Nâng chất sản phẩm OCOP để khẳng định thương hiệu
Du lịch là cốt lõi để phát triển sản phẩm OCOP
Có thể nói, con đường để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm của địa phương nhanh chóng và hiệu quả nhất là con đường phát triển du lịch. Chính sự trải nghiệm của du khách sẽ là kênh dẫn đưa sản phẩm đến với khách hàng một cách hữu hiệu nhất. Vì lẽ đó, hiện nay huyện Bố Trạch tiếp tục xây dựng kế hoạch đưa các loại hình du lịch vào trong lộ trình phát triển chuỗi sản phẩm OCOP.
Bố Trạch là huyện có vị trí địa lý đặc biệt, nằm ngay cửa ngõ phía Bắc thành phố Đồng Hới vừa tiếp giáp với Biển Đông và tiếp giáp với đường biên giới Việt Lào. Đặc biệt, Bố Trạch có các tuyến đường giao thông huyết mạch ngang qua như đường mòn Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1A, các tuyến đường tỉnh lộ như 2,2B; tỉnh lộ 3; tỉnh lộ 11 nối thông mạch với đường trọng điểm thông tuyến ngang - dọc tương đối hoàn chỉnh.
Từ lợi thế huyện có biển, có đồi núi, có đồng bằng để tận dụng kết hợp các loại cây, con phù hợp điều kiện đặc thù và giao thương thuận tiện. Cùng với đó, người dân Bố Trạch luôn mang sẵn bản tính cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất và thiên nhiên ban tặng danh thắng Phong Nha - Kẻ Bàng để phát triển du lịch... là những lợi thế để Bố Trạch phát triển trong thời gian tới.
Tiềm năng du lịch tuyến Phong Nha - Đá Nhảy đang từng bước phát triển với lượng du khách ngày càng tăng, cửa khẩu Cà Ròong - Noong Ma khai thông tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán; Hàng động Sơn Đòong được phát hiện và công nhận là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới thu hút một lượng khách rất lớn... Cùng với đó, huyện Bố Trạch còn có những lợi thế riêng để phát triển du lịch cộng đồng nông thôn ở các vùng như Hưng Trạch, Cự Nẫm, Lý Trạch...
Là địa phương có số sản phẩm OCOP đạt chất lượng nhất tỉnh, Bố Trạch tiếp tục nâng cao các chuỗi sản phẩm đã đạt chất lượng 3 sao, 4 sao như: Nước mắm truyền thống Ngọc Biển, cá thu nguyên con, mực lá cắt lát, cá mú nguyên con, bột sắn dây sông Dinh, măng khô rừng Cà Ròong, miến gạo sâm Bố Chính, dầu lạc Phong Nha, trà cà gai leo Linh Chi Tuấn Linh... và bổ sung nhiều sản phẩm địa phương vào danh sách OCOP của tỉnh trong thời gian tới. Hiện tại, huyện Bố Trạch có 37/49 sản phẩm OCOP toàn tỉnh.
Việc phát triển du lịch cộng đồng được coi là yếu tố tham gia trực tiếp vào sự phát triển của xã hội. Hiện nay loại hình du lịch này đang được chú trọng và mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho người dân bản địa. Du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn là dịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương trong đó có những sản phẩm ưu thế mang lại lợi tức kinh tế...
“Các loại hình du lịch ở Bố Trạch có nhiều tiềm năng để “đánh thức” và nâng cấp sản phẩm OCOP. Ngành “công nghiệp không khói” này đã và đang được tỉnh và huyện quan tâm. Việc xây dựng các sản phẩm OCOP về dịch vụ du lịch nông thôn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân cũng như khai thác, bảo tồn bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững”, ông Nguyễn Văn Thủy - Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch chia sẻ.
Hỗ trợ và phát triển sản phẩm OCOP phù hợp với lợi thế
Mặc dù thị trường tiêu thụ còn có những hạn chế nhưng kế hoạch xây dựng thương hiệu cho sản phẩm OCOP đã chiếm được thị phần khá lớn ở các tỉnh, thành phố với các sản phẩm như cà gai leo, rượu Xuân Hưng, miến gạo Sông Son,.... Việc đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử cũng đã góp phần không nhỏ trong việc tiêu thụ sản phẩm. Kể từ lúc đưa sản phẩm lên sàn có nhiều sản phẩm bán được số lượng rất lớn.
Để phát triển sản phẩm OCOP phù hợp với lợi thế và điều kiện của từng địa phương, ngay từ đầu huyện đã quy hoạch từng vùng nguyên liệu, cây, con theo vị trí địa lí đáp ứng với điều kiện thổ nhưỡng để phát huy tốt giá trị kinh tế cho người dân. Chính nhờ biết tận dụng lợi thế đó mà hiện nay Bố Trạch có nhiều sản phẩm OCOP đạt chất lượng 3 sao, 4 sao như: Sản phẩm miến gạo sâm Bố Chính của HTX sinh thái Sông Son (Mỹ Trạch) và sản phẩm hải sản (gồm: mực lá nguyên con, mực ống nguyên con, cá chim nguyên con, mực ống cắt lát, mực lá cắt lát, cá thu nguyên con, cá mú nguyên con, cá hố nguyên con, cá ngừ nguyên con, cá thu cắt lát, cá mú cắt lát) của Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Thanh Quang (Thanh Trạch) được xếp hạng 4 sao...
Đồng thời, huyện tiếp tục phân loại các sản phẩm được đánh giá, phân hạng để có những chính sách hỗ trợ nâng cấp, hoàn thiện về sản phẩm. Phấn đấu năm 2022 nâng hạng sao từ 2-3 sản phẩm OCOP được tỉnh công nhận giai đoạn 2019-2021. Cùng với đó, là hỗ trợ phát triển sản phẩm mới trên phương án rà soát, lựa chọn sản phẩm gắn với lợi thế, thế mạnh của địa phương, ưu tiên các ý tưởng sản phẩm mới, đặc biệt là sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống; Phấn đấu năm 2022 phát triển tối thiểu 10 -15 sản phẩm mới đạt từ 3 sao trở lên. Với những sản phẩm sau rà soát đủ điều kiện huyện sẽ hỗ trợ quản lý nhãn hiệu, tem nhãn mác sản phẩm tham gia chu trình OCOP; Hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn mác, kiểm nghiệm chất lượng đối với các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.
Một trong những hỗ trợ thiết thực nhất mà Bố Trạch đang hướng tới là thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ hướng đến xuất khẩu. Mặt khác, hàng năm huyện tổ chức các phiên chợ Xuân, hội chợ trưng bày các gian hàng trưng bày sản phẩm, xây dựng trung tâm các sản phẩm OCOP, đặt các gian hàng quảng bá sản phẩm của địa phương ngay tại điểm du lịch. Song song với những hoạt động đó là sản phẩm được sản xuất và đến với tay người tiêu dùng đảm bảo chất lượng, mẫu mã bắt mắt và yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm, công tác hậu kiểm luôn được đặt lên hàng đầu. Nhờ đó, sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện ngày một nâng cao cả về chất và lượng.
- Sơn La: Tôn vinh 25 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2024
- Cà Mau: Tăng cường công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
- Lâm Đồng: 18 chủ thể được cấp Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”
- Xã Tiến Thịnh huy động nội lực tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao
- Bài 3: Củng cố “điểm tựa” vững chắc
- Phum sóc rộn ràng đoàn kết xây dựng quê hương
- Huyện Định Hóa về đích nông thôn mới sau 13 năm nỗ lực
-
Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyệnỦy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
-
“Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
-
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAPTháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
-
Đổi mới trên quê hương Nho QuanLà một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".
-
Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển(Tapchinongthonmoi.vn) - Bằng nhiều giải pháp thiết thực như: Đào tạo, bồi dưỡng; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; chuyển giao công nghệ, khoa học; tiếp cận vốn… Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Hưng Yên đã và đang trở thành “bà đỡ” cho kinh tế tập thể ở Hưng Yên ngày một phát triển.
-
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa DominicaTừ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Dominica đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
-
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-MalaysiaTrong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
-
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viênBộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí: Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể; chưa xem xét, xử lý kỷ luật đồng chí Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.
-
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm điểm mới cơ bảnVới đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
-
Nghệ An: Tham quan, chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trườngThực hiện Kế hoạch hoạt động Dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế". Trong hai ngày 20 và 21/11, Ban Quản lý dự án xử lý rác thải Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức hai đoàn tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm cho tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường tại huyện Quỳnh Lưu.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh