Làm giàu với ý chí quyết tâm của bộ đội Cụ Hồ
Rời quân ngũ với thương tật trong người, nhưng cựu chiến binh Trương Văn Phấn đã phát huy phẩm chất của bộ đội Cụ Hồ trong cuộc chiến chống giặc đói nghèo. Từ trong khó khăn, bằng ý chí và nghị lực, ông đã cùng vợ tạo lập cơ nghiệp vững chắc, trở thành tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu ở tỉnh miền núi Bắc Kạn.
Thắng giặc đói
Sau 5 năm chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên, cựu chiến binh Trương Văn Phấn (thôn Thôm Mò, xã Quân Hà (Bạch Thông, Bắc Kạn) xuất ngũ với vết thương nặng trên đầu và những di chứng do chất độc da cam dioxin. Sau hơn 10 năm công tác tại 1 doanh nghiệp nhà nước, năm 1990, ông Phấn buộc phải nghỉ mất sức.
Về quê, sức khỏe kém, chỉ dựa vào đồng lương giáo viên ít ỏi của vợ khiến cuộc sống gia đình với 3 người con luôn đối mặt với “giặc đói”. Bản thân ông Phấn thì nghề nghiệp không, vốn đầu tư cũng không có, trong khi cơ thể bị phơi nhiễm chất độc da cam với tỉ lệ suy giảm sức khỏe tới 76%. Để không phải lâm vào cảnh túng thiếu ông quyết tâm khởi nghiệp từ nghề nông.
Ban đầu, vợ chồng ông Phấn bươn chải với đủ thứ công việc từ trồng ngô, cấy lúa, nuôi lợn gà và cả buôn bán nhỏ lẻ. Năm 2004, khi đã ngoại ngũ tuần, ông bà quyết định tham gia sáng lập một trong những Hợp tác xã đầu tiên tại huyện Bạch Thông, với ngành nghề chủ yếu là chăn nuôi lợn, buôn bán thức ăn gia súc, vật liệu xây dựng. Đến năm 2009, khi vợ nghỉ hưu, Hợp tác xã Đức Mai do 2 vợ chồng ông quản lý đã chính thức ra đời.
Khi đó, những hộ gia đình ở Bắc Kạn nuôi từ 30 đến 50 con lợn chỉ đếm trên đầu ngón tay thì vợ chồng ông mạnh dạn vay vốn, xây dựng chuồng trại, áp dụng kỹ thuật chăn nuôi mới. Nhờ tự chủ động nguồn giống, cám nên lợi nhuận cũng khá hơn so với mô hình thông thường. Có năm chỉ riêng lãi từ chăn nuôi đã đạt 500 triệu đồng.
“Xuất phát đầu tiên chỉ 6 con lợn nái rồi gia đình cứ nhân dần lên, cao điểm lên đến 50 con nái, mỗi lứa đẻ ngót nghét 500 con lợn, có năm gia đình xuất chuồng đến hơn 1.000 con lợn”, bà Mai Thị Thảo – vợ ông nhớ lại.
Những tưởng công việc làm ăn thuận lợi thì khó khăn lại ập đến. Năm 2017, giá lợn đang từ 40.000 đồng/kg, chỉ sau ít ngày đã đột ngột rớt xuống còn hơn 15.000 đồng/kg. “Cơn bão giá” ấy khiến nhiều người chăn nuôi lao đao. Khi giá lợn mới tạm ổn, trang trại phục hồi thì Dịch tả lợn châu Phi lại bùng phát khiến hơn 20 tấn lợn của gia đình ông Phấn cũng buộc phải tiêu hủy.
Thành công nhờ đổi mới
Tưởng chừng phải dừng bước, nhưng Hợp tác xã Đức Mai lại chuyển sang một hướng đi mới. Đó là sản xuất cao gắm. Đây là một loại cây leo, mọc phổ biến ở những cánh rừng tự nhiên và người dân địa phương vẫn lấy về nấu cao, chữa các bệnh xương khớp. Nhận thấy tác dụng cũng như tiềm năng của loại dược liệu này, ông Phấn mày mò tìm cách chế tạo hệ thống dây chuyền nấu cao công nghiệp để sản xuất quy mô lớn.
Ông Phấn cho biết, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, tài nguyên rừng rất phong phú, đặc biệt là cây cao gắm nhiều năm tuổi có trong rừng già vẫn còn dồi dào, đây cũng là yếu tố thuận lợi để HTX Đức Mai tiến hành sản xuất cao gắm. Để thực hiện ý tưởng, vợ chồng ông Phần đã đi học hỏi ở một số tỉnh như Yên Bái, Bắc Ninh về phương pháp nấu cao hiện đại, đồng thời mạnh dạn bỏ ra hơn 200 triệu đồng để đầu tư máy móc, thiết bị nấu cao.
Sau một thời gian dài nỗ lực, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, dưới sự vận hành của các thành viên HTX, những mẻ cao cô đặc đầu tiên đã ra đời. Thời điểm đó, chủ yếu bán cho những người thân quen. Tiếng lành đồn xa, sản phẩm cao gắm của HTX đã dần chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Đặc biệt, năm 2019, sản phẩm này đã được chứng nhận OCOP 3 sao. Với công suất hơn 1 tạ cao mỗi năm, sản phẩm của Hợp tác xã đã theo các chuyến xe đến tận các tỉnh như Thái Nguyên, Hà Nội, TP.HCM đến tận mũi Cà Mau. Thành công bước đầu giúp người cựu chiến binh này càng quyết tâm hơn trong mở rộng quy mô sản xuất.
Theo bà Thảo, để làm ra sản phẩm cao gắm đạt chất lượng không đơn giản, nguyên liệu gồm rễ, dây gắm, sau khi đem về phải làm sạch, thái lát, nghiền rồi đem đun nấu. Bình quân 3 tạ dây gắm mới cô đặc được hơn 2kg cao, thời gian nấu 7 ngày, đêm. Để làm ra những mẻ cao cô đặc, còn phải tiến hành lọc nhiều lần, đây là khâu quan trọng vì sẽ loại thải những chất cặn bã, giúp cho màu nước khi pha lên uống sẽ không có cấn, bã đọng lại. Nhờ chú trọng đến uy tín, chất lượng, mỗi năm HTX Đức Mai bán ra thị trường hàng nghìn lọ cao gắm, giá dao động 200.000 – 250.000 đồng/lọ.
Từ sự phản hồi tích cực của khách hàng, được sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, HTX đã từng bước hoàn thiện các thủ tục cần thiết để xây dựng thương hiệu Cao gắm Bảo An. Hiện sản phẩm cao gắm đã được kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn về chất lượng, có bao bì, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc…
Bên cạnh tiếp tục mở rộng sản phẩm Cao Gắm, HTX Đức Mai vẫn duy trì các lĩnh vực là chăn nuôi và kinh doanh, quản lý chợ nông thôn, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng chục lao động địa phương. Ông Lường Thái Biên, Bí thư Đảng ủy xã Quân Hà (huyện Bạch Thông), đánh giá, hiện nay xã Quân Hà đang phấn đấu cuối 2021 đạt chuẩn nông thôn mới, do đó, những mô hình kinh tế như của cựu chiến binh Trương Văn Phấn là tấm gương để bà con trong xã học tập theo để phát triển thu nhập.
Khi thì lăn lộn cả ngày với trang trại chăn nuôi, chăm sóc vùng cây nguyên liệu, lúc lại xắn tay cùng công nhân sản xuất, khi lại mày mò cặm cụi với thiết kế cho hệ thống nấu cao mới… lịch làm việc của ông Phấn hầu như không mấy khi có thời gian trống.
“Trong thời gian tới, đơn vị đang có ý định mở rộng quy mô sản xuất, nâng công suất hoạt động, chế biến đa dạng các sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu, lựa chọn của khách hàng. HTX mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành về cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tham gia các chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm để cao gắm Bảo An ngày càng đến gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh…”, ông Phấn cho biết thêm.
“Hợp tác xã đang chuẩn bị để nâng công suất dây chuyền sản xuất lên 2-3 lần, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường. Sức khỏe bây giờ đã tạm ổn, mình còn sức khỏe thì phải phát huy tinh thần bộ đội cụ Hồ”.
Ông Trương Văn Phấn.
Công Luận
-
Hòa Bình: Phát triển mô hình kinh tế tập thể giúp nông dân làm giàu -
TP. Hồ Chí Minh: Tổ chức Hội thi “Nông dân với pháp luật” năm 2024 -
Hội Nông dân huyện Trực Ninh ra mắt 03 Câu lạc bộ “Nông dân bảo vệ môi trường” -
Hội Nông dân huyện Vũ Quang tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới
- Cà Mau: Gần 100 ngàn hội viên hộ nông dân ký cam kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- 11 đội thi tham gia Hội thi Tuyên truyền viên giỏi tỉnh Bình Phước năm 2024
- An Giang: Tập trung xây dựng hình mẫu “Nông dân 5 mới”
- Hội Nông dân Việt Nam tổ chức lễ phát động Quốc gia hưởng ứng chiến dịch “Làm cho Thế giới sạch hơn” năm 2024
- Hà Tĩnh: Hội Nông dân “thổi luồng gió mới” vào chương trình xây dựng nông thôn mới
- Huyện Châu Thành: Hơn 5.000 hội viên cài đặt App Nông dân Việt Nam
- Ứng dụng chế phẩm sinh học, đưa nhãn “idor” Châu Thành bay xa
-
Nghệ An: Các cấp Hội cần tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, cách làm hiệu quả, kết quả ấn tượngSáng ngày 22/11, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, lắng nghe và nắm bắt tình hình công tác Hội và phong trào nông dân tại tỉnh Nghệ An năm 2024.
-
“Nông dân chính là tương lai của chúng ta”Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
-
Công dụng thần kỳ của nước gừng tươi trong việc giảm cholesterol, giảm cânGừng, một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, đang trở nên phổ biến vì nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm buồn nôn, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol, thậm chí giúp giảm đau đầu.
-
Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc giaTỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, xây dựng và phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
-
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá và báo chíĐó là đề nghị của ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tại Hội nghị “Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2024” tổ chức ngày 21/11/2024 tại Hà Nội.
-
Cách trồng chuối Laba cho năng suất caoChuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
-
Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyệnỦy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
-
“Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
-
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAPTháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
-
Đổi mới trên quê hương Nho QuanLà một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh