Lão nông biết làm giàu và có lòng nhân từ
Nghệ sỹ nông dân
Với những người nông dân ở thị trấn Phong Điền khi nhắc đến ông Trương Duy Hòa đều tấm tắc khen biệt tài chơi đàn ghi ta. Ông Hòa cũng là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân Tổ Dân phố Khánh Mỹ, thị trấn Phong Điền. Bước sang tuổi 59, ông Hòa vẫn giữ được vẻ tráng kiện. Với nụ cười hào sảng ông Hòa tiết lộ rằng không phải ông chọn nghề nông mà do nghề chọn ông.
Năm 1988, ông Hòa lập gia đình và theo đuổi đam mê nghệ thuật nhiếp ảnh. Nhưng cuộc sống khó khăn đã khiến ông phải quay lại với nghề nông. Ông phát triển trang trại nuôi cá, nhưng rồi vì không có vốn đầu tư nên ông phải sớm từ bỏ mô hình này.
Là người thích tìm tòi, học hỏi, sau thời gian quan sát thị trường, ông Hòa nhận thấy trồng sen là một hướng đi rất khả quan. Nghĩ là làm, năm 2002, ông vay mượn tiền đầu tư trồng sen. Ban đầu ông chỉ trồng diện tích nhỏ, về sau khi đã nắm vững kĩ thuật trồng sen, ông thuê thêm ruộng để mở rộng diện tích sen.
Nhờ biết học hỏi và đúc rút kinh nghiệm trồng sen qua mỗi vụ, ông Hòa đã thành công lớn khi chuyển đổi từ trồng sen giống cao sản sang trồng sen hồng của Huế. Hiện nay gia đình ông Hòa có 3ha đầm trồng sen. Sau khi thu hoạch vụ đại trà, ông tiếp tục chăm sóc để sen tiếp tục phát triển lứa phụ, gọi là sen tái sinh.
Ông còn sử dụng các chế phẩm sinh học để hạn chế tối đa lượng vi khuẩn trong nước và đất bùn trong đầm sen. Riêng với nước, ông sử dụng loại chế phẩm sinh học chuyên xử lý các ao hồ nuôi thủy sản để cho hiệu quả cao nhất. Gần 20 năm trồng sen, ông Hòa đã tích lũy được những kinh nghiệm trồng sen quý báu mà ít người có được.
Năm 2021, gia đình ông Hòa thu hoạch được khoảng 9 tấn hạt sen. Ông còn biết cách trồng sen sớm để kịp thu hoạch sen đầu vụ, giá bán hạt sen cao. Nhờ vậy, mỗi năm gia đình ông Hòa thu về hơn 400 triệu đồng từ việc thu hoạch 3ha sen.
“Sen là một loại cây rất mẫn cảm, do đó phải tốn công chăm sóc, đầu tư mới cho lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu biết cách làm, việc trồng sen sẽ cho hiểu quả gấp 5 đến 6 lần so với trồng lúa”, ông Hòa chia sẻ.
Theo ông Trương Diên Hùng- Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, những năm gần đây, do khí hậu thất thường, cây sen hay bị mắc một số bệnh dịch ảnh hưởng đến sản lượng. Nhưng riêng với diện tích sen hồng Huế của ông Hòa thì luôn trong trạng thái phát triển tốt, ít sâu bệnh, sản lượng cao. Có được như vậy là nhờ kinh nghiệm phong phú của ông Hòa tích lũy sau mỗi vụ sen.
Nặng lòng với những hoàn cảnh khó khăn
Không chỉ là một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, ông Hòa còn được mọi người biết đến với lối sống gương mẫu, say mê làm việc thiện và các hoạt động xã hội. Trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, ông Hòa đã trực tiếp ủng hộ và đứng ra vận động người dân hỗ trợ nhiều vật chất cho người dân các vùng dịch, các khu cách ly ở tỉnh. Ông cũng tích cực tham gia hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người dân.
“Khi huyện, tỉnh phát động hỗ trợ bà con tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp như gà, hành tím, bưởi gặp khó khăn đầu ra do dịch Covid-19, ông Hòa đều xắn tay cùng với Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện. Nhờ đó, các cấp Hội Nông dân ở huyện đã giúp tiêu thụ hơn 11.000 con gà, hơn 30 tấn bưởi và nhiều nông sản khác cho người dân”, ông Trương Diên Hùng cho biết thêm.
Chia sẻ về những nghĩa cử của ông Hòa, cô Lê Thị Thủy- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (thị trấn Phong Điền) kể: Hai năm gần đây, ông Hòa đã kết nối để giúp đỡ các em học sinh mắc bệnh hiểm nghèo. Mới đây, khi thấy lối đi vào cổng phụ của trường bị ngập úng mỗi khi mưa lũ, gây nhiều khó khăn cho các em học sinh và giáo viên, ông đã tự nguyện lắp đặt hệ thống thoát nước, khắc phục tình trạng ứ đọng nước ở đoạn đường này, qua đó giúp cô trò thuận tiện đi lại trong mùa mưa bão.
Không những tích cực trong các hoạt động xã hội ở địa phương, hơn 7 năm qua, ông Hòa đã kết nối với một số vùng khó khăn ở huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) để trực tiếp hỗ trợ người dân và các em học sinh nơi đây. Ông Hòa kể, năm 2014, sau một chuyến trải nghiệm ăn Tết tại một vùng quê thuộc huyện A Lưới, ông chứng kiến cuộc sống khó khăn mọi mặt của bà con dân tộc Tà Ôi tại xã A Roàng. Từ đó ông nhen nhóm ý định giúp đỡ bà con nơi đây.
Thấy hoạt động sản xuất của người dân vùng này còn quá thô sơ, ông Hòa tích góp tiền để mua ủng hộ họ máy tuốt lúa, máy cày và một số cây giống lâm nghiệp. Hàng năm, ông dành một phần thu nhập của mình để duy trì quỹ khuyến học cho các em học sinh nghèo vùng cao huyện A Lưới. Nhiều năm qua, số tiền ông chi cho quỹ khuyến học này đã lên đến cả trăm triệu đồng.
“Một lần lên đây thăm bà con tại nhà cộng đồng, tôi bắt gặp một em bé 10 tuổi, hai chân bị dị tật. Nhìn vào ánh mắt của cháu tôi không kìm nổi xúc động. Lần đó trong người chỉ còn đúng 500.000 đồng, tôi đã dành số tiền nhỏ đó tặng cháu uống sữa. Sau lần gặp gỡ này, mỗi năm tôi đều duy trì suất quà khuyến học 3 triệu đồng giúp cháu trang trải học tập”, ông Hòa tâm sự.
Năm 2017, ông được tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Nông dân Tổ dân phố Khánh Mỹ. Trên cương vị Chi hội trưởng, ông luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, bám sát sự chỉ đạo của Hội cấp trên để triển khai công tác Hội và phong trào nông dân đến với hội viên.
Nhận xét về những đóng góp của ông Hòa, ông Nguyễn Văn Quý - Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Phong Điền nói: “Là Chi hội trưởng Hội Nông dân, ông Hòa luôn gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào để nhân dân tin tưởng làm theo. Không kể thời gian, mưa nắng ông Hòa kiên trì vận động hội viên tham gia hoạt động Hội; hướng dẫn hội viên, nhất là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tham gia các lớp tập huấn, áp dụng tiến bộ khoa học, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp phát triển kinh tế gia đình”.
Với những nỗ lực của mình, trong nhiều năm qua, ông Trương Duy Hòa đã nhiều lần được khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong các phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các phong trào thi đua sản xuất của Hội Nông dân của huyện, tỉnh. Năm 2021, ông Trương Duy Hòa vinh dự được bình chọn là 1 trong 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc.
-
Bán hàng online - cách quảng bá, tiêu thụ sản phẩm làng nghề hiệu quả -
Bỏ phố về quê làm nông nghiệp công nghệ cao -
Tiếp sức để rừng Lâm Bình mãi là vàng -
Mô hình nuôi con đặc sản kết hợp du lịch thu tiền tỷ
- Mỗi năm thu lãi gần nửa tỷ đồng nhờ nuôi cá đặc sản trên lòng hồ thủy điện
- Thu tiền tỷ nhờ trồng nho “quý tộc”
- Nuôi ong mật núi đá, nông dân Xuân Quang bội thu
- “Tỷ phú Hai Lúa” làm giàu nhờ nuôi tôm công nghệ cao
- Chăn nuôi bò sữa làm giàu ở Duy Tiên
- Thành tỷ phú từ thương hiệu “trứng gà Cẩm Đông”
- Thuần hóa rau dại… thu lại tiền tỷ
-
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa DominicaTừ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Dominica đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
-
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-MalaysiaTrong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
-
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm điểm mới cơ bảnVới đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
-
Nghệ An: Tham quan, chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trườngThực hiện Kế hoạch hoạt động Dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế". Trong hai ngày 20 và 21/11, Ban Quản lý dự án xử lý rác thải Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức hai đoàn tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm cho tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường tại huyện Quỳnh Lưu.
-
Hội chợ dược liệu 2024: Tiềm năng trường còn rất lớn đối với vùng nguyên liệu dượcHội chợ dược liệu, y dược cổ truyền sẽ góp phần giúp hình thành chuỗi giá trị liên kết giữa người nông dân nuôi trồng dược liệu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng; đồng thời, giới thiệu dược liệu, sản phẩm dược liệu đặc hữu, đặc thù của Việt Nam với quốc tế.
-
Hội Nông dân huyện Diễn Châu đã chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, xây dựng Hội, xây dựng mô hình, điển hìnhChiều ngày 21/11/2024, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) cùng đoàn công tác đã có chuyến làm việc tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, thăm và lắng nghe tình hình công tác Hội và phong trào nông dân cơ sở năm 2024.
-
Hưng Yên gặt hái thành công với 271 sản phẩm OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) – Hưng Yên đang đẩy mạnh chương trình OCOP với mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 265 - 280 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao. Sau 6 năm triển khai, tỉnh đã có 271 sản phẩm OCOP được công nhận, góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh của các làng nghề, địa phương.
-
Thanh Hoá: Tập huấn nghiệp vụ phòng, chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dânTrong 2 ngày 21 và 22/11, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức chương trình tập huấn về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại tố cáo, và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác phòng chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn.
-
Đoàn công tác Trung ương Hội NDVN thăm và làm việc tại tỉnh Đồng ThápNgày 20/11, tại tỉnh Đồng Tháp, Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) do ông Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Ban chấp hành Trung ương Hội NDVN làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, kiểm tra thực tế và thăm các mô hình sản xuất tại trên địa bàn tỉnh.
-
Nghệ An: Phát huy vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mớiHiệu quả từ Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Nghệ An thực sự là luồng gió đổi mới, làm thay đổi căn bản diện mạo khắp các vùng nông thôn của tỉnh. Những kết quả đạt được này mang đậm dấu ấn, vai trò quan trọng của các cấp Hội Nông dân (HND) Nghệ An.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh