Nghị trường “nóng” chuyện xăng dầu, đất đai
Phiên chất vấn đầu tiên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ khóa XV đối với Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà, ngày 16/3 được đánh giá là diễn ra sôi nổi, trách nhiệm cao, thẳng thắn và xây dựng với tổng số 64 đại biểu đăng ký chất vấn, trong đó có 48 đại biểu tham gia chất vấn, 10 đại biểu dùng quyền tranh luận.
Có thể khẳng định, một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu ứng của phiên chất vấn và trả lời chất vấn này chính là việc lựa chọn đúng và trúng hai lĩnh vực đang được dư luận cử tri hết sức quan tâm, trong đó nổi lên là nguồn cung, giá cả xăng dầu và quản lý đất đai, đấu giá đất.
Diễn biến trên nghị trường cho thấy rõ điều đó khi ý kiến, nguyện vọng của cử tri được các đại biểu Quốc hội phản ánh mạnh mẽ, với dẫn chứng cụ thể và đề nghị có giải pháp rõ ràng, khẩn trương để giải quyết hiệu quả trong bối cảnh nỗ lực phục hồi kinh tế.
Trước hết, liên quan tới xăng dầu - mặt hàng thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, có tác động rất lớn tới các chỉ tiêu về kinh tế vĩ mô, nhất là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Các ý kiến nhìn chung ghi nhận nỗ lực của Chính phủ, Bộ Công Thương trong việc triển khai các giải pháp để điều hành giá xăng dầu, thúc đẩy sản xuất, nhập khẩu và cung ứng xăng dầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, diễn biến thực tế cho thấy giá xăng dầu tiếp tục nâng cao, cơ cấu giá cần rà soát thêm, nguồn cung xăng dầu trong nước không đáp ứng được theo kế hoạch do sụt giảm sản lượng của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn. Việc điều hành giá xăng dầu trong điều kiện giá cả biến động lớn vẫn theo quy định thông thường định kỳ 10 ngày một lần, nên có thời điểm còn có khoảng cách so với thị trường, còn xảy ra tình trạng một số đơn vị kinh doanh đóng cửa, tạm ngừng hoạt động, cung ứng nhỏ giọt, bán nhỏ giọt, làm tình hình phức tạp thêm.
Thành viên Chính phủ khẳng định với các giải pháp đã và đang triển khai cả về sản xuất và nhập khẩu thì lượng xăng dầu vẫn đủ phục vụ cho sản xuất và đời sống trong thời gian tới, song điều mà nhiều đại biểu băn khoăn và mong muốn là cần giải pháp căn cơ để doanh nghiệp và người dân bớt khó khăn hơn sau khi trải qua thời gian dài chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh; chủ động hơn về mặt hàng đặc biệt này để hạn chế lệ thuộc vào nhập khẩu, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều yếu tố tác động tới giá xăng dầu.
Chính vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu nâng cao năng lực dự báo, sát sao, quyết liệt hơn để ổn định nguồn cung, bình ổn giá xăng dầu, đảm bảo sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân. Có giải pháp phù hợp hơn để giải quyết được cung từ nhà máy lọc dầu Nghi Sơn. Cân đối, điều hành kịp thời, linh hoạt giữa sản xuất, nhập khẩu dự trữ để đảm bảo nguồn cung trong ngắn hạn và dài hạn.
Cùng với đó cần có giải pháp hiệu quả đảm bảo giá xăng dầu phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, an ninh kinh tế. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, trái quy định.
Đối với lĩnh vực tài nguyên – môi trường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá công tác quản lý đất đai, đô thị có nhiều chuyển biến tích cực, chặt chẽ, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hệ thống chính sách pháp luật vẫn còn nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, không đồng bộ, có nội dung chưa bao quát hết các phát sinh trong thực tiễn. Công tác quy hoạch, kế hoạch phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất còn chậm, còn có quy hoạch treo, dự án treo, gây bức xúc cho xã hội, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Không ít đại biểu bức xúc khi vi phạm về đất đai vẫn còn phức tạp, vi phạm trong xác định giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thực hiện giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá. Tình trạng lấn chiếm đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp chưa được xử lý dứt điểm. Tự ý phân lô bán nền, chuyển quyền sử dụng đất không đúng quy định dẫn đến có trường hợp phải khởi tố hình sự.
Về trách nhiệm và giải pháp ngăn chặn tình trạng lợi dụng các phiên đấu giá để trục lợi, Chính vì vậy, Chính phủ đã có nhiều quyết tâm để hoàn thiện hệ thống pháp luật, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương về việc thực hiện các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, hứa mua, hứa bán về đất đai. Công tác đấu giá, mua, bán, chuyển nhượng đất đai đã dần đi vào nề nếp, khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí, tăng nguồn thu phục vụ cho nhu cầu phát triển.
Tuy nhiên, quy định của pháp luật về đấu giá đất chưa đồng bộ, cơ chế để ngăn ngừa trục lợi trong đấu giá đất còn bất cập, chưa đủ mạnh, còn xảy ra gian lận, vi phạm trong đấu giá đất, dìm giá, đấu giá, đầu cơ đất đai, có hiện tượng bỏ giá cao bất thường rồi bỏ cọc như ở Thủ Thiêm (TP.HCM) gây dấu hiệu, hiệu ứng tiêu cực, ảnh hưởng lớn đến thị trường nhà đất, đến thu hút đầu tư, gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng. Có ý kiến đại biểu Quốc hội còn đặt vấn đề nên chăng xử lý hình sự với hành vi làm lũng đoạn thị trường để tăng tính răn đe.
Bên cạnh đó, hợp đồng mua bán, giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền trên đất còn quy định ở nhiều văn bản pháp luật và còn có nội dung chưa đồng bộ, thống nhất, ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện. Thậm chí có những quy định nếu không sửa thì cán bộ còn vi phạm, kết luận thanh tra sẽ còn khác nhau.
Một trong những nội dung được nhấn mạnh và đồng thuận là sắp tới sẽ rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến đấu giá quyền sử dụng đất, không để xảy ra tình trạng lợi dụng các phiên đấu giá để trục lợi. Đặc biệt là quy định chặt chẽ về điều kiện tham gia đấu giá như năng lực tài chính, việc xác định giá khởi điểm, thẩm định giá, hình thức đấu giá, việc xử lý các cuộc đấu giá có dấu hiệu bất thường, có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn các trường hợp trúng đấu giá nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các cam kết…
Nhiều vấn đề “nóng”, bức xúc từ thực tiễn đã được nêu ra, các giải pháp cũng được gợi mở, khẳng định, cam kết. Điều quan trọng hơn, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hoạt động chất vấn lần này sẽ được ban hành, làm cơ sở để tổ chức thực hiện và giám sát theo quy định. Và như khẳng định của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đây là một trong những đổi mới căn cơ trong hoạt động chất vấn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tiền đề quan trọng cho việc tiếp tục chủ động đổi mới trong hoạt động giám sát nói chung và hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn nói riêng, làm cho hoạt động giám sát thực sự trở thành một trong những công cụ kiểm soát quyền lực hiệu quả nhất./.
Theo VOV
-
Nâng cao hiệu quả thông tin dự báo, cảnh báo để vận hành hiệu quả và an toàn hồ chứa -
Tinh gọn bộ máy: Làm lợi cho nhân dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế -
Kỳ vọng chỉ đạo của Tổng Bí thư về tinh gọn bộ máy sẽ tạo đột phá -
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu từ cấp chi bộ đến Trung ương
- Đoàn kết, vững lòng tin vào Đảng, Chính phủ để vượt qua siêu bão Yagi
- Trí tuệ nhân tạo giúp tối ưu hoá sản xuất nông nghiệp
- Ứng dụng AI - Cơ hội phát triển nông nghiệp nhanh, bền vững
- Thiêng liêng hai tiếng Việt Nam
- Phát triển chuỗi giá trị hiệu quả, bền vững để nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản
- 'Có biểu hiện của lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong xây dựng văn bản pháp luật'
- Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Thương hiệu là niềm tin của người tiêu dùng
-
Bài 2: Phát huy vai trò của đội ngũ tuyên truyền viên pháp luậtTrong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở Sơn La, đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật là chủ thể quan trọng, là lực lượng nòng cốt góp phần đưa pháp luật vào đời sống của người dân.
-
Tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW: Điều chỉnh thời gian thực hiện một số nội dungHoàn thành dự thảo báo cáo tổng kết Nghị quyết 18, đề xuất đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
-
Hà Nội đưa tiêu chí an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hộiUBND Thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã đưa tiêu chí về an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
-
Cây dứa bén rễ trên vùng đất Vũ Quang(Tapchinongthonmoi.vn) - Sau khi trồng thử nghiệm trồng 5ha dứa đạt kết quả tốt trên đất Vũ Quang (Hà Tĩnh), chính quyền địa phương đang nỗ lực vận động người dân tiếp tục mở rộng quy mô cây trồng để vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa phát triển bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ.
-
Quảng Bình: Chung sức đưa xã Phúc Trạch đạt chuẩn nông thôn mớiSau thời gian đồng lòng nỗ lực vượt khó, xã Phúc Trạch (Bố Trạch – Quảng Bình) đã hoàn thành các tiêu chí vượt kế hoạch và được tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024. Lộ trình tiếp theo, Phúc Trạch quyết tâm về đích NTM nâng cao như đã hẹn.
-
Khai mạc Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024Tối 5/12, tại tỉnh Lâm Đồng, đã diễn ra Lễ khai mạc Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024, với chủ đề “Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu” tiếp tục khẳng định thương hiệu “Đà Lạt - thành phố Festival Hoa Việt Nam”, thành phố sáng tạo âm nhạc của UNESCO và top 5 thành phố Festival ấn tượng của châu Á.
-
Bắc Giang: Đường hoa, cây xanh tô điểm cho bức tranh nông thôn mới kiểu mẫu ở Tân YênMột trong những điểm nổi bật của quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang là việc triển khai các tuyến đường hoa, cây xanh tại các thôn. Hình mẫu này đang góp phần xây dựng hệ thống giao thông nông thôn xanh - sạch - đẹp, tân trang diện mạo thôn quê, tạo phong trào thi đua sâu rộng trong toàn dân.
-
Bình Thuận: Mở ra nhiều cơ hội kết nối giao thương để phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệpTrong năm 2024, Liên minh HTX Bình Thuận đã đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm trong nước thông qua các hoạt động kết nối giao thương, Hội thảo, Hội nghị xúc tiến đầu tư, Hội chợ triển lãm giới thiệu hàng hóa… Qua đó, mở ra cơ hội về thị trường tiêu thụ cho sản phẩm và đối tượng khách hàng tiềm năng cho các HTX trên địa bàn. Đồng thời, kí kết hợp tác với Hội Nông dân (HND) tỉnh Bình Thuận để phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp giai đoạn 2024 – 2030.
-
Lâm Đồng, tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình xã Nông thôn mới thông minh và thí điểm xã thương mại điện tửChương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM), hướng NTM thông minh giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chỉnh phủ được UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành tại Kế hoạch số 5306/KH-UBND ngày 19/6/2023 về triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023- 2025.
-
'Chốt' kế hoạch sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủSắp xếp tổ chức bộ máy gắn với giảm biên chế cán bộ, công chức, viên chức và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
4 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn -
5 Kỳ vọng chỉ đạo của Tổng Bí thư về tinh gọn bộ máy sẽ tạo đột phá