôi đã bị loài chim khổng lồ này thuyết phục. Năm 2019 về bàn với gia đình nuôi thử 50 con; tiền giống mỗi con giá 2,2 triệu đồng; sau 10 tháng nuôi mỗi con đà điều tăng từ 1,5 kg lên 90-100 kg, tôi bán lại cho các trang trại cấp giống, trừ chi phí thu lãi bình quân 3 triệu đồng/con.
Trong quá trình nuôi, anh Khiêm vừa tìm tòi học hỏi kỹ thuật qua sách báo và các tài liệu trên Internet; ngoài ra anh luôn chủ động liên hệ với các chủ trang trại cung cấp giống để hỏi thông tin. Vì vậy ngay từ lứa nuôi đà điểu đầu tiên, tỷ lệ hao hụt thấp, hiệu quả kinh tế thì rõ rệt.
Nhận thấy nuôi đà điểu thương phẩm với đầu ra ổn định, thu lời cao, trong hai năm 2020, 2021 mỗi năm gia đình anh Khiêm đều đầu tư chăn nuôi 100 con đà điểu/lứa. Chính vì vậy từ việc bán đà điểu thương phẩm gia đình anh Khiêm đã có thu nhập khoảng 300 triệu đồng mỗi năm.
Anh Khiêm chia sẻ thêm: Đà điểu là loài sống ở môi trường hoang dã trên các sa mạc, chính vì vậy sức đề kháng rất cao, ít bệnh tật rất thuận lợi cho người chăn nuôi. Đầu tư chuồng nuôi đà điểu cũng đơn giản, nhưng điều quan trọng nhất là phải có sân chơi và đổ cát để làm nền cho đà điểu vận động, (giống như môi trường tập quán trên sa mạc). Chuồng nuôi đà điều cũng phải cách xa dân cư bởi tập tính sống hoang dã lên đà điểu rất sợ tiếng ồn.
Là loài vật khá phàm ăn, vì vậy trong khu vực nuôi đà điểu cần loại bỏ các vật sắc nhọn, như gạch, đá, thủy tinh, mảnh sành… bởi khi nuốt phải đà điều sẽ bị tổn thương đường ruột, dạ dày; các loại rau cỏ, bèo làm thức ăn cho đà điểu tuyệt đối không nhiễm thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ.
Hiệu quả từ phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt là từ mô hình chăn nuôi đà điểu của anh Nguyễn Văn Khiêm đã minh chứng cho tinh thần dám nghĩ, dám làm của tuổi trẻ cùng khát vọng làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.
Không chỉ làm giàu cho gia đình, Nguyễn Văn Khiêm còn luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ các hộ nông dân trong và ngoài xã về kinh nghiệm chăn nuôi đà điểu thương phẩm để góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
Ông Trần Văn Minh – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) cho hay: Thức ăn chủ yếu của đà điểu là rau cỏ, ngô, thóc… đây là những nông sản rất dễ kiếm, không tốn kém đầu tư khi mua ở huyện Lục Ngạn. Chính vì vậy trong thời gian tới Hội Nông dân huyện Lục Ngạn sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cũng như hỗ trợ các hộ gia đình tham quan, học tập kinh doanh nuôi đà điểu.
-
Tín dụng chính sách đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới Tuyên Quang -
Hướng dẫn cách chằng chống nhà cửa an toàn trước siêu bão Yagi -
Người giữ hồn văn hoá lúa mùa -
Cán bộ Hội gương mẫu, nói đi đôi với làm
- Bảo tồn, phát triển và sản xuất đa dạng các sản phẩm từ cây dược liệu quý Xáo tam phân
- Tây Ninh công bố vùng an toàn dịch bệnh và các sự kiện quan trọng trong ngành Chăn nuôi của tỉnh
- Ký ức hào hùng của dũng sĩ 6 lần bắn rơi máy bay địch
- Bắc Ninh: Kết nối cung – cầu “Vì sự phát triển bền vững của HTX”
- Độc đáo mô hình nuôi cá thích ứng với lũ
- Ngư dân Quảng Trị hứng khởi bước vào vụ cá Nam
- Điện Biên chú trọng xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP
-
Thúc đẩy hợp tác giữa Trung ương Hội và Quỹ Dân số Liên hợp quốcChiều ngày 11/10, tại trụ sở Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Định, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) đã tiếp đón Đoàn Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) do ông Pio Smit, Giám đốc UNFPA khu vực châu Á - Thái Bình Dương làm trưởng đoàn.
-
Ninh Bình: Thành lập Chi hội Nông dân "5 tự, 5 cùng"Ngày 10/10, tại xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức hội nghị thành lập Chi hội Nông dân nghề nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Ninh Giang. Chi hội có 20 thành viên là hội viên nông dân tham gia.
-
Sơn La: Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, hội viên nông dân về xây dựng nông thôn mớiNgày 11/10, thành phố Sơn La, Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động cho cán bộ, hội viên tham gia thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.
-
Nông dân Mộc Châu ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất chè và rau, củ, quả sạchĐể nâng cao chất lượng, mở rộng đầu ra cho nông sản địa phương, nông dân Mộc Châu (Sơn La) tích cực ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong canh tác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, đảm bảo đầu ra đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP.
-
Ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp, Sơn La gặt hái nhiều thành tựu rực rõNhững năm qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ nông dân tiếp cận, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến nông sản, từ đó tạo bước phát triển đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của địa phương tăng trưởng nhanh, bền vững và nhiều thành tựu nổi bật.
-
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khuyến khích nông dân tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) - Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) trong những năm qua đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Việc vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia xây dựng và phát triển các hình thức kinh tế tập thể luôn là mục tiêu được Hội nông dân (HND) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đặt ra trong nhiệm kỳ 2023-2028.
-
Giải báo chí Diên Hồng: Khẳng định tinh thần xây dựng, đổi mới và phát triển của Quốc hội, Hội đồng nhân dânBan Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - năm 2025 mới ban hành công văn số 237/BTC-TT về tiếp tục phối hợp tuyên truyền, tham gia Giải Diên Hồng lần thứ 3. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm dự thi đến hết ngày 22 tháng 11 năm 2024 (theo dấu Bưu điện).
-
Nông dân Hữu Lập với các hoạt động chào mừng ngày thành lập HộiĐể thiết thực chào mừng 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930- 14/10/2024), hội viên nông dân xã Hữu Lập (Kỳ Sơn – Nghệ An) đã tích cực tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực, tạo phong trào thi đua sôi nổi tại các chi hội.
-
Bảo đảm đồng bộ trong điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc giaChủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho cả nước và từng địa phương.
-
Long An: Quy tụ nhiều "kỹ sư chân đất" có giải pháp sáng tạo độc đáoPhong trào sáng tạo của nông dân trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật tại tỉnh Long An đã tạo sức lan tỏa và thu hút nhiều hội viên nông dân tham gia. Thông qua các cuộc thi, nhiều dự án, sản phẩm, giải pháp sáng tạo về khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã kêu gọi được đầu tư.
-
1 Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024 -
2 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
3 Tôn vinh 56 “Nhà khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024 -
4 Hội Nông dân Việt Nam thăm hỏi, tặng quà nông dân bị thiệt hại bão lũ ở Bắc Giang -
5 Thị trường chứng khoán: Dòng tiền sẽ chảy vào hay tiếp tục quan sát?