Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Người dân Hội An đồng thuận cao với việc kiểm soát vé tham quan phố cổ

07:54 12/05/2023 GMT+7
Phương án kiểm soát vé tham quan phố cổ Hội An hiện được thực hiện cụ thể với mức thu 80.000 đồng/người đối với khách trong nước và 120.000 đồng/người đối với khách nước ngoài.
Một góc phố cổ  Hội An. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Chiều 11/5, Ủy ban Nhân dân thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) tổ chức họp báo thông tin chính thức về phương án kiểm soát vé tham quan phố cổ và mở rộng phố dành cho người đi bộ, xe không động cơ từ ngày 15/5.

Phương án kiểm soát vé tham quan phố cổ được thực hiện cụ thể với mức thu 80.000 đồng/người đối với khách trong nước và 120.000 đồng/người đối với khách nước ngoài khi vào tham quan Khu phố cổ Hội An. Đây là giá vé đã được thực hiện từ năm 2012 đến nay.

Mục đích là bảo tồn, không phải "tận thu"

Những người không phải mua vé gồm: Người dân thành phố khi ra vào phố cổ, người đến Hội An để làm việc, buôn bán kinh doanh hoặc người vào chỉ để tham gia các hoạt động ẩm thực trong khu vực phố cổ.

Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hội An Nguyễn Văn Sơn, việc tổ chức bán vé tham quan di sản của thành phố đã thực hiện từ năm 1995 tới nay theo nhiều văn bản quy phạm khác nhau.

Giai đoạn đó, thành phố thực hiện theo Pháp lệnh 14 (Pháp lệnh số 14/LCT/HĐNN7 của Hội đồng Nhà nước: Pháp lệnh Bảo vệ và Sử dụng Di tích Lịch sử, Văn hóa và danh lam thắng cảnh). Hiện nay, địa phương thực hiện theo tinh thần của Luật Di sản, Luật Du lịch cũng như Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh về mức thu.

Chủ tịch Nguyễn Văn Sơn nêu rõ: Việc kiểm soát vé vào tham quan phố cổ không phải tận thu. Vấn đề chính là hiện nay phố cổ Hội An đã quá chật hẹp. Phố cổ Hội An rộng gần 1 km2 trên tổng số 64 km2 của thành phố.

Có những thời điểm, khu phố cổ rất đông du khách, trong đó, nhiều khách không mua vé tham quan đã khiến di tích đang xuất hiện dấu hiệu quá tải về hạ tầng, khả năng phục vụ. Vì vậy, việc đề ra chủ trương kiểm soát vé tham quan  phố cổ là xuất phát từ mục đích bảo tồn.

Theo ông Sơn, để thực hiện đề án này, thành phố Hội An đã lấy ý kiến của nhân dân trong khu phố cổ vì họ là chủ nhân của di sản. Người dân trong khu phố cổ đã đồng thuận cao với phương án này.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hội An  nhấn mạnh việc tổ chức bán vé nhằm đảm bảo công bằng cho người mua vé và người không mua vé khi vào tham quan phố cổ cũng như tạo sự công bằng giữa doanh nghiệp làm ăn chân chính và doanh nghiệp cố tình đưa khách tham quan chui. Vị Chủ tịch cũng cam kết rằng: "Việc kiểm soát vé vào tham quan phố cổ sẽ hết sức mềm dẻo, linh hoạt, giữ gìn hình ảnh Hội An thành phố thân thiện, mến khách."

Mở rộng không gian phục vụ

Bên cạnh đó, thành phố mở rộng không gian đi bộ ra tuyến phố Phan Chu Trinh, tăng thêm các sản phẩm trong khu phố để phục vụ du khách.

Theo đó, giai đoạn 1, từ ngày 15/5/2023, thời gian hoạt động từ 17h30 đến 21h30 mùa Hè và đến 21h mùa Đông, vào các ngày trong tuần. Không gian hoạt động: Từ ngã tư đường Nguyễn Huệ-Phan Châu Trinh đến ngã ba đường Cao Hồng Lãnh-Phan Châu Trinh.

Giai đoạn 2 dự kiến thực hiện từ ngày 1/1/2024, thời gian hoạt động từ 15h đến 21h30 mùa Hè và đến 21h mùa Đông, vào các ngày trong tuần. Không gian hoạt động: Từ ngã ba đường Hoàng Diệu-Phan Châu Trinh đến ngã ba đường Cao Hồng Lãnh-Phan Châu Trinh.

“Phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ” tại tuyến đường Phan Châu Trinh được kỳ vọng tạo thêm một không gian trải nghiệm văn hóa, du lịch, ẩm thực hấp dẫn, hạn chế lưu lượng xe cộ, khói bụi và tiếng ồn tại khu vực trung tâm./.

Theo Vietnam+

TỪ KHÓA #Du lịch
  • “Nông dân chính là tương lai của chúng ta”
    Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
  • Cách trồng chuối Laba cho năng suất cao
    Chuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
  • Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyện
    Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025.  Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
  • “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
  • Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP
    Tháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
  • Đổi mới trên quê hương Nho Quan
    ​​​​​​​Là một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".