
Ngô đông Vĩnh Phúc “sung túc” nhờ phân bón Văn Điển
Cây ngô rất “phàm ăn”, nó không chỉ cần 3 yếu tố dinh dưỡng đa lượng mà còn cần magie, vôi, lưu huỳnh, silic cùng với các nguyên tố vi lượng bo, kẽm… Bón N-P-K cho ngô mà thiếu dinh dưỡng trung, vi lượng thì có thể ví như con người ta ăn cơm mà không có muối và khoáng chất vậy.

Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, ngô là cây trồng ưa ấm, cây ngô có thể được gieo trồng nhiều vụ trong năm (trừ mùa rét). Trong các loại cây vụ Đông ở tỉnh Vĩnh Phúc, khoai tây, ớt và hoa đang nổi lên bởi giá trị kinh tế cao. Cụ thể mỗi sào ớt (sào Bắc Bộ 360m2) có thể cho lãi 6 – 7 triệu đồng; mỗi sào khoai tây cho 2 – 3 triệu đồng, nhất là hoa có thể cho lãi tới 100 triệu đồng/sào. Mỗi sào ngô trừ chi phí thường chỉ có lãi dưới 1 triệu đồng, thấp nhất trong các loại cây vụ Đông. Thế nhưng nhiều năm qua, do đầu ra phong phú, diện tích ngô Đông vẫn luôn được duy trì và có xu hướng tăng trở lại.
Số liệu từ Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc cho thấy, nhiều năm gần đây cơ cấu, mục đích sản xuất ngô của Vĩnh Phúc đang ngày càng đa dạng, trong đó xu hướng tăng dần các giống ngô nếp, ngô ngọt phục vụ ăn tươi với khoảng 2.000ha, diện tích trồng ngô dày phục vụ chăn nuôi cũng đang mở rộng. Đặc biệt từ vụ Đông 2015, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có chính sách đột phá, đưa ngô biến đổi gen vào sản xuất mở rộng hướng thâm canh ngô năng suất cao.
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng thuộc trung du và miền núi phía Bắc. Vùng đồng bằng của tỉnh này có diện tích tự nhiên là 46.800ha, chủ yếu do phù sa các hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông Lô, sông Đáy bồi đắp nên. Diện tích vùng này khá rộng, gồm các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Bình Xuyên… Trong đó có khoảng trên 35.000ha dùng canh tác lúa nước (lúa vụ Mùa khoảng 28.000 – 30.000ha) và rau màu. Diện tích chuyên trồng màu có thể gieo trồng ngô Xuân, ngô Hè Thu không nhiều, song diện tích ngô đông (sau lúa mùa) ở Vĩnh Phúc rất lớn, nhiều năm đạt trên 65% diện tích đất 2 lúa.
Dưỡng chất nào cần có cho cây “phàm ăn” như ngô?
Ngô là cây trồng cho sinh khối lớn, có thể lấy hạt hoặc lấy thân, lá, bắp còn xanh chế biến thức ăn cho gia súc. Riêng năng suất hạt khô nếu thâm canh tốt vụ Đông có thể thu dược 5 – 6 tấn hạt/ha. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, để đạt năng suất 6 tấn/ha, cây ngô đã lấy đi từ đất 150kg đạm (N); 60kg lân (P2O5); 110kg kali (K2O); 16kg magie (MgO); 25kg vôi (CaO); 16kg silic (SiO2); 8kg lưu huỳnh (S); 0,8kg bo (B); 0,5kg mangan (Mn); 0,1kg kẽm (Zn)… Như vậy, cây ngô rất phàm ăn, không chỉ cần 3 yếu tố dinh dưỡng là đạm; lân; kali mà còn cần các nguyên tố dinh dưỡng là magie; vôi; lưu huỳnh, silic cùng với các nguyên tố vi lượng bo, kẽm.
Trong tất cả các nghiên cứu gần đây về thổ nhưỡng và cây trồng đều kết luận, khi cung cấp đầy đủ, cân đối tất cả các nguyên tố dinh dưỡng kịp thời thì ngô khoẻ, ít sâu bệnh gây hại, cho năng suất cao, chất lượng tốt.
Nhận xét về giá trị của phân bón Văn Điển với cây ngô, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh cho rằng, phân nung chảy văn Điển là phân bón đa dinh dưỡng, trong đó hàm lượng P2O5 15-19%, MgO 15-18%, SiO2 24-32%, CaO 28-34%, và nhiều chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo… với tồng chất dinh dưỡng dễ tiêu đạt trên 98%… Sản phẩm này không tan trong nước nên không bị thất thoát do rửa trôi, bay hơi hay bị chất khác giữ bám; chỉ tan trong môi trường acid yếu do rễ cây tiết ra, được cây ăn từ từ trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển. Được kết hợp từ đạm ure, kali Canada và một số dinh dưỡng vi lượng khác theo nhiều công thức, Công ty cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển đã sản xuất ra các sản phẩm phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển. Trong đó có đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây ngô mà các loại phân bón thông thường không có, giúp cây ngô sinh trưởng, phát triển tốt, vừa góp phần cải tạo và bồi dục đất, vừa tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và hạn hán, lại cho năng suất, chất lượng cao.

Một số loại phân bón lót cho ngô Đông Vĩnh Phúc
Đánh giá thực trạng sản xuất ở Vĩnh Phúc, các chuyên gia nông nghiệp cho rằng: Trong thời gian dài, nông dân chỉ chú trọng bón đạm, bón lân và kali, không bón vôi hoặc nếu có thì cũng không thường xuyên, chưa khi nào bón magie, silic và các nguyên tố vi lượng như bo, kẽm… Trong khi đó, cây ngô thì liên tục lấy đi những nguyên tố dinh dưỡng này để cấu tạo thân, lá, bắp, hạt tạo năng suất, dẫn đến đất mất cân bằng dinh dưỡng. Những loại phân bón đơn chất dinh dưỡng như urê, supe lân, kali… và những loại phân bón hỗn hợp NPK thông thường thiếu vôi, magie, silic, vi lượng… thường được nông dân sử dụng theo cảm tính, thậm chí nhiều nơi sử dụng đạm dư thừa, dẫn đến đất cạn kiệt các dinh dưỡng trung, vi lượng. Cây ngô yếu, sức đề kháng sâu bệnh giảm làm giảm năng suất, chất lượng nông sản. Thêm vào đó, do chăn nuôi nông hộ giảm rất mạnh nên Vĩnh Phúc ngày càng thiếu phân hữu cơ.
Để thâm canh ngô vụ Đông trên chân đất 2 vụ lúa đạt hiệu quả cao, bà con nông dân có thể sử dụng những dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển bao gồm:
Một số loại phân bón lót tốt cho ngô Đông:
Phân đa yếu tố NPK 10.7.3 có thành phần dinh dưỡng: N=10%, P2O5=7%; K2O=3%, các chất trung lượng: CaO=5%; MgO=2%; SiO2=7%; S=4%; có thêm các chất vi lượng B, Zn, Mn, Co, Cu, Fe… Tổng hàm lượng dinh dưỡng cây ngô sử dụng trên 38%.
Phân đa yếu tố NPK 5:10.3 có thành phần dinh dưỡng: N=5%, P2O5 =10%; K2O=3%, các chất trung lượng: CaO=15%; MgO=9%; SiO2=14, S=2% và các chất vi lượng B, Zn, Mn, Co, Cu, Fe… Tổng hàm lượng dinh dưỡng cây ngô sử dụng trên 58%.
Mức bón khoảng 20-25kg/ sào. Có thể bón theo hốc, theo hàng. Rải phân ĐYT NPK xong, nhà nông cần rải tiếp phân hữu cơ ủ mục rồi lấp đất kín phân, sau đó tra hạt và phủ hạt. Nếu trồng ngô bầu thì sau khi đặt bầu ngô, rải phân cạnh bầu rồi lấp đất kín bầu.
Một số loại phân chuyên bón thúc cho ngô Vĩnh Phúc:
Phân đa yếu tố NPK 13.3.10 có thành phần dinh dưỡng: N=13%, P2O5=3%; K2O=10%, vôi=2%; MgO=5%; SiO2=4%; S=7%; các chất vi lượng B, Zn, Mn, Co, Cu, Fe… Tổng hàm lượng dinh dưỡng cây ngô sử dụng trên 44%.
Phân đa yếu tố NPK 14:8:7 có thành phần dinh dưỡng: N=14%, P2O5=8%; K2O=7%, vôi=12%; MgO=6%; SiO2=9%; S=2%; các chất vi lượng B, Zn, Mn, Co, Cu, Fe… Tổng hàm lượng dinh dưỡng cây ngô sử dụng trên 58%.
Mức bón 30 – 35kg/sào, chia làm 3 đợt: Đợt 1 khi ngô có 5 – 6 lá bón 8 – 10kg; đợt 2 khi ngô 9 – 10 lá; bón 12 – 15kg; đợt 3 khi ngô bắt đầu xoáy nõn bón 8 – 10 kg/sào. (Riêng với ngô trồng dày lấy toàn bộ thân, lá, bắp non làm thức ăn cho bò, bò sữa … thì không cần bón thúc lần 3 khi ngô xoáy nõn loa kèn).

Một số lưu ý khi bón phân cho cây ngô
Bón phân xa gốc, xới nhẹ mép luống hoặc giữa hàng ngô rải đều phân, kết hợp vun đất lấp kín phân. Phân bón thúc tan nhanh cũng có thể hoà loãng phân với nước để tưới, đặc biệt giai đoạn cây có 4 – 5 lá. Phân bón lót chậm tan một chút, không rửa trôi giúp cho rễ đốt và rễ chân kiềng ăn sâu, cắm chắc chống đổ, ngã khi gặp giông lốc.
Trên đồng ruộng Vĩnh Phúc, những nơi nào bón đủ phân NPK chuyên dụng bón thúc và bón lót cho ngô thì không phải bón thêm vôi và phân hóa học nữa, cây ngô đều sinh trưởng phát triển tốt, tăng khả năng chịu hạn úng, chống rét, chống nóng, chống đổ, hạn chế sâu bệnh, có bộ lá khỏe và tốt bền, giai đoạn cuối bộ lá xanh bền đến khi thu hoạch nên bắp to mập, hạt xếp dày xít, múp đầu, màu sắc đẹp, khi xay xát đạt tỷ lệ bột cao cho năng suất cao, chất lượng tốt.
Thực tế khảo sát các ruộng trồng ngô vụ Đông của bà con nông dân các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương…, chúng tôi nhận thấy: Bà con nông dân ở những vùng này đã sử dụng phân đa yếu tố NPK Văn Điển nhiều vụ liên tục cho cây ngô Đông. Bón đủ lượng, khép kín từ phân lót, thúc cho cây ngô Đông bằng phân chuyên dùng đa yếu tố NPK Văn Điển là cùng một lúc đã cung cấp đầy đủ, cân đối 19 yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng mà các loại phân bón NPK thông thường không có được, giúp cây ngô sinh trưởng phát triển khỏe. Ngô được bón phân Văn Điển đủ và đúng chủng loại thì cây mập, ngọn nở, bẹ phiến lá dày, lớp biểu bì lá phủ lớp lông gai dày, tăng khả năng chống hạn và chống sâu bệnh, năng suất đều vượt trội so với sử dụng phân đơn, hoặc phân NPK thông thường từ 15 – 20%. Riêng ngô nếp, ngô dùng làm rau (lấy bắp ngô bao tử) thì chất lượng bắp tươi được người tiêu dùng ưa chuộng, đồng thời đất ngày càng được cải thiện, lấy lại sự cân bằng dinh dưỡng mà lâu nay đang bị thiếu hụt, giúp cho độ màu mỡ cải thiện tốt hơn.
Trọng Hòa – Nam Phong
-
An Giang, hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao
-
Dịch vụ môi trường rừng đã thu được gần 3.100 tỷ đồng
-
Đồng Nai tìm kiếm giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ từ công nghệ Nhật Bản
-
Sẽ có 12 ngày lấy nước đổ ải vụ Đông Xuân 2023-2024 ở Bắc bộ
- Việt Nam lỡ cơ hội lần thứ 4 để gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu
- Các giải pháp bảo vệ môi trường của trang trại chăn nuôi tham gia nông nghiệp tuần hoàn
- Đồng Nai: Tìm giải pháp đưa "Cơ giới hoá, tự động hoá vào sản xuất nông nghiệp
- Nông dân Đắk Nông kỳ vọng cà phê trúng mùa, trúng giá
- Việt Nam đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống
- TP. Hồ Chí Minh tìm giải pháp dài hạn cho nông nghiệp công nghệ cao
- Xuất khẩu rau quả đã vượt cả năm 2022
-
Liên kết sản xuất và tiêu thụ giúp nông sản rộng đường vào siêu thị(Tapchinongthonmoi.vn) - Với quy trình sản xuất rau an toàn cho hơn 40 chủng loại rau quả các loại theo tiêu chuẩn VietGAP thì Hợp tác xã (HTX) rau an toàn Tân Đông đã ký hợp đồng và bao tiêu sản phẩm cho tất cả các thành viên đến hệ thống phân phối như Sài Gòn CO.op mart, hệ thống Bách Hoá Xanh… giúp thành viên an tâm sản xuất và đồng hành cùng HTX phát triển.
-
Hoàn thành việc xây dựng Đề án Vị trí Việc làm trước ngày 31/3/2024Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành phối hợp với Bộ Nội vụ giải quyết những vướng mắc, tồn tại để hoàn thành việc xây dựng Đề án Vị trí Việc làm trước ngày 31/3/2024.
-
Kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩm(Tapchinongthonmoi.vn) - Để ngăn chặn triệt để, chấm dứt tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát tốt các loại dịch bệnh động vật, Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
-
Hiệu quả từ Dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị”(Tapchinongthonmoi.vn) Sau thời gian thực hiện dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị để giảm áp lực lên đa dạng sinh thái (ĐDSH) và chức năng hệ sinh thái rừng” tại 2 xã vùng đệm Tam Hợp, Tam Quang (huyện Tương Dương – Nghệ An) do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ, Hội Nông dân huyện Tương Dương là đơn vị chủ trì đã góp phần tạo sinh kế cho người dân đồng bào dân thiểu số, là yếu tố rất quan trọng để giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
-
Bạc Liêu chủ động ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặnChiều ngày 6/12 tại tỉnh Bạc Liêu, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu hạn hán, xâm nhập mặn vụ mùa 2023 - 2024.
-
Thủ tướng: 5 đặc điểm nổi bật tạo tiềm năng, cơ hội, lợi thế rất đặc biệt của Đồng bằng sông HồngThủ tướng yêu cầu nội dung Quy hoạch Đồng bằng sông Hồng cần làm rõ thêm 5 đặc điểm nổi bật tạo nên tiềm năng rất khác biệt, cơ hội rất nổi trội, lợi thế cạnh tranh rất rõ của vùng; đồng thời gợi ý nhiều định hướng vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính cụ thể trong xây dựng Quy hoạch vùng, trong đó nhấn mạnh liên kết vùng là một trong những đột phá, động lực tăng trưởng mới.
-
Khi nông dân làm thầy giáo dạy cách làm giàu(Tapchinongthonmoi.vn) - Mô hình “Nông dân dạy nông dân” đang phát huy hiệu quả, tạo bước chuyển biến rõ nét ở khu vực kinh tế nông thôn. Những thầy giáo không “bằng cấp” này không có giáo án bài giảng mà chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tế trong chăn nuôi, trồng trọt của mình để truyền đạt kiến thức cho các nông dân khác để cùng nhau vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế.
-
Ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩmThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
-
Những điểm mới của Luật Căn cước(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 27/11/2023, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2024. So với Luật Căn cước công dân, Luật Căn cước có điểm gì mới? Tiến sĩ luật Trần Thị Thu Hà (giảng viên trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh) đã có những giải đáp xung quanh vấn đề này.
-
'Cải cách việc cấp giấy chuyển tuyến có hạn 1 năm cho một số bệnh'Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, Bộ sẽ tiếp tục mở rộng danh mục và thời gian cấp phát thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) cho tuyến xã cho một số bệnh mãn tính; cải tiến quy trình cấp giấy chuyển tuyến có thời hạn 1 năm cho một số bệnh mãn tính…
-
1 "Các bước phát triển của TH Group tại Kaluga là kinh nghiệm quý báu trong quan hệ hợp tác Nga - Việt"
-
2 Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
-
3 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tốt nhất Việt Nam 2023: Bò sữa có cả thực đơn ăn kiêng, sắp sinh, sau sinh,…
-
4 Thanh Hóa: Xưởng chế biến dăm gỗ hoạt động không phép, nhiều sai phạm sao vẫn tồn tại
-
5 Bộ trưởng Nông nghiệp Kaluga (Nga) thăm trang trại TH true MILK: "Chúng tôi nể phục và tiếp thu được nhiều bài học có giá trị"