

Tiếng lành đồn xa, nhiều nông dân tìm đến xin học nghề
Trong nhiều năm qua, đã có nhiều nông dân ở các quận, huyện của TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai... tìm đến lớp học trồng cây cảnh, tạo thế dáng cho cây bonsai, nuôi trồng hoa mai… của ông Tân để học nghề. Bài giảng của ông Tân bao gồm phần lý thuyết gắn với thực hành theo kiểu "cầm tay chỉ việc" nên rất dễ hiểu, dễ thuộc, dễ làm. Nhiều nông dân được học nghề bởi ông Tân bày tỏ “ông Tân dạy dễ hiểu lắm, chúng tôi về áp dụng là được liền”.
Từ năm 2007 đến nay, được sự cho phép của Hội Nông dân xã Tân Phú Trung, ông Tân đã mở 15 lớp đào tạo miễn phí về làm bonsai, thiết kế sân vườn, ghép mai vàng cho nhiều cá nhân có nhu cầu chuyển đổi ngành nghề như sản xuất nông nghiệp thu nhập thấp, kinh doanh, dịch vụ sang sản xuất cây, hoa kiểng. Trung bình mỗi lớp học của ông có 25 học viên theo học. Sau khi kết thúc khóa học, mỗi học viên đầu tư sản xuất tại nhà, nếu có khó khăn về giống, sẽ được ông Tân hỗ trợ cung cấp và giúp học viên tìm đầu ra cho sản phẩm.
Theo đánh giá của ông Tân, qua 15 lớp ông đã đào tạo, có 30% học viên theo nghề, lập vườn kiểng với quy mô tương đối lớn từ 5.000 đến 10.000 m2; có 50% học viên áp dụng kiến thức đã học vào sản xuất, kinh doanh cây, hoa kiểng theo hướng lấy kinh tế làm chính, không chú trọng vào việc trở thành nghệ nhân; 20% học viên còn lại áp dụng kiến thức vào việc chăm sóc cây kiểng của gia đình.
Ngoài những lớp dành cho học viên mới vào nghề, ông Tân còn mở các lớp học nâng cao cho các học viên đã biết cơ bản về Bonsai, cây kiểng làm ra các sản phẩm đẹp hơn, có giá trị kinh tế cao hơn. Nhờ các lớp đào tạo miễn phí của ông Tân, đã có nhiều nông dân biết vận dụng kỹ thuật vào sản xuất, có việc làm ổn định và mang lại thu nhập cao.
Xuất ngoại học cách làm cây kiểng
Ông Tân hiện là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Xúc tiến thương mại huyện Củ Chi, với vai trò tìm đầu ra cho hoa kiểng, bonsai trên địa bàn huyện ông Tân đã tham gia nhiều buổi tập huấn, hội thảo chuyên đề do các cấp Hội Nông dân và sở, ngành Thành phố tổ chức; tham gia nhiều chuyến đi nước ngoài như Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan để học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu kỹ thuật sản xuất hoa lan, thiết kế nhà vườn, cách tổ chức sự kiện, hội chợ triển lãm, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm…
Tại Thái Lan, ông được học mô hình trồng lan chuyên nghiệp, hoa lan được trồng thành từng vùng tập trung, diện tích nào cũng làm được. Ở vùng đất thấp như ruộng lúa nước, nông dân Thái Lan làm giàn treo, đi lại chăm sóc bằng những cây cầu gỗ len lỏi giữa các giàn lan. Tất cả các mô hình từ cây kiểng, phong lan, cá kiểng, hòn non bộ… đều được tổ chức tập trung thành vùng lớn. Ở Nhật Bản, ông Tân đã học 33 kiểu dáng bonsai, sau khi về nước ông đã áp dụng kiến thức học được làm ra các sản phẩm và được trưng bày giới thiệu ở 6 cuộc triển lãm. Nhờ những lần triển lãm này mà sản phẩm, thương hiệu của ông bắt đầu được cả nước biết đến.
Nhờ sự kiên trì tìm tòi, học hỏi, mạnh dạn đầu tư ứng dụng có chọn lọc về công nghệ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, hiện gia đình ông có 100 nghìn sản phẩm bán ra thị trường, cho doanh thu khoảng 2,5 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí thu về trên 250 triệu đồng/năm và tạo việc làm cho 40 lao động tại địa phương.
Ông Tân cho hay, là một trong những người tiên phong kêu gọi những nông dân trồng cây cảnh- hoa kiểng trong và ngoài địa bàn xã tổ chức chợ phiên nông sản để giới thiệu sản phẩm cây kiểng của địa phương đến với người tiêu dùng.
“Hàng năm, vào dịp lễ 30/4, tôi phối hợp với UBND xã, Hội Nông dân xã Tân Phú Trung tổ chức chợ phiên nông sản nhằm trưng bày, giới thiệu các sản phẩm chủ lực, tiêu biểu của địa phương, qua đó tìm đầu ra cho sản phẩm. Trung bình mỗi phiên chợ thu hút khoảng 1.000 lượt khách đến tham quan, mua sắm. Bên cạnh đó, từ năm 2012 đến nay tôi còn tham gia tổ chức “Chợ phiên nông sản- Đồng hành cùng hàng Việt”, Ngày hội văn hóa thể thao nông dân Củ Chi tại Trung tâm Văn hóa huyện Củ Chi…”, ông Tân thông tin.
Một nguyên tắc giúp ông Tân kinh doanh thành công đó là “bán mà không buông”. Theo lý giải của ông Tân, sau khi bán một sản phẩm cho khách hàng, cửa hàng của ông vẫn tiếp tục bảo hành, chăm sóc sản phẩm đó cho khách.
Ngoài cửa hàng hoa kiểng, ông còn xây dựng website bán hàng trực tuyến, việc bán hàng qua mạng chiếm 60-70% tổng số lượng sản phẩm cây kiểng, bon sai xuất bán.

-
Những thứ tự ưu tiên khi chọn ngành, chọn trường đại học
-
Nghệ An: Bế giảng 2 lớp đào tạo nghề tại huyện Quỳ Châu
-
Danh sách các cơ sở đào tạo sử dụng IELTS để xét tuyển đại học năm 2023
-
Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo giai đoạn 2023 – 2026
- Năm 2023 điểm ưu tiên khu vực được điều chỉnh như thế nào?
- Bộ GD&ĐT: Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 sớm hơn năm 2022
- Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với Bộ GDĐT về những vấn đề vướng mắc của ngành
- Công bố kế hoạch tuyển sinh đại học 2023 trong tháng 2; bắt đầu đăng ký xét tuyển vào tháng 7
- Bộ GD&ĐT lên tiếng trước đề nghị bỏ phương thức xét học bạ vào đại học
- Cơ hội việc làm cho hơn 55.000 lao động tại 10 tỉnh phía bắc
- Tuyển sinh 2023: Các trường đại học mở một loạt ngành mới
-
Bình Dương là một trong những địa phương làm rất tốt việc giải ngân vốn đầu tư côngNgày 25/3, tại tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Chương trình “Bình Dương Khởi động - Kết nối - Phát triển mới”; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, cùng Lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; các đồng chí Lãnh đạo các tỉnh, thành đã tham dự.
-
Đào tạo giảng viên nguồn về xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong 2 ngày 22/3 - 23/3, tại TP Vinh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức khóa tập huấn đào tạo giảng viên nguồn (khóa 2) về xử lý rác thải hữu cơ, thân thiện với môi trường.
-
Thủ tướng nhắn nhủ thế hệ trẻ 'dám nghĩ, dám làm, dám khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo'Sáng 25/3, tại TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự lễ Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ V năm 2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức.
-
Bắt tạm giam đối tượng chôn lấp hơn 600 tấn chất thải ra môi trườngNgày 21/3, Công an tỉnh Bình Dương thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Tô Văn Hải - đối tượng chôn lấp hơn 600 tấn chất thải ra môi trường, để điều tra làm rõ theo quy định
-
TP.Hồ Chí Minh hợp tác phát triển kinh tế xã hội với các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung BộSáng 25/3, tại TP.Vinh (tỉnh Nghệ An) đã diễn ra Hội nghị tổng kết Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM với một số địa phương phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
-
Tiếp sức để gà thương phẩm Phủ Lý vươn xa(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong sáng ngày 24/3 tại xã Phủ Lý (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên), Quỹ Hỗ trợ Nông dân (Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên) đã tổ chức giải ngân 750 triệu đồng cho 10 hộ dân trên địa bàn xã để phát triển “Chăn nuôi gà thương phẩm”.
-
Chủ tịch nước: Phong trào “Nghìn việc tốt” phát huy nét đẹp văn hoá người Việt NamTối 24/3, tại Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã dự lễ kỷ niệm 60 năm phong trào “Nghìn việc tốt” và tuyên dương “Dũng sỹ nghìn việc tốt” toàn quốc do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh phối hợp tổ chức.
-
Hai huyện của tỉnh Đồng Nai quyết tâm về đích huyện nông thôn mới nâng cao trong năm nayNăm 2023, Đồng Nai tiếp tục đặt mục tiêu cao trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Đặc biệt, 2 huyện Xuân Lộc và Định Quán đặt mục tiêu về đích huyện NTM nâng cao vào năm 2023.
-
Uỷ quyền cho địa phương cấp, quản lý mã số vùng trồng nông sản xuất khẩuNgày 23/3, Bộ NN-PTNT có văn bản số 1776 (sau đây gọi la văn bản 1776) gửi Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Sở NN-PTNT các tỉnh về việc cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu. Theo đó, quy định mới về cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu sẽ được phân cấp triệt để về địa phương.
-
An Phú Trung từng bước chuyển đổi số để bắt kịp nhịp thở thời đạiXã An Phú Trung là một xã vùng ven của huyện Ba Tri - Tỉnh Bến Tre cách trung tâm huyện 9km, là một xã thuộc tiểu vùng V của huyện Ba Tri, kinh tế chính của bà con trong xã 80% nông nghiệp với diện tích đất sản xuất là 963,77 ha (chủ yếu trồng lúa và chăn nuôi); 20% cơ sở kinh doanh, dịch vụ mua bán nhỏ lẻ. Đến nay, Tân Phú Trung đang từng bước triển khai chuyển đổi số để bắt kịp hơi thở của thời đại.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh