
Nhà trình tường thường được xây dựng ở miền núi phía Bắc nước ta, rất vững vàng và chắc chắn, phù hợp với điều kiện sống và khí hậu vùng cao. Nhiều khách du lịch lần đầu ghé Lạng Sơn, ngắm những ngôi nhà thấp thoáng ẩn hiện trong núi đồi lãng đãng sương mây không khỏi ngỡ ngàng, tưởng bước chân đang lạc miền cổ tích.
Người đồng bào Tày – Nùng ở biên giới Lạng Sơn đã tạo nên những ngôi nhà trình tường kiên cố, có nhà dù đã trăm năm đi qua mà vẫn toát lên vẻ đẹp tựa thưở ban đầu.



Không cần nguyên vật liệu hiện đại, người Lạng Sơn xây nhà trình tường bằng chính những gì mà thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất này. Tường nhà được làm từ đất sét nén chặt vào khung sườn gỗ, có độ dày trung bình từ 50 – 70cm, mái nhà được lợp bằng cỏ gianh hay ngói dày. Mỗi nhà có diện tích chừng 60m2 đến 80m2. Người đồng bào ở Lạng Sơn thường bắt đầu xây nhà trình tường vào khoảng tháng 10 âm lịch có vị trí đẹp, để khi xuân đến Tết về là có nhà mới vào ở ngay, cùng vui nhau vui hội.


Đến Lạng Sơn, chẳng cần đi đâu xa, chỉ cần vi vu dọc đường quốc lộ là du khách cũng có thể bắt gặp ngay từng dãy từng dãy nhà trình tường mái ngói âm dương lấp ló sau vườn cây xanh mướt. Có một điều khá thú vị mà du khách nếu để ý sẽ thấy ngay chính là những ngôi nhà trình tường hầu hết đều quay về hướng Nam. Người Tày – Nùng cho rằng như thế sẽ đón được linh khí thuần túy của đất trời và hòa hợp cùng thiên nhiên hơn. Tại Bản Khiếng, cửa khẩu Chi Mai, nhà trình tường còn được xây tận hai tầng và có hàng đá bao quanh nhà, trông rất thơ tình.

Ít nơi nào lại có nhà nhiều cửa như nhà trình tường ở xứ Lạng, những ngôi nhà cổ có đến 10 cửa sổ, tất cả các cửa chính và cửa phụ được thiết kế đối xứng nhau, trông rất đẹp mắt. Trước ngõ, trong sân, ngoài vườn, người đồng bào thường trồng thêm các loại hoa và cây xanh, mùa đông cây trơ cành khẳng khiu, xuân về lại long lanh màu hoa nở rộ, đến hè lại mướt mát trong nắng. Khoảnh khắc nào cũng đẹp, khoảnh khắc nào cũng khiến lòng người xao xuyến bồi hồi.


Muốn chiêm ngưỡng ‘kiệt tác’ còn vương trên những ngôi nhà trình tường lâu đời mà người xưa để lại, khách du lịch nên về các thôn bản giáp biên giới như Đình Lập, Lộc Bình, Cao Lộc. Ở Cao Lộc, các ngôi nhà xưa vẫn còn nguyên vẻ đẹp mộc mạc đơn sơ với kết cấu hàng trăm năm trước, không pha tạp dù chỉ là kiểu dáng hay chi tiết nhỏ nhất.
Nhà trình tường tuy nhìn giản đơn vậy nhưng lại chống chịu với thời tiết tốt hơn cả những ngôi nhà hiện đại ở miền xuôi. Đông đến, vách đất dày có thể ngăn sương mùa và cái lạnh ngắt đến độ cắt da cắt thịt ở miền núi. Nhưng khi đến hè, nhà trình tường lại trở nên mát mẻ, bước vào phòng, bạn có thể cảm nhận luồng hơi ẩm ương mát lành chẳng khác nào được bật điều hòa, thích thú vô cùng.


Mang trong mình một vẻ đẹp bình yên giữa núi rừng hùng vĩ, những bản làng với nhà trình tường ở Lạng Sơn cứ thế hấp dẫn đôi chân du khách dừng lại, ngắm nghía thật lâu và muốn ‘mang’ cả về miền xuôi. Dao bước từ đầu đến cuối bản, du khách sẽ thấy lòng an nhiên đến lạ trước khung cảnh cổ kính đầy thơ mộng của những ngôi nhà trình tường. Đây cũng là nét văn hóa đặc sắc ở rẻo cao mà ai cũng mong được một lần trải nghiệm.

Thăm làng trình tường, du khách còn có cơ hội hòa mình vào cuộc sống miền sơn cước. Là lúc hồ hơi vui đùa cùng trẻ em vùng cao, vang lên nụ cười hào sảng như núi rừng. Là lúc lắng nghe những câu chuyện đời, chuyện người, chuyện kể đã đi vào thi ca của già làng. Là lúc tận mắt nhìn cô gái Tày duyên dáng bên khung dệt, khẽ một nụ cười thẹn tựa như mật ngọt làm trái tim lạc lối tận nơi nào. Những giây phút bình dị ấy thôi, bỗng nhiên trở thành hồi ức quý giá, đã đi qua là nhớ mãi chẳng quên được.


Gió vẫn rì rào lay cành cây đung đưa quyện trong bản nhạc tình, mây vẫn thăm thẳm dịu vợi trên cao, nắng vẫn vàng ngọt đong đầy miền hoan hỉ và hoa vẫn thắm trên cành. Chỉ có bước chân người là vội vàng tới, vội vàng yêu, vội vàng xa rồi lại vội vàng mong nhớ. Để những kỷ niệm đầy theo năm tháng, thèm lắm thêm lần nữa quay về xứ Lạng, lang thang qua những ngôi nhà trình tường, nghe chim hót hoa rung rinh vương xuống tóc mai. Bình yên đến rồi.
Nguyệt Ánh
-
Người dân Hội An đồng thuận cao với việc kiểm soát vé tham quan phố cổ
-
Vĩnh Long: Du lịch phục hồi tích cực
-
Đồng tháp: Phát triển du lịch xanh trên đất Sen hồng
-
“Hoa cúc biển” Cửa Lò (3): Để triệu du khách hẹn nhau tìm về…
- “Hoa cúc biển” Cửa Lò (2): Khám phá văn hoá Việt trong hương vị nước mắm
- “Hoa cúc biển” Cửa Lò (1): Điểm nhấn độc đáo trên bản đồ du lịch miền Trung
- Cơ hội vàng cho du lịch Việt Nam phục hồi và phát triển
- Thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) giới thiệu nhiều sản phẩm du lịch xanh
- Lễ hội Hoa Ban ở Điện Biên chào đón du khách
- Cảng khách Ao Tiên, Vân Đồn miễn phí vé qua cảng cho người dân 5 xã đảo
- Lên Mẫu Sơn ngắm hoa đào sau Tết
-
Kiểm tra chiến dịch bổ sung vitamin A cho hàng nghìn trẻ tại Hà NộiNgày 1/6, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Đào Hồng Lan làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác tổ chức chiến dịch đợt 1 bổ sung vitamin A cho hơn 392.000 trẻ tại Hà Nội. Dự kiến, cả nước có hơn 6 triệu trẻ sẽ được bổ sung vitamin A đợt này.
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ vấn đề lập dự toán ngân sáchBộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã phát biểu trước Quốc hội làm rõ các vấn đề liên quan đến lập dự toán ngân sách, đến chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, đến số tồn dư ngân sách, quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, kinh phí cho chương trình tiêm chủng…
-
Nhiều mô hình phòng tránh đuối nước cho trẻVừa mới đầu Hè, nhiều nơi đã liên tục xảy ra đuối nước trẻ em. Từ năm 2022 đến nay, tại tỉnh Quảng Trị, 25 trẻ em tử vong do đuối nước. Trong tổng số trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích thì tỷ lệ trẻ em bị tai nạn đuối nước chiếm hơn 50%. Tỉnh Quảng Trị đang triển khai nhiều mô hình, giải pháp giúp giảm nguy cơ đuối nước.
-
Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được cung cấp cả bản điện tửTừ 1/6, kết quả của các hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được cung cấp đồng thời cả bản điện tử có đầy đủ giá trị pháp lý cho người dân, doanh nghiệp.
-
Triển khai các biện pháp cấp bách giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu biên giới phía BắcThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 492/CĐ-TTg ngày 31/5/2023 về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách nhằm giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
-
Sầu riêng Việt Nam "đắt hàng" tại thị trường Trung QuốcQuả sầu riêng tươi Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, chiếm 83% tổng trị giá xuất khẩu trái cây.
-
Huy động nguồn lực xã hội tham gia truyền thông dự thảo chính sáchViệc huy động nguồn lực xã hội tham gia công tác truyền thông dự thảo chính sách là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong Đề án 407 được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
-
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: "Quyết tâm công phá tâm lý sợ trách nhiệm"Cho rằng tình trạng cán bộ công chức né tránh, sợ trách nhiệm là biểu hiện của suy thoái về chính trị cần nghiêm khắc phê phán, triệt tiêu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh phải quyết tâm công phá tâm lý này.
-
Những vấn đề đặt ra về hoàn thiện pháp luật, chính sách đối với hợp tác xã trong giai đoạn mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Thực tiễn gần 10 năm thực hiện các quy định của luật HTX và các văn bản chính sách đối với HTX đã nảy sinh các vấn đề cần được nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện nhằm thúc đẩy HTX phát triển vừa đúng bản chất mà Liên minh HTX quốc tế đã đưa ra, vừa thích ứng được với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay và những năm tới.
-
Hải quan: Xây dựng phương án đấu tranh phòng chống ma túy tại các địa bàn 'nóng'Lực lượng Hải quan tập trung phối hợp xây dựng phương án đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy tại địa bàn “nóng” hiện nay là tuyến hàng không, chuyển phát nhanh và một số địa bàn, cửa khẩu trọng điểm.
-
1 Ấn tượng về “nữ thủ lĩnh” Xuân Lộc
-
2 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
3 Nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao được thực hiện đồng bộ
-
4 Dưa hấu Xuân Hồng – vị ngọt kết tinh từ nắng miền Trung
-
5 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"